Gạt “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump, ông Biden quyết đưa “Nước Mỹ trở lại”
Ông Biden và nội các trong nhiệm kỳ tới sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong mục mục tiêu đưa “Nước Mỹ trở lại” sau khi gạt bỏ chiến lược “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump.
Ông Joe Biden công bố các nhân vật được đề cử cho các vị trí quan trọng trong chính quyền tương lai. (Ảnh: Reuters)
Khi công bố các ứng viên nội các cho chính quyền tương lai, ông Joe Biden đã tuyên bố sẽ đưa “Nước Mỹ trở lại” vai trò lãnh đạo trên trường quốc tế, đối lập với chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump.
Nhưng đội ngũ mà ông Biden lựa chọn cho các vị trí quan trọng trong chính quyền tương lai chắc chắn sẽ sớm phải đối mặt với núi thách thức khi tình hình thế giới đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với cách đây 4 năm.
Chương trình hạt nhân Triều Tiên dường như đã có tiến triển bất chấp những bức thư với lời lẽ “có cánh” của lãnh đạo hai bên. Việc ông Trump vội vã rút quân khỏi Iraq và Afghanistan khi chính quyền sở tại vẫn trong quá trình hòa đàm với Taliban sẽ khiến người kế nhiệm khó xoay xở hơn. Không tổng thống Mỹ nào muốn rơi vào tình thế phải đưa quân trở lại Afghanistan.
Đó là chưa kể đến các lệnh trừng phạt mới áp đặt lên Iran có thể khiến quan hệ giữa Washington và Tehran căng thẳng hơn và khiến chính quyền của ông Biden sẽ khó khăn hơn khi theo đuổi mục tiêu đưa Mỹ tham gia trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Mặc dù ông Biden phát tín hiệu sẽ khôi phục thỏa thuận nhưng đến nay Iran phát đi những thông điệp trái ngược. Ngoài ra, việc Mỹ liệt nhóm Houthi ở Yemen vào danh sách khủng bố có thể đe dọa đến bất kỳ nỗ lực nào của Washington nhằm giúp chấm dứt xung đột ở quốc gia Trung Đông này.
Một thách thức không nhỏ nữa là kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, ngăn các hành động bành trướng của Bắc Kinh ở các vùng biển trong khu vực như Biển Đông, biển Hoa Đông, nhưng không để ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế giữa hai cường quốc.
Video đang HOT
Đại dịch Covid-19 cũng có xu hướng diễn biến phức tạp hơn. Kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát, Mỹ đã ghi nhận hơn 268.000 người chết và hơn 13,1 triệu ca mắc Covid-19. Mỹ hiện vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới.
Trong bối cảnh đó, những nhân vật được ông Biden lựa chọn cho các vị trí quan trọng về an ninh quốc gia và đối ngoại cho thấy mong muốn của ông là lập lại trật tự và coi trọng năng lực, kinh nghiệm. Antony Blinken, người được lựa chọn cho chức ngoại trưởng, là một nhân vật quen thuộc với nhiều lãnh đạo quốc tế do từng phục vụ trong chính quyền cựu tổng thống Barack Obama ở cương vị thứ trưởng ngoại giao và phó cố vấn an ninh quốc gia. Ông Blinken có thời gian làm việc gần 20 năm với ông Biden. Ông Blinken được cho là sẽ khẳng định lại cam kết với các đồng minh lâu năm của Mỹ rằng Washington lấy lại vị thế để kiềm chế các mối đe dọa.
Ông Biden cũng lựa chọn bà Avril Haines cho vị trí giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia, ông Jake Sullivan cho chức cố vấn an ninh quốc gia, bà Linda Thomas-Greenfield cho chức đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, ông Alejandro Mayorkas cho chức bộ trưởng an ninh nội địa. Chức bộ trưởng quốc phòng có thể sẽ được gửi gắm cho bà Michele Flournoy, một cựu quan chức Lầu Năm Góc dưới thời ông Obama, hoặc một nhân vật kỳ cựu khác trong chính quyền ông Obama là Jeh Johnson. Cho dù ai được lựa chọn thì một điều chắc chắn rằng họ sẽ phải đối mặt với thách thức lớn phía trước để thực hiện cam kết “Đưa nước Mỹ trở lại” như cam kết mà ông Biden đưa ra.
Ông Biden nói về khả năng điều tra hình sự ông Trump khi vừa nhậm chức
Ông Biden tiết lộ đã không nói chuyện trực tiếp với ông Trump kể từ khi bầu cử.
Ông Biden trả lời phỏng vấn với hãng NBC News hôm 24/11. Ảnh: NBC
Trong buổi phỏng vấn với NBC Nightly News tại thành phố Wilmington, bang Delaware, Mỹ hôm 24/11 (giờ địa phương), ông Biden đã chia sẻ về thông tin cho rằng khi nhậm chức ông sẽ điều tra hình sự ông Trump.
"Một số thành viên đảng Dân chủ muốn thực hiện các cuộc điều tra hình sự với ông Trump sau khi mãn nhiệm. Ông có ủng hộ điều này?", Lester Holt, MC của chương trình NBC Nightly News, đặt câu hỏi với ông Biden.
"Tôi sẽ không lặp lại những gì ông Trump đã làm và sử dụng Bộ Tư pháp Mỹ như một phương tiện để khẳng định rằng điều gì đó sắp xảy ra.
Có một số cuộc điều tra về vấn đề này mà tôi đọc được ở cấp độ bang. Nhưng chẳng có gì để tôi có thể hay không thể can thiệp vào vấn đề đó", ông Biden trả lời. Trong chia sẻ của mình, Tổng thống đắc cử còn tiết lộ đã không nói chuyện trực tiếp với ông Trump kể từ khi bầu cử diễn ra.
Một ngày sau khi Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) của chính phủ Mỹ công bố bức thư xác nhận quá trình chuyển giao quyền lực, ông Biden mô tả những nỗ lực của chính quyền ông Trump cho quá trình chuyển giao là "chân thành".
"Ngay lập tức, chúng tôi đã được quyền tiếp cận các nguồn liên quan tới an ninh quốc gia và nhiều lĩnh vực khác. Và họ cũng cho phép tôi được nhận bản tóm tắt hàng ngày của Tổng thống... vì vậy tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không bị tụt lại quá xa như đã nghĩ", ông Biden nói.
"Và tôi phải nói rằng việc để tôi tiếp cận các nguồn tin mật là chân thành, không có sự miễn cưỡng và tôi cũng không mong là có sự miễn cưỡng ở đây", ông Biden nói thêm.
Đảng viên đảng Dân chủ cũng nhấn mạnh chính quyền của ông sẽ không phải là "chính quyền Obama nhiệm kỳ 3" vì thế giới đã thay đổi rất nhiều trong thời gian ông Trump làm tổng thống.
"Đây không phải là chính quyền Obama nhiệm kỳ 3 vì chúng ta phải đối mặt với một thế giới hoàn toàn khác so với thời của ông Barack Obama. Tổng thống Trump đã thay đổi cục diện, từ nước Mỹ là trên hết trở thành nước Mỹ đơn độc", ông Biden tuyên bố.
Tổng thống đắc cử của nước Mỹ cho biết đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới sau cuộc bầu cử, mô tả rằng họ "chúc mừng và phấn khích" với chính quyền của ông.
"Nước Mỹ đã trở lại. Chúng ta lại dẫn đầu một lần nữa. Tôi đã nói chuyện với hơn 20 lãnh đạo thế giới. Tất cả đều vui mừng và thậm chí là phấn kích. Nước Mỹ sẽ khẳng định lại vai trò của mình trên thế giới và nắm vai trò xây dựng liên minh", ông Biden nói.
Ông Biden ưu tiên theo đuổi lộ trình công nhận quyền công dân và vấn đề biến đổi khí hậu trong 100 ngày đầu sau khi nhậm chức. Ảnh: AP
Khi được hỏi những ưu tiên của ông sau khi nhậm chức vào tháng 1/2021 là gì, ông Biden tuyên bố sẽ theo đuổi lộ trình công nhận quyền công dân cho những người nhập cư trái phép.
"Tôi cam kết trong 100 ngày đầu tiên sẽ gửi một dự thảo luật nhập cư lên Thượng viện Mỹ với lộ trình để công nhận quyền công dân cho hơn 11 triệu người không có giấy tờ ở Mỹ", ông Biden nói.
Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Thượng viện và có thể ngăn chặn nỗ lực của ông Biden. Mọi chuyện chỉ suôn sẻ trừ khi đảng Dân chủ giành thêm 2 ghế tại bang Georgia trong cuộc tranh cử vào tháng 1/2021.
Ông Biden cho biết biến đổi khí hậu cũng là vấn đề nằm trong danh sách ưu tiên của ông trong 100 ngày đầu tiên sau khi nhậm chức. Tổng thống đắc cử có kế hoạch đảo ngược các lệnh hành pháp "tác động đáng kể đến việc làm cho khí hậu tồi tệ hơn".
Trước đó, ông Biden cho biết các nhân viên của mình đang trao đổi với tiến sĩ Anthony Fauci, người chịu trách nhiệm đối phó Covid-19, về đại dịch sau khi quá trình chuyển giao quyền lực bắt đầu.
Quá trình chuyển giao đang chuyển từ trạng thái chờ đợi sang trạng thái di chuyển với tốc độ chóng mặt khi các quan chức nỗ lực làm việc để bù lại khoảng thời gian đã mất. Đã 17 ngày kể từ khi ông Biden được các hãng thông tấn lớn "xướng tên" vào ngày 7/11. Chỉ còn 57 ngày nữa là tới Lễ nhậm chức.
Nhóm chuyển giao của ông Biden đã liên lạc với mọi bộ phận của chính phủ liên bang trong 24 giờ qua và gửi lời cảm ơn tới giám đốc GSA về việc xác nhận quá trình chuyển giao quyền lực. Không có quyết định này, đội ngũ của ông Biden không được tiếp cận với 6,3 triệu đô la Mỹ cho quá trình chuyển giao.
Ông Biden sẽ khôi phục một loạt chính sách ngay ngày đầu tiên ở Nhà Trắng Tổng thống đắc cử Joe Biden được cho là sẽ công bố một loạt các sắc lệnh hành pháp và các thúc đẩy lập pháp khác vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, trong đó có nhiều thứ đối nghịch với người tiền nhiệm Donald Trump. Ông Biden phát biểu mừng chiến thắng ở Wilmington, Delaware, ngày 7-11-2020 Theo tiết lộ...