Gấu trúc Ya Ya trở về Trung Quốc từ sở thú ở Mỹ trong tình trạng ‘gầy ốm’, hành trang là xác người bạn gấu trúc Le Le đã mất
Gấu trúc Ya Ya trở về nhà sau 20 năm sống tại sở thú Memphis (Mỹ).
Nhìn thấy video và hình ảnh của Ya Ya (Nha Nha) ở sở thú Memphis, phía Trung Quốc rất lo lắng khi khi cô gấu trúc này xuất hiện với bộ lông bẩn thỉu và cơ thể gầy gò. Tổ chức bảo vệ động vật và Tổ chức Tiếng nói của Gấu trúc đã kêu gọi đưa Yaya về nước “trước khi sức khỏe xấu đi”. Phía Trung Quốc cũng chĩa mũi nhọn đến sở thú Memphis đối với cái chết của gấu trúc Le Le (Lạc Lạc) vào tháng 2 vừa rồi.
Tuy nhiên, phía sở thú đã kịch liệt phủ nhận việc thiếu trách nhiệm cũng như ngược đãi hai con gấu trúc và đưa ra lời giải thích các vấn đề sức khỏe của Ya Ya. Nhưng vụ việc đã gây ra phản ứng dữ dội từ phía dư luận Trung Quốc, thậm chí còn dấy lên tranh cãi về cách Trung Quốc đã sử dụng gấu trúc như một công cụ ngoại giao trong nhiều thập kỷ.
Hugo Trương, một du học sinh Trung Quốc tại New York, cho biết anh rất lo lắng về sự an toàn của Ya Ya, vì vậy trong kỳ nghỉ năm mới, anh đã bay đến Memphis để thăm gấu trúc.
“Tình trạng sức khỏe của Ya Ya rất kém, hình như đang bị bệnh ngoài da nghiêm trọng”, Trương nói chia sẻ với tờ The New York Times. Chàng du học sinh cũng nói rằng những cây tre mà Ya Ya ăn dường như không đủ tươi.
Trung Quốc bắt đầu chiến dịch “Ngoại giao gấu trúc” từ năm 1972. Hiện tại có 18 quốc gia sở hữu gấu trúc được “mượn” từ Trung Quốc. Gấu trúc đi ngoại giao theo cặp (gồm 1 con đực và 1 con cái). Các nhà phân tích nói rằng Trung Quốc đã sử dụng chúng để xây dựng hình ảnh thân thiện và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Hôm 11/4 vừa qua, truyền thông Pháp và Trung Quốc đưa tin thời gian hai con gấu trúc Huanhuan (Hoan Hoan) và Yuanzi (Viên Tử) sinh sống tại sở thú Beauval sẽ được gia hạn đến năm 2027.
Video đang HOT
Hình ảnh Ya Ya và Le Le đến Mỹ vào năm 2003.
Ya Ya bước sang tuổi 24 trong tháng này và sắp kết thúc “thời hạn 10 năm làm ngoại giao” lần thứ hai tại sở thú Memphis. Năm 2003, Ya Ya đến đây với Le Le. Hôm 11/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân cho biết một chuyên gia Trung Quốc và hai nhân viên tại sở thú Bắc Kinh đang làm việc với sở thú Memphis để chuẩn bị cho việc đưa “quốc bảo” trở về nước.
“Ngoại trừ các bệnh ngoài da gây rụng rông, tình trạng tổng thể của Yaya tương đối ổn định. Phía Trung Quốc hiện đã sẵn sàng đón gấu trúc về nước”, Uông Văn Bân nói.
Rebecca Winchester, phát ngôn viên của sở thú Memphis, cho biết sở thú luôn cung cấp dữ liệu sức khỏe cho phía Trung Quốc. Cô nói rằng bệnh di truyền của gấu trúc Ya Ya ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm cho lông của nó trở nên trông xấu xí hơn, cân nặng hiện tại là 86kg, khá là gầy hơn so với bình thường.
Hình ảnh Ya Ya đi loanh quanh hàng rào là một chi tiết khác thu hút sự chú ý của truyền thông, Winchester nói, vào thời điểm đó có thể là Ya Ya bị ảnh hưởng bởi hormone của thời kỳ động dục, và gấu trúc cái trải qua giai đoạn kích thích này mỗi năm một lần.
Winchester nói khi được hỏi về những lời chỉ trích: “Đầu tiên, thật khó để kiểm soát những luồng ý kiến về vấn đề của Ya Ya. Sự khác biệt ngôn ngữ và không thể tiếp cận sở thú Memphis để tận mắt chứng kiến là hạn chế rất lớn”.
Năm ngoái, Hiệp hội Sở thú Trung Quốc đã công bố một báo cáo về những lo ngại trên truyền thông, nói rằng khi Ya Ya đến sở thú Memphis, các chuyên gia nghi ngờ rằng nó có bọ ve, mẹ của nó cũng bị bệnh da do bọ ve, vì vậy Ya Ya đã được điều trị.
Vào tháng 12/2022, sở thú Memphis và Hiệp hội Sở thú Trung Quốc thông báo rằng Ya Ya và Le Le sẽ trở về nước vào mùa xuân. Nhưng Le Le qua đời hai tháng sau đó ở tuổi 24. Một thông cáo khác thể hiện Le Le đã chết vì vấn đề tim mạch (Tuổi thọ của gấu trúc hoang dã là 15 đến 20 năm, trong khi gấu trúc nuôi nhốt thường khoảng 30 năm).
Trước đó, Le Le dự kiến được đưa trở về Trung Quốc sau khi kết thúc hợp đồng cho mượn 20 năm. Sau khi Le Le qua đời, Hiệp hội Sở thú Trung Quốc cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng để Ya Ya trở về nhà. Dư luận Trung Quốc thể hiện sự vui mừng vì Ya Ya có thể quay về nơi nó được sinh ra.
Chiếc máy bay hộ tống Ya Ya trở về Trung Quốc.
Theo đoạn video quay lại sở thủ Memphis chuẩn bị cho Ya Ya lên máy bay về nước, hành trang bao gồm: Một khoang oxy dành cho Ya Ya, một khoang cho người hộ tống cùng Ya Ya và một khoang là “chiếc tủ lạnh” cấp đông cơ thể của Le Le. Sở thú Bắc Kinh đã tổ chức một buổi lễ chào mừng cho Ya Ya khi về đến quê hương.
Gấu trúc khổng lồ có thể sinh sống được trên cao nguyên không?
Gấu trúc khổng lồ là một loài gấu nguồn gốc tại Trung Quốc. Nó dễ dàng được nhận ra bởi các mảnh màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi nó.
Tre là một loại thực phẩm có tỷ lệ hấp thụ calo với gấu trúc thấp hơn nhiều so với thịt. Điều này đã khiến gấu trúc khổng lồ phải ăn rất nhiều thức ăn để duy trì năng lượng cần thiết cho sự sống, vì vậy gấu trúc khổng lồ dành nhiều thời gian cho việc ăn uống mỗi ngày.
Đồng thời, chúng sẽ giảm thiểu tối đa các hoạt động không cần thiết, vì vậy gấu trúc khổng lồ đã trở nên rất lười vận động, chúng ăn, ngủ hoặc chơi mỗi ngày, và phạm vi hoạt động của chúng rất hạn chế.
Sông Shaliu ở Thanh Hải cách xa Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Cam Nam, việc gấu trúc khổng lồ hoang dã lang thang ở đó đơn giản là không thực tế.
Thanh Hải không có gấu trúc khổng lồ từ thời cổ đại
Chưa nói đến việc ngày nay Thanh Hải không có gấu trúc khổng lồ, ngay cả dữ liệu hóa thạch được khai quật cũng cho thấy trong lịch sử không có gấu trúc khổng lồ ở Thanh Hải. Gấu trúc khổng lồ được mệnh danh là "hóa thạch sống" của giới động vật, chúng đã tồn tại trên Trái Đất khoảng 8 triệu năm.
Tổ tiên lâu đời nhất được biết đến của gấu trúc khổng lồ là một loài động vật nhỏ được tiến hóa từ một loài giống gấu sống vào cuối thế Miocene.
Ngoại hình của con gấu trúc đầu tiên rất khác so với gấu trúc khổng lồ hiện đại và cơ thể của nó chỉ tương đương với một con cáo béo. Những con gấu trúc đầu tiên là loài ăn thịt, chủ yếu là ăn một số động vật nhỏ trên Trái Đất vào thời điểm đó.
Quá trình tiến hóa của gấu trúc khổng lồ đại khái đã trải qua bốn giai đoạn, đó là giai đoạn của gấu trúc đầu tiên, giai đoạn của loài gấu trúc khổng lồ nhỏ, giai đoạn của gấu trúc khổng lồ Papian và giai đoạn của loài gấu trúc khổng lồ hiện đại.
Vào đầu thế Pleistocen, loài gấu trúc khổng lồ nhỏ đã tiến hóa và vào thời điểm này, chúng đã chuyển sang dựa vào tre làm thức ăn chính. Các loài gấu trúc khổng lồ nhỏ có bề ngoài gần giống với gấu trúc khổng lồ hiện đại, nhưng kích thước nhỏ hơn.
Vào giữa và cuối kỷ Pleistocen, gấu trúc khổng lồ Papian xuất hiện, kích thước cơ thể lớn hơn gấu trúc khổng lồ hiện đại khoảng 12%, đây cũng là giai đoạn mà họ gấu trúc khổng lồ đạt đến thời kỳ hoàng kim.
Trong suốt thời kỳ Pleistocene, môi trường sống của gấu trúc khổng lồ được phân bố rộng rãi, bao phủ hầu hết các khu vực phía đông và phía nam của Trung Quốc, thậm chí đã từng mở rộng sang Myanmar và Việt Nam. Mặc dù gấu trúc khổng lồ đang ở thời kỳ hoàng kim nhưng phạm vi phân bố của nó không chạm đến tỉnh Thanh Hải.
Có nhiều ý kiến cho rằng quá trình tiến hóa của gấu trúc khổng lồ đến giai đoạn gấu trúc khổng lồ hiện đại là dấu chấm hết cho quá trình tiến hóa của loài, nếu không có sự bảo vệ then chốt của con người thì có lẽ chúng đã biến mất khỏi Trái Đất.
Bất kể từ góc độ phân bố cổ xưa và hiện đại hay tập quán và thói quen kiếm ăn của chúng, chúng ta vẫn có thể khẳng định được rằng không thể có gấu trúc khổng lồ hoang dã ở cao nguyên Thanh Hải.
Clip: Màn 'tắm táp' siêu dễ thương của gấu trúc Khi được tắm táp trong hồ nước, con gấu trúc đã có khá nhiều hành động vô cùng dễ thương.Sau đó, nó lim dim chìm vào giấc ngủ. Mới đây, tờ iPanda - một trang web chuyên chia sẻ các video về gấu trúc vừa cho đăng tải một đoạn clip quay cảnh chú gấu trúc đang tỏ ra cực kỳ vui vẻ...