Gặp thủ khoa tốt nghiệp cao điểm nhất cả nước
Nói về bí quyết học tập, thủ khoa tốt nghiệp 39,5 điểm Bùi Thị Cẩm Thùy (lớp 12A1 Trường THPT Nguyễn Quang Diêu, TX Tân Châu, An Giang) cho biết, giờ học trên lớp và ở nhà đều quan trọng. Được biết, suốt 12 năm học qua, Thùy chưa hề đi học thêm buổi nào.
Tính đến thời điểm hiện tại, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 em Bùi Thị Cẩm Thùy (HS lớp 12A1 Trường THPT Nguyễn Quang Diêu, TX Tân Châu, An Giang) là một trong 3 thí sinh có số điểm cao nhất cả nước.
Ý thức tự học từ nhỏ
Trong niềm vui khó tả khi cô con gái đầu lòng đỗ tốt nghiệp với số điểm cao gần tuyệt đối 39,5 điểm, anh Bùi Hữu Đức – cha em Cẩm Thùy không giấu được cảm xúc: “Cháu nó đỗ tốt nghiệp với số điểm cao như thế là niềm vui chung của gia đình, nhà trường và địa phương. Niềm vui đó đáng được khích lệ, tuy nhiên nhiệm vụ của cháu sắp tới là kỳ thi ĐH sắp tới, do đó gia đình tạo mọi điều kiện để cháu tập trung ôn tập cho kỳ thì ĐH sắp tới với một tâm trạng thoải mái nhất.”
Nói về ý thức học tập của Cẩm Thùy, anh Đức cho biết, bản thân anh đang làm việc trong ngành giáo dục, vợ anh với nghề thợ may, hai vợ chồng anh không có thời gian nhiều cho việc nhắc nhở con gái học tập. Ngay từ lúc học mẫu giáo, em Thùy được sự dạy bảo cận kẽ của các cô, từ đó em có ý thức tự học từ rất sớm, bố mẹ ít khi phải nhắc nhở việc học hành của em.
Ngay từ nhỏ Cẩm Thùy đã có ý thức tự học là chính, suốt 12 năm học qua, Cẩm Thùy chưa hề đi học thêm buổi nào. (Trong ảnh: Cẩm Thùy đeo kính).
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong việc giáo dục, nuôi dưỡng con trong gia đình, anh Đức chia sẻ: “Cũng vì thấy cháu có ý thức học tập rất cao nên tôi không có dịp nhắc nhở cháu về việc này. Vợ chồng tôi chỉ quan tâm nhiều đến trạng thái cảm xúc của cháu, nhất là khi cháu về nhà với tâm trạng không vui, hai vợ chồng thay nhau tìm hiểu, chuyện trò, giải bày cho cháu hiểu, thông suốt để không ảnh hưởng đến việc học của cháu. Ngoài ra, gia đình tôi cũng chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng cho cháu vì nếu sức khỏe không tốt cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu kiến thức”.
Anh Đức cũng cho biết thêm, từ lớp 1 đến lớp 12 và nhất là những cuộc thi em Thùy tham gia, kể cả kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi, gia đình không hề đặt ra mục tiêu thứ hạng cho em Thùy cần phải đạt được. Vì theo anh Đức quan niệm, việc học của học sinh chính là kiến thức các em lĩnh hội được và vận dụng nó vào cuộc sống. Còn thứ hạng cũng cần thiết nhưng chỉ mang tính chất khích lệ, giúp các em hăng hái hơn trong việc học tập.
Chia sẻ với PV Dân trí xung quanh niềm vui Cẩm Thùy trở thành một trong ba thủ khoa cao điểm nhất cả nước trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, anh Bùi Hữu Đức chia sẻ: “Hay tin cháu đỗ điểm cao như vậy, gia đình vui lắm nhưng tôi cố gắng kìm chế niềm vui đó để cháu thư thái, tập trung ôn luyện cho kỳ thi ĐH sắp tới. Vì nhiều khi mình thể hiện vui quá, khen tặng cháu nhiều… đôi khi tạo thêm áp lực cho cháu về thành tích trong thi cử là không nên nhất là trong lúc này.”
Bảng thành tích đáng nể
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, tính đến nay Cẩm Thùy có bảng thành tích đáng nể, như cấp 1 đạt giải Nhất ở cuộc thi “vở sạch chữ đẹp” cấp tỉnh; lớp 9 đạt giải Nhất cuộc thi thực hành môn Hóa cấp huyện; thủ khoa khi thi vào lớp 10; Năm lớp 12 đạt danh hiệu học sinh giỏi nhất khối và nhận bằng khen danh dự toàn trường – dành tặng các học sinh giỏi toàn diện của trường. Và thành tích mới nhất mà Cẩm Thùy vừa đạt được là trở thành thủ khoa tốt nghiệp 2014 khi đạt 39,5 điểm/4 môn thi.
Dù thành tích nổi bật như thế nhưng khi PV trao đổi với gia đình em Cẩm Thùy mới biết, trong suốt 12 năm học qua, Thùy chưa hề đi học thêm buổi nào. Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Thùy nói: “Giờ học trên lớp và ở nhà đều quan trọng, như giờ học trên lớp là lúc thầy cô truyền đạt những kiến thức trọng tâm, hầu như những kiến thức mình chưa biết, do đó cần tập trung chú ý và thấy phần nào quan trọng cần ghi chép vào sổ tay. Còn khi về nhà, là lúc em thực hành, tập trung giải quyết bài tập dựa trên những kiến thức thầy cô truyền đạt. Khi hoàn thành phần này, em bắt đầu giải những bài tập nâng cao, tham khảo và giải thêm các đề trong sách tham khảo và trên internet để mình nhớ kiến thức lâu và chắc hơn.”
Hiện tại Cẩm Thùy đang tập trung ôn luyện tại trường để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh ĐH sắp tới.
Nói về thói quen ghi chép kiến thức vào sổ tay, Cẩm Thùy cười tươi cho biết: “Đây là thói quen em hình thành từ cấp 1 và trong việc học của em không thể nào thiếu được cuốn sổ tay này. Với em, cuốn sổ tay như “cánh cửa thần kỳ”, em ghi chép những kiến thức trọng tâm, nhưng công thức đáng nhớ và kể cả những tên bài văn hay, những tên sách quan trọng… mà thầy cô nhắc đến. Và khi nào cần thiết, mình chỉ mỗi việc tìm điều mình cần trong cuốn sổ tay nhỏ này, không phải lục tung cả chồng sách, mất nhiều thời gian!”.
Với kết quả kỳ thi tốt nghiệp, Cẩm Thùy cho biết, em bất ngờ với số điểm mình đạt được (3 môn Toán, Hóa và Sinh, Cẩm Thùy đều đạt 10 điểm, môn Văn đạt 9,5 điểm). Trước đó, trong suốt 12 năm qua khi Cẩm Thùy luôn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, giành nhiều giải thưởng học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Ấn tượng nhất là điểm trung bình các môn (cuối năm 12) Cẩm Thùy chọn trong kỳ thi tốt nghiệp đều cao “ngất ngưởng”, như Toán: 9,9, Hóa: 9,8, Sinh: 9,7 và môn Văn: 9,5.
Hiện tại Cẩm Thùy đang tập trung ôn tập với các bạn tại trường để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới. Trong kỳ thi ĐH năm nay, Thùy thi cả hai khối A và B. Ở khối A, Thùy đăng ký thi vào ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học ở TP Hồ Chí Minh. Khối B, Thùy chọn thi vào trường ĐH Y dược Cần Thơ. Thùy cho biết ngành Y là ngành em và gia đình yêu thích nhất.
Thầy Đỗ Minh Sang – Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Quang Diêu chia sẻ: “Niềm vui của gia đình em Cẩm Thùy trong lúc này cũng là niềm vui, niềm vinh dự cho nhà trường. Em Cẩm Thùy vừa là một Bí thư chi đoàn năng nổ vừa là một lớp trưởng gương mẫu, nhiệt tâm thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong việc học tập. Vì thế ở cương vị nào Cẩm Thùy luôn hoàn thành nhiệm vụ, Thùy xứng đáng là một tấm gương để các học sinh lớp sau của nhà trường noi theo.”
Theo Dân trí
Cuốn nhật ký
Năm đó, tôi 14 tuôi, học lớp 7. Dành dụm tiền, tôi mua được một cuốn sổ be bé, dạng sổ tay. Tôi cất kỹ nó trong ngăn tủ, bên dưới nhiều món đồ khác, bởi vì không muốn ai tìm được. Tập tành bắt chước như trong mấy quyển sách, tôi cũng viết nhật ký.
ảnh minh họa
Mọi tâm tư thầm kín của một đứa trẻ ở độ tuổi dở dở ương ương được tôi trút vào từng trang viết. Tôi bày tỏ nỗi hậm hực về thằng em trai hay "ba gai" bắt nạt chị. Tôi ước ao mẹ ít la mắng mấy chị em, có thể tết tóc cho tôi, ôm ấp, nhỏ nhẹ... Tôi cũng viết vào đấy những suy nghĩ non nớt, khờ khạo về cảnh nhà nhiều buồn ít vui của mình. Vốn là một đứa con gái đa cảm, hay quan trọng hóa vấn đề, dễ tủi thân, ít bạn bè, tôi coi cuốn nhật ký như nơi chốn cực kỳ an toàn và tin cậy để chia sẻ. Thời điểm đó, lớp tôi có thầy T. là chủ nhiệm. Thầy chưa lập gia đình, rắn rỏi nhưng nhẹ nhàng so với những người lớn xung quanh mà tôi từng biết. Tôi đã không tiếc những lời ngọt ngào thương nhớ trong tưởng tượng của mình dành cho thầy.
Tai họa đổ xuống đầu tôi vào cuối một buổi chiều, tôi đi học về, cảnh nhà im lìm. Mẹ như chỉ chờ tôi về tới để nổi cơn thịnh nộ. Cuốn nhật ký đã bị mẹ tịch thu, không còn chút tăm tích. Từng câu, từng chữ, từng lời trong đó được mẹ tôi mang ra chì chiết, miệt thị. Đối với tôi, có lẽ không còn ngôn từ nào khủng khiếp hơn. Mẹ không đánh đòn tôi, nhưng tôi sợ hãi và xấu hổ cùng cực. Hóa ra, bấy lâu tôi đã làm những chuyện xấu xa, tội lỗi, đáng nguyền rủa? Tôi là "đứa con gái chẳng ra gì, mới nứt mắt đã hư hỏng bỏ đi". Nuôi tôi thật uổng phí công sức. Cả buổi tối hôm ấy, tôi hoang mang và càng lúc càng tin rằng, tôi đã sai, sai thật rồi...
Ký ức tuổi thơ tôi hằn lên cái ngày hôm ấy, khi ba tôi đi làm về, tôi tiếp tục bị "đấu tố", trong nỗi khốn khổ và tủi hổ vô bờ. Ba chẳng thể làm gì để bênh vực đứa con gái tội nghiệp. Tôi không con nước mắt để khóc. Có lẽ vì vậy mà mẹ càng không sao chịu nổi "cái đứa con gái lì lợm, mất dạy" là tôi chăng?
Tôi mãi mãi không quên cái đêm dài đằng đẵng, khi mẹ tạm tha cho tôi đi ngủ, sáng mai tính tiếp. Đến tận bây giờ, tôi vẫn không hiểu, nhờ đâu mà tôi vượt qua được những khoảnh khắc như thế trong đời. Mẹ không hề giải thích, hay phân tích lỗi lầm tôi phạm phải, mà chỉ chăm chăm xỉ vả tôi chẳng tiếc lời. Mẹ vốn ít gần gũi con cái, hay la rầy, mỗi lần như vậy thường kéo dài cả buổi. Giá như mẹ phạt tôi nhiều roi, rồi đừng khơi nhớ lại cái câu chuyện ấy. Thế nhưng, mẹ làm như không còn có tôi tồn tại trong nhà. Mẹ nói chuyện "trống không" mỗi khi phải giao tiếp với tôi. Nếu như sau đó, tôi không vì chẻ củi bị đứt tay, máu chảy đầm đìa, và trong vô thức của một đứa trẻ, tôi đã kêu lên hai tiếng "mẹ ơi" đầy đau đớn thì chẳng biết sư viêc sẽ tiếp tục như thế nào nữa...
Câu chuyện ấy như một vết nhơ xấu xí hằn lên tuổi thơ vốn đã quá ít niềm vui của tôi. Tôi chẳng biết, vì ít được mẹ vỗ về âu yếm, cũng không dạy bảo mà toàn la mắng, vì cuộc sống quá khắc nghiệt buồn bực, hay đơn giản chỉ vì một lúc nóng giận nhất thời, mẹ đã làm cho tình cảm mẹ con giữa chúng tôi không sao bình thường lại được. Dù mãi đến sau này, tôi vẫn biết ơn sự nghiêm khắc của mẹ, nhờ đó mà tôi chăm chỉ học hành, mong tìm cho mình một lối thoát. Rồi tôi có công việc tốt, chồng con ổn định. Tôi đã có hai đứa trẻ kêu mình bằng mẹ. Tôi hiểu và biết thương mẹ hơn. Nhưng chỉ cần nghe đâu đó vang lên hai chữ "nhật ký", tôi lại giật mình, nơm nớp lo sợ, tủi hổ từ đâu len lén tràn về, chua xót vô cùng.
Theo VNE
Gã 'phi công trẻ' cuồng ghen Đúng ngày lễ tình nhân, Cường bóp cổ người tình đến lúc Huyền chỉ còn là cái xác không hồn y mới buông tay. Sau khi gây án, hung thủ dùng dao lam cắt tay và đâm vào bụng để tự tử. Trước vành móng ngựa TAND tỉnh Tây Ninh là một thanh niên trẻ, mặt mũi sáng sủa có cái tên rất...