Gặp ông Tâm sửa xe miễn phí giúp học trò được dân mạng nể phục
“Người như ông Tâm, xã hội này cần lắm”, anh Sơn, hàng xóm của ông Tâm chia sẻ.
Cách đây hai ngày, bức ảnh chụp lại lời nhắn nhủ: “Sửa xe đạp. Các cháu học sinh cấp 1, 2 đi học qua đây nếu bị hỏng xe ông sửa ông không lấy tiền, (nếu) ông chưa sửa kịp (thì) ông đưa đến trường. Ông Tâm” đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều độc giả.
Nhiều người viết thư về toà soạn mong muốn tìm hiểu rõ về người đàn ông tốt bụng, đáng nể phục này. Và phóng viên Dân trí đã tìm tới nhà ông Tâm – ông lão sửa xe miễn phí trong câu chuyện để giúp độc giả giải đáp các thắc mắc.
Bức ảnh lời nhắn nhủ của ông Tâm gửi tới các cháu học sinh khiến dân mạng nể phục
Đường về nhà ông Tâm cách trung tâm thành phố Hà Nội vài chục kilômét. Cụ thể là ở xóm 4, thôn Cầu Cảng, xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây, một người dân địa phương đã đưa phóng viên tới tận nhà ông Nguyễn Văn Tâm (63 tuổi), nhân vật chính trong câu chuyện đầy tính nhân văn.
Nơi ông Tâm sinh sống là một vùng quê yên bình, trong thôn, người lớn không mấy khi quan tâm tới Internet. Đây là phương tiện mặc định chỉ dành cho giới trẻ. Vì vậy, khi biết rằng câu chuyện giúp đỡ trẻ nhỏ của mình được đưa lên mạng, lên báo, ông Tâm tỏ ra rất bất ngờ và cũng không biết ai là người đã chụp bức ảnh.
Trong buổi sáng ngày cuối tuần, ông Tâm khá rảnh rỗi tiếp chuyện phóng viên. Ông Tâm kể rằng ông là cựu chiến binh về hưu. Khi còn trong quân ngũ, ông là lính kéo pháo ở khu vực miền Bắc. Sau ngày giải phóng, ông về quê, chăm chú làm nghề gò hàn các vật dụng đơn giản như thùng, xô, máng, thuyền tôn…
Ông Nguyễn Văn Tâm, nhân vật chính trong câu chuyện đầy tính nhân văn
Tuy nhiên công việc càng ngày càng ít mà sức ông cũng yếu dần nên ông có khá nhiều thời gian rảnh. “Nhà chỉ có hai vợ chồng, các cháu (con ông Tâm) đứa đã lập gia đình, đứa đi làm ăn xa. Tôi và bà nó cũng chẳng mong làm giàu ở cái tuổi này nên dành thời gian giúp đỡ người khác, tích đức cho con cháu”, ông Tâm chia sẻ.
Đó là lí do ông Tâm dựng tấm bảng sửa xe giúp trẻ nhỏ. Dù rằng, nghề sửa xe vốn ông không học qua thợ thuyền nào cả, mà chỉ biết tới đâu làm tới đó. Cơ duyên bắt đầu từ một lần khi đang gò hàn cho khách thì ông Tâm bắt gặp một cháu gái trong xóm học lớp 5 mếu máo dắt xe đạp bị xịt lốp đi ngang qua.
“Tôi thấy tội, kêu cháu dắt xe vào sửa hộ. Cháu tưởng tôi làm nghề sửa xe, trả tiền nhưng tôi không lấy. Rồi cháu cảm ơn, ra về, trong lòng tôi thấy rất vui. Từ đó hễ thấy cháu nào hỏng xe đi ngang qua là tôi lại ra sửa giúp.
Video đang HOT
Sau này mới biết, đường qua nhà tôi rất nhiều cháu nhỏ đi học bị hỏng xe (nhà ông Tâm ngay gần trường học – PV). Thấy thương các cháu, tôi đề tấm bảng sửa xe giúp để các cháu khỏi ngại ngần. Thực ra xe đạp đem đi sửa chả đáng là bao nhưng gần đây các tiệm sửa xe ngại nhận vì mất công, ít tiền nên tôi sửa giúp”.
Đồ nghề sửa xe của ông Tâm khá đơn giản, các dụng cụ đều là mua lại hoặc được người hàng xóm buôn đồng nát cho thêm. Vợ ông tâm kể rằng trước đây, tấm bảng sửa xe miễn phí của ông Tâm khá sơ sài, lại đã cũ nên đi xa khó nhìn thấy chữ. Gần đây, ông Tâm mới xin được một ít sơn đen, làm mới tấm bảng để các cháu nhìn rõ hơn.
Ông Tâm được cả xóm 4, thôn Cầu Cảng yêu quý. Ai cũng khen vợ chồng ông là người nhân đức, luôn giúp đỡ mọi người. Thấy ông thương con trẻ, hàng xóm giúp ông thêm pha dụng cụ. Đến con trẻ trong xóm, đứa nào cũng quý ông Tâm, coi ông như ông bụt.
Ông Tâm cặm cụi sửa xe giúp cháu Tuấn, cháu là “khách hàng” thường xuyên của ông
Nhiều hôm buổi trưa ông Tâm đang ăn cơm, có tiếng trẻ gọi lanh lảnh ngoài cửa, ông vội buông bát cơm chạy ra. Biết ngay trẻ gọi sửa xe đi học, ông xách sẵn bộ đồ nghề, sửa xong cho cháu lên đường mới vào ăn cho xong bữa.
Cũng có lần xe hỏng nặng, ông Tâm chịu không sửa được, đành bảo cháu nhỏ ngồi lên xe ông chở đến trường, chiều nhờ bạn đèo về nhà ông lấy xe. Sắp nhỏ tin tưởng ông, nghe lời lắm. Chẳng biết từ khi nào, nhà ông Tâm thành địa chỉ sửa xe tin cậy, uy tín của toàn thể học sinh trường tiểu học gần đó.
Ngoài việc sửa xe giúp trẻ nhỏ, ông Tâm còn giúp nhân viên đường sắt phân luồng giao thông mỗi khi có tàu chạy qua đường ray ngay gần nhà mình. “Ngày nào cũng có đám trẻ đi học, người dân đi làm qua đường sắt mà chỉ có một anh nhân viên phân luồng không xuể. Nhất là đám trẻ nghịch ngợm cứ chực lao qua đường ray nên tôi phải ra ngăn lại. Nguy hiểm lắm”.
Ông Tâm tình nguyện làm công ích cho xã hội chỉ đơn giản vì muốn giúp đỡ mọi người, không mong được đáp lại điều gì. “Người như ông Tâm, xã hội này cần lắm”, anh Sơn, hàng xóm của ông Tâm chia sẻ.
Mai Châm
Theo Dantri
Gã côn đồ miệt vườn trấn nước con thơ đến chết vì... không nín khóc
Ở nhà giữ con, cháu bé cứ quấy khóc khiến Tâm bực mình. Nhiều lần dỗ, thấy con không nín khóc Tâm nhẫn tâm mang cháu bé ra bể trấn nước.
Nguyễn Văn Tâm tại phiên toà xử sơ thẩm
Vợ đi chợ, mẹ đi bán vé số kiếm tiền nên giao cháu bé 6 tháng tuổi cũng là con ruột cho Nguyễn Văn Tâm (23 tuổi, ngụ ấp Tân Hiệp, xã Tân Bình, Phụng Hiệp, Hậu Giang) trông giữ. Ở nhà giữ con, cháu bé cứ quấy khóc khiến Tâm bực mình. Nhiều lần dỗ, thấy con không nín khóc Tâm nhẫn tâm mang cháu bé ra bể trấn nước. Một lần thấy cháu bé không bớt khóc, Tâm trấn nước liên tục khiến cháu bé ngạt nước dẫn đến tử vong. Biết cháu bé đã chết, Tâm dửng dưng lau mình, rồi bỏ cháu trên võng và ra ngoài đầu xóm uống cà phê như chưa có chuyện gì xảy ra.
Vụ án vừa được, TAND tỉnh Hậu Giang đưa ra xét xử và người cha độc ác này phải nhận bản án 18 năm tù giam về hành vi giết chết con ruột của mình. Phiên xử thu hút hàng trăm người dân đến xem, ai nấy cũng bất bình và căm phẫn hành vi của người cha tàn ác này.
Hiện trường nơi Tâm dìm chết con gái 6 tháng tuổi.
Dỗ con không được, trấn nước cho chết
Dù đã có vợ và 2 con, nhưng Tâm không chí thú làm ăn mà suốt ngày ăn chơi lêu lỏng. Khi mẹ vợ nhờ giữ cháu ngoại và là con ruột của mình, cháu bé quấy khóc nên bị Tâm trấn nước đến chết... Bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (42 tuổi, mẹ vợ Tâm) cho biết, sáng 9/8 do có chuyện đột xuất phải đi chợ sớm nên cháu bé giao cho cha ruột trông nom. Không quen giữ con trẻ, mẹ vợ đi chợ được vài phút cháu bé bắt đầu la khóc nên Tâm đặt trên võng rồi bế đi lòng vòng trong nhà. Dỗ dành mấy câu, đứa trẻ vẫn khóc Tâm liền đưa con vào trong nhà vệ sinh dìm con xuống bể. Khoảng 30 giây sau, thấy con không khóc nữa Tâm mới bế lên nhà.
Do sặc nước khóc không lên tiếng, ít giây sau khi hồi sức, cháu bé theo bản năng tiếp tục khóc thét, Tâm dỗ thế nào cũng không nín. Bực tức, Tâm lại dìm con xuống bể nước thêm mấy lần nữa. Đứa trẻ chới với yếu ớt trong bể nước, khi tiếng khóc đã ngừng bặt Tâm mới bế con lên. Thấy con không khóc nữa, Tâm thay quần áo cho con rồi đặt lên võng giữa nhà, đắp chăn lại và thản nhiên bước ra ngoài quán uống cà phê như chưa có chuyện gì xảy ra.
Ông Tám cùng đứa cháu ngoại 3 tuổi.
Khi bà Nguyệt đi chợ về, mới để đồ đồ ăn vào góc bếp và ra võng thăm nom đứa cháu ngoài. Lúc này, bà hoảng hốt khi mặt đứa cháu tím tái, nước miếng từ miệng múi trào ra. Ẵm đứa trẻ lên, thấy bất động. Biết chuyện chẳng lành, bà kêu la hàng xóm đến cứu giúp. Cháu bé được đưa đến trạm y tế xã Tân Bình cấp cứu, nhưng đến nơi y sĩ nói cháu bé đã tắt thở. Lúc này, người nhà mới tá hoả đến cơ quan Công an trình báo sự việc. Quá trình xác minh, cơ quan Công an đã tiến hành bắt khẩn cấp đối với Tâm, khi gã vẫn đang ngồi ung dung ngoài quán uống cà phê. Tại cơ quan công an, Tâm thừa nhận việc nhấn nước khiến cháu bé chết tức tưởi.
Theo gia đình, trước đây mỗi khi Tâm bế con cứ thấy cháu bé khóc nhiều mà dỗ không được là Tâm tỏ ra giận giữ. "Đã nhiều lần nó bóp cổ các cháu. Nhiều lúc tôi tưởng nó đùa, nhưng khi thấy nó bóp cổ cháu lâu quá, cháu không khóc được tôi mới lại can ngăn. Nhiều lần Tâm bế con mà say xỉn là để con rớt xuống nền nhà", ông Nguyễn Văn Tám (cha vợ Tâm) nói.
Ông Tám buồn bã kể lại cách đây hơn ba năm khi con gái, là Nguyễn Thị Mỹ Linh (hiện 20 tuổi) bắt đầu biết Tâm. Khi đó, Tâm là người ngoài phố, còn bé Linh là người trong xóm. Linh là cô gái nông thôn nhưng xinh xắn, dịu dàng, thường hay đi chơi với chúng bạn ra ngoài phố. Tình cờ trong một dịp, Linh quen biết với Tâm. Lúc này Tâm mới đi tù về nhưng mã ngoài khá đẹp trai, thu hút Linh ở tính bụi bặm, giang hồ. Khi thấy Linh là cô gái nông thôn hiền lành, xinh xắn, Tâm ra sức tán tỉnh chiều người đẹp. Với một cô gái mới lớn, Linh nhanh chóng bị Tâm chinh phục.
Căn nhà tuềnh toàng của gia đình ông Tám.
Con chết, cha ruột ngồi tù!
Kết quả của mối tình này, Linh trốn đi chơi cùng bạn trai hơn mười ngày không về và nhiều lần vượt quá giới hạn. Thấy con gái đi chơi đâu mãi không về, gia đình mới lo lắng đi tìm. Sau mấy ngày lặn lộn, ông biết con gái đang thuê phòng trọ sống chung với bạn trai. Vừa giận vừa thương con, ông bàn chuyện đến chuyện cưới hỏi dù khi đó con gái chưa đủ 17 tuổi. Được hai bên gia đình đồng ý, đám cưới vội vi phạm luật hôn nhân được diễn ra. "Bên họ hứa đưa bông tai và tiền nhưng đến ngày cưới không thấy đâu, cho một đôi bông tai nhưng lại là vàng giả chứ không phải thật", ông Tám nhớ lại.
Điều ân hận hơn đối với ông không phải đồ sính lễ không trọn vẹn, mà đã rước một chàng rể côn đồ. Ông Tám nói: "Lúc đầu tôi có biết thằng rể là người thế nào đâu, thấy đi lại với con gái tôi đến mức mang bầu thì cưới hỏi thôi. Cưới xong mới nghe mọi người nói nó là một tên côn đồ, suốt ngày rượu chè, từng ra tù vào tội. Nếu biết trước thế tôi đã không gả con cho nó rồi". Những ngày sau cưới, cuộc sống với con gái ông Tám như một địa ngục. Tâm vốn là một kẻ nghiện rượu chè, lại thất học. Người mẹ đã bỏ Tâm ra đi cách đây hơn mười mấy năm.
Còn Tâm sống với cha trong một căn nhà lá rách nát, tạm bợ. Đã vậy, cả hai cha con đều nghiền rượu, không biết tu chí làm ăn. Lớn lên trong sự thiếu tình thương yêu của gia đình, Tâm trở nên hư đốn. Hơn mười tuổi, do tội trộm cắp vặt nhiều lần, Tâm được đưa vào trại giáo dưỡng phục hồi nhân phẩm. Sau hơn 24 tháng cải tạo được về quê, Tâm lại chứng nào tật nấy, hay trộm cắp, đánh lộn. Trong một trận rượu với bạn bè rồi xảy ra mâu thuẫn, Tâm vung dao chém người trọng thương, phải ngồi tù "bóc lịch" hai năm. Ra tù, Tâm không biết ăn năm hối cải mà tỏ ra hống hách hơn với hàng xóm, lúc nào cũng dương dương tự đắc vì đã từng vào tù ra tội để thu hút đàn em giang hồ.
Người vợ bất hạnh (đứng giữa), có con bị chồng dìm chết.
Ở địa phương, Tâm có biệt danh là Tâm "đen", một người được đám côn đồ miệt vườn tôn sùng là đại ca vì bản tính liều lĩnh, coi trời bằng vung, sẵn sàng đánh lộn, tự đắc với "thành tích" bất hảo trong quá khứ. Lấy vợ xong, chỉ ở nhà với cha đẻ được khoảng nửa tháng là Tâm dọn sang ở với gia đình vợ. Được cái cha mẹ vợ hiền lành, Tâm lại côn đồ nên chẳng ai dám làm gì, cả ngày ở nhà rượu chè với đám bạn bất hảo mà không bị ai la lầy. Nhưng gia đình vợ hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa trật hẹp, ở được hơn hai năm bố vợ bỏ tiền ra thuê nhà trọ cho ở. Chính trong nhà trọ này, Tâm đã nhấn tâm dìm con xuống bể nước đến chết. Tuy nhiên quá trình chung sống, Tâm không lo cho gia đình, mà vẫn giữ những thói hư tật xấu trước kia của mình.
Chung sống với nhau hơn ba năm, có hai đứa con gái. Tâm coi tính mạng con cái như trò chơi, nhiều lần bóp cổ, ẵm chặn xe tải đòi tự vẫn. Nhắc đến cách chăm sóc con cái của Tâm, ai cũng lắc đầu ngao ngán. Không những vậy, khoảng ba tháng trước khi xảy ra vụ án, Tâm còn ẵm đứa con gái lớn được gần ba tuổi ra ngoài đường, lao vào đầu xe tải định cả hai cũng chết. "Hôm đó nó uống rượu về mắng nhau với vợ, thách thức thế nào mà nó định tử vẫn, ẵn cả đứa bé lao vào đầu xe tải. May tài xế xe thắng kịp. Nó đối xử với con gái tôi cũng tệ lắm, nhiều lần cãi vã nhau xong nó đánh đập con tôi, có lần còn vác mã tấu đòi chém con tôi nữa. Trước bữa nó dìm con xuống nước, nó còn tuyên bố sẽ giết cả gia đình tôi rồi mới bỏ trốn", ông Tám nhớ lại.
Khổ nhất vẫn là chị Nguyễn Thị Mỹ Linh, sau khi xảy ra sự việc vẫn lặn lội đi bán vé số mưu sinh, kiếm tiền nuôi sống bản thân và đứa con còn lại. Tại phiên toà xét xử sơ thẩm lưu động ngày 28/11 vừa qua tại xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, TAND tỉnh Hậu Giang đã tuyên phạt Nguyễn Văn Tâm 18 năm tù giam về tội giết người.
Theo Xahoi
Khánh Hòa: Cứu 2 người nước ngoài bị nạn trên biển Ông Nguyễn Xuân Bình - Phó giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam khu vực IV - cho biết, sáng 29.11, 2 người nước ngoài là ông Mahmudi (49 tuổi, quốc tịch Indonesia) và bà Michiko Yamaguchi (81 tuổi, quốc tịch Nhật Bản) bị nạn khi đang đi du lịch trên tàu Ocean Dream, đã được...