Gặp hai chị em song sinh học giỏi
Đặng Thị Ngọc Hân và Đặng Thị Ngọc Hoan là hai chị em song sinh chăm ngoan, học giỏi của Trường THPT Chuyên Nguyễn Du (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Ngọc Hoan vinh dự là một trong 5 thủ khoa của tỉnh Đắk Lắk với 38 điểm.
Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với hai chị em song sinh Ngọc Hân (lớp 12A2) và Ngọc Hoan (lớp 12 Anh Pháp) đó là rất khó có thể phân biệt đâu là Ngọc Hân, đâu là Ngọc Hoan vì hai chị em giống nhau như đúc, từ khuôn mặt, dáng người cho đến giọng nói và khá rụt rè khi tiếp xúc với người lạ. Hai chị em Hân – Hoan còn có điểm chung là đều học rất giỏi, cả 12 năm học đều đạt học sinh giỏi.
Hai chị em Ngọc Hoan ( bên phải) và Ngọc Hân.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, cô em Ngọc Hoan là một trong 5 thủ khoa của tỉnh Đắk Lắk với 38 điểm (3 môn Toán, Hóa, Sinh đạt 10 điểm và Văn đạt 8 điểm). Cô chị Ngọc Hân đạt 35,5 điểm, tuy không được điểm cao như em gái nhưng Hân rất vui và tự hào về cô em song sinh của mình.
Thầy Nguyễn Tăng Hường – giáo viên chủ nhiệm của Ngọc Hoan cho biết: “Hoan là một cô học sinh rất ngoan hiền, lễ phép, học giỏi đều các môn, 3 năm liền em là học sinh giỏi của nhà trường. Ngoài việc chăm học, Hoan còn rất năng nỗ, hoạt bát trong hoạt động của trường, lớp thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong lớp. Hoan là một trong 2 thí sinh của Trường THPT Chuyên Nguyễn Du đạt điểm cao của tỉnh, tôi cảm thấy rất vui và tự hào về em”.
Được biết, cả Ngọc Hân và Ngọc Hoan đều bố trí thời gian học tập rất cụ thể, khoa học cho kỳ thi sắp tới. Ngoài việc học ở trường, 2 chị em phân công nhau công việc nhà để phụ giúp bố mẹ, rồi tranh thủ tự học, trao đổi bài vở cho nhau và còn tải đề thi đề thi ĐH, CĐ của các năm trước về làm thử.
Video đang HOT
Ước mơ lớn của Ngọc Hân và Ngọc Hoan là trở thành bác sĩ đa khoa, chính vì thế trong kỳ thi đại học sắp tới, hai chị em đều đăng ký thi khối B khoa Bác sĩ đa khoa, Trường ĐH Tây Nguyên; ngoài ra còn dự thi khối A khoa Kinh tế đối ngoại, Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
Chia sẻ về ước mơ của mình, Ngọc Hân cho biết: “Giờ mong muốn lớn nhất của em là cùng em gái đậu vào ĐH Tây Nguyên, đậu vào ngành nghề mà chúng em yêu thích. Và lại còn được học ở gần nhà sẽ đỡ tốn kém hơn cho bố mẹ so với học xa nhà, vì bố mẹ cũng đã vất vả nhiều để nuôi chúng em ăn học đến ngày hôm nay”.
Ngoài thời gian học, hai chị em tận dụng thời gian rảnh cùng nhau làm đồ thủ công như cột tóc, kẹp tóc, mô hình nhà từ tăm tre, từ gỗ để bán cho bạn bè hoặc người quen. Số tiền thu được hai chị em dành để trang trải chi tiêu cá nhân và mua dụng cụ học tập.
Ngọc Hoan bên những món đồ mà hai chị em làm khi có thời gian rảnh.
Cô Huỳnh Thị Thủy – mẹ của Ngọc Hân, Ngọc Hoan cho biết: “Gia đình tôi có 3 người con, Hoan, Hân và cậu em út đang học lớp 8. Tôi rất vui vì cả 3 đứa đều rất chăm học, biết đỡ đần cho bố mẹ công việc nhà, gia đình làm nông nên 2 chị Hoan và Hân đều làm phụ bố mẹ nhiều công việc như phơi cà phê, trồng rau, tỉa hoa, tỉa cảnh cho nhà. Tuy gia đình còn vất vả, nhưng dù giá nào chúng tôi cũng sẽ cố gắng để nuôi các con ăn học nên người, khi các con chăm ngoan và học tốt, tôi cảm thấy rất vui và hãnh diện vì các con của mình, và đó là động lực để vợ chồng tôi luôn cố gắng nuôi con nên người”.
Để đền đáp công ơn bố mẹ, hai chị em đang cố gắng nỗ lực ôn thi đại học mong thực hiện được mơ ước trở thành bác sĩ đa khoa của mình.
Theo Dân trí
Thạc sĩ, cử nhân ồ ạt học... trung cấp: Chớ chặn liên thông "xuôi"
Để giải quyết thực trạng "liên thông ngược" gây nhức nhối, các chuyên gia giáo dục đề nghị cần phải thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo và tạo điều kiện cho người học được học liên thông
Các chuyên gia giáo dục cho rằng sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề khiến lao động có trình độ cử nhân dư thừa. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ sẽ khiến Việt Nam thua ngay trên sân nhà khi thị trường lao động tự do trong khối các nước ASEAN thực hiện năm 2015.
Cân đối lại cơ cấu ngành nghề
Ông Đặng Văn Sáng - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Ánh Sáng, TP HCM - cho rằng trong gần 20 năm đổi mới, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ quy mô giáo dục ĐH là sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo các bậc học và mất cân đối về ngành nghề. Cụ thể, năm 2007, tính trên 100 lao động qua đào tạo thì có 30 người học nghề, 31 người học TCCN, 11 người học CĐ và 28 học ĐH. Năm 2011, con số này là 26 - 24 - 11 và 39. "Tỉ lệ giữa trình độ CĐ, ĐH so với nghề nghiệp năm 2007 là 39/61 thì đến năm 2011 tỉ lệ này là 50/50, điều này chứng tỏ cơ cấu lao động qua đào tạo ngày càng mất cân đối nghiêm trọng" - ông Sáng phân tích.
Thí sinh phỏng vấn vào học tại một trường trung cấp
Sự mất cân đối trong đào tạo còn thể hiện ở chỗ chỉ tiêu đào tạo kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư chiếm tỉ trọng thấp, còn các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao dẫn đến việc thiếu nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề, trước hết là trong các ngành trọng điểm (cơ khí, điện tử - kỹ thuật điện, hóa chất...) và ở các khu công nghiệp lớn, các khu kinh tế mới.
GS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho rằng vấn đề phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh thời gian qua thực hiện không tốt nên người học cứ ào ào vào ĐH. Theo GS Nhĩ, tư tưởng "phi ĐH bất thành phu, phụ" vẫn còn nặng mà ít ai nghĩ tới "nhất nghệ tinh nhất thân vinh".
Một số ý kiến khác cho rằng cần chỉnh cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tăng q uy mô tuyển sinh cho dạy nghề, TCCN, giảm chỉ tiêu ĐH, CĐ để cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020 là: 1 ĐH/4 trung cấp/60 công nhân kỹ thuật lành nghề/20 công nhân bán lành nghề và 15 lao động phổ thông. Ngoài ra, GS Nhĩ cho rằng việc mà ngành giáo dục phải làm là hướng nghiệp để khoảng 50% học sinh sau THCS tiếp tục học lên THPT để vào ĐH, CĐ; 30%-40% đi học nghề.
Mở lối vào trung cấp
Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 25-12-2012 quy định người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, TCCN, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH.
Phó hiệu trưởng một trường ĐH cho rằng để khuyến khích người học h ọc trung cấp, học nghề thì đừng gây khó khăn cho họ khi muốn học cao hơn. Tâm lý của người học là ít ai chấp nhận chỉ dừng lại học trung cấp mà phải liên thông lên những bậc học cao hơn. Vì vậy, cần phải cho phép người học được liên thông ngay lên bậc học cao hơn khi họ có nhu cầu và khả năng học liên thông.
TS Nguyễn Kim Quang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM, cho rằng Thông tư 55 không còn phù hợp khi các trường ĐH, CĐ được tự chủ tuyển sinh. "Tốt nhất, bộ cần để các trường được chủ động và chịu trách nhiệm trong tuyển sinh liên thông. Bộ chỉ nên giám sát và kiểm tra tiêu chí của các trường. Trong những trường hợp cụ thể, bộ có thể dùng chỉ tiêu để bảo đảm chất lượng" - TS Quang nêu ý kiến.
Theo VNE
Hơn 30% sinh viên sư phạm tốt nghiệp trung bình, yếu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 vừa công bố kết quả học tập học kỳ 1 năm học 2013-2014 của sinh viên toàn trường công khai trên website. Ảnh minh họa: Dân Trí Trong 7994 sinh viên (tính cả sinh viên hệ liên thông chính quy) của cả 4 khóa, có 22 em không được xét kết quả học tập vì một...