Gặp gỡ những quán quân giải tuần của cuộc thi Hành trình mơ ước 2019
Sau nửa chặng đường, cuộc thi Hành trình mơ ước 2019 đã thu hút rất nhiều người chơi ở các độ tuổi, ngành nghề khác nhau. Nội dung bộ đề phong phú, phần thưởng hấp dẫn, cuộc thi uy tín… khiến cuộc chơi ngày càng hấp dẫn.
Chàng kiến trúc sư trẻ 24 tuổi Nguyễn Quang Kiên – quán quân tuần 1
Chúng ta cùng gặp gỡ 4 quán quân của cuộc thi Hành trình mơ ước 2019 để nghe họ chia sẻ về cơ duyên đến với cuộc thi cũng như đam mê du lịch của họ.
Chàng kiến trúc sư trẻ giải bộ đề với thời gian cực ngắn
Chàng kiến trúc sư trẻ 24 tuổi Nguyễn Quang Kiên, là quán quân của tuần 1. Kiên giải các bộ đề chính xác trong thời gian cực nhanh đến nỗi anh được ban tổ chức mời chơi trực tiếp tại tòa soạn Báo Thanh Niên để đảm bảo tính xác thực. Tự nhận mình không phải giỏi giang gì, chẳng qua là có trí nhớ tốt, tham gia chơi nhiều lượt nên càng chơi thì khi trả lời độ chính xác càng cao.
Tham gia cuộc thi là một thú vui nhỏ của Kiên sau những giờ làm việc tại công ty kiến trúc. Chàng trai quê Bình Định này chỉ vừa tốt nghiệp đại học nửa năm, kế hoạch làm việc, du lịch của Kiên ấp ủ rất nhiều. Tuy còn trẻ nhưng Kiên đã “check-in” rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn nhất trong nước. Anh thường chọn hình thức đi du lịch bụi, không kế hoạch, đến đâu khám phá đó, không bị bó buộc trong những hành trình được lên kế hoạch sẵn. “Tự khám phá, tự quyết định nơi nào nên ở lâu để tận hưởng, không bó buộc lịch trình… Đó là lý do tôi hay du lịch một mình hay đi cùng những người bạn có cùng quan điểm du lịch”, Kiên chia sẻ.
Đến với Hành trình mơ ước 2019, Kiên thi chủ yếu là vui nhưng cũng có một mục đích nhỏ, như Kiên chia sẻ anh đi trong nước rất nhiều nhưng chưa từng ra khỏi Việt Nam. Biết đâu sự nhanh nhạy, am hiểu và may mắn sẽ đem đến cho Kiên một phần thưởng thú vị là chuyến đi nước ngoài. “Nếu có cơ hội đi nước ngoài, tôi sẽ rất thích thú, chuyến đi đầu tiên tôi sẽ thu thập kiến thức, thông tin để chuẩn bị cho những hành trình ra ngoài biên giới của mình”, Kiên chia sẻ.
Bác sĩ nội khoa mê những “Hành trình mơ ước”
Video đang HOT
Là một bác sĩ nội khoa, Nguyễn Thị Ngọc Lan vẫn dành thời gian cho du lịch và tham gia những cuộc chơi liên quan đến đề tài du lịch như Hành trình mơ ước. Bác sĩ Ngọc Lan chiến thắng cuộc thi ở tuần thứ 2, ở bảng U70.
Trí nhớ tốt, kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, nhanh nhạy, đã giúp bác sĩ chiến thắng tuần thứ 2. Dù nghỉ hưu, bác sĩ vẫn tiếp tục công tác và dành nhiều thời gian cho các chuyến đi khám phá các vùng đất mới. Châu Âu, các nước châu Á, châu Mỹ…, bác sĩ đều đã đặt chân đến… Bác sĩ Lan đánh giá các câu hỏi của đề thi rất hấp dẫn, nội dung phù hợp với người chơi nhiều lĩnh vực, ngành nghề, thu hút người chơi càng lúc càng chơi nhiều hơn để giành chiến thắng.
Giáo viên bóng chuyền về hưu: Tham gia thi để kiểm tra trí nhớ chính mình
Rất vui vẻ, hào hứng khi nói về cuộc thi, đó là bác Trần Mạnh Nghĩa, quán quân tuần 4, ở độ tuổi U70.
Bác Nghĩa là cán bộ quản lý kiêm giáo viên bóng chuyền ở Đại học Thể dục thể thao, nay đã về hưu nên thời gian của bác khá rảnh rỗi. Bác đi dạy thêm, đi du lịch cùng CLB hưu trí và tham gia các cuộc thi khi rảnh rỗi. “Bà xã tôi mất vì tai nạn giao thông, nhà còn mỗi hai bố con nên con trai tôi giới thiệu các cuộc thi để tôi tham gia cho vui. Không phải game nào cũng phù hợp. Hành trình mơ ước là cuộc thi nghiêm túc và thú vị nên tôi tham gia”, bác Nghĩa chia sẻ.
Theo bác, mọi người đều có cơ hội chiến thắng ở cuộc thi bởi các câu hỏi không quá khó, nếu chơi nhiều lượt thì sẽ cơ hội trả lời đúng cao… “Tôi tham gia cuộc thi, rất hy vọng mình vào chung kết. Không phải vì giải thưởng hay vì thành tích gì cả nhưng mỗi cuộc chơi là một lần kiểm tra kiến thức, kiểm tra trí nhớ của chính mình”, bác nói.
Muốn giành giải thưởng để rủ người yêu đi du lịch
Bùi Trọng Tùng, người chiến thắng tuần 2 ở bảng U50, công tác trong lĩnh vực bất động sản đến với Hành trình mơ ước với mục tiêu rất dễ thương là “Tôi muốn giành giải thưởng để từ đó rủ người yêu cùng đi du lịch chung với mình bởi cả hai đều đam mê những chuyến đi”.
Anh Tùng bật mí, chiến thắng của anh là nhờ có sự trợ giúp của người thân, vì anh thường cùng người thân ngồi trước màn hình để giải đáp các câu hỏi như một thú vui. “Đây là một trò chơi thú vị, dễ… gây nghiện. Tuy vậy, cũng không dễ để đạt được giải thưởng khi chơi chung vì nhiều lúc bạn sẽ tranh cãi qua lại với người thân và… bị mất lượt chơi”.
Còn 4 tuần nữa để các thí sinh tham gia cuộc thi Hành trình mơ ước 2019 – cuộc thi kiến thức do Báo Thanh Niên và Công ty Du lịch Hoàn Mỹ đồng tổ chức. Hãy truy cập trang https://hanhtrinhmouoc2019.thanhnien.vn/, đăng ký tài khoản và giải các bộ đề dưới dạng trắc nghiệm. Mỗi bộ đề gồm 15 câu nghiệm xoay quanh đề tài lịch sử, văn hóa, du lịch, mỹ thuật, âm nhạc, điểm đến… của các vùng đất trên thế giới.
Các thí sinh xuất sắc nhất sẽ có cơ hội so tài tại vòng chung kết bằng hình thức thi đối mặt để rinh nhiều giải thưởng là những chuyến du lịch trong và ngoài nước. Tổng cộng giải thưởng cuộc thi lên tới 200 triệu đồng.
Theo Thanh niên
Dành dụm cả đời được 3 triệu đô, người đàn ông độc thân đem toàn bộ số tiền đó làm một việc khiến ai cũng khâm phục
Đến ngày ông qua đời, chẳng ai có thể đoán được số gia tài mà ông đang sở hữu.
Dale Schroeder là một người đàn ông khiêm tốn, giản dị sống tại Iowa. Ông cống hiến 67 năm cuộc đời mình cho một công ty với nghề thợ mộc. Cuộc đời ông không được may mắn như nhiều người khác khi ông phải lớn lên trong nghèo khó và không có vợ con.
Steve Nielsen, một người bạn của ông Dale đã nói về ông rằng: "Dale là một anh chàng tuyệt vời. Anh ấy đi làm chăm chỉ mỗi ngày. Cuộc sống đơn giản và đạm bạc, giống như rất nhiều người ở Iowan. Khi anh ấy qua đời vào năm 2005, không ai có thể đoán được gia tài mà anh ấy sở hữu.
Anh ấy chỉ có hai chiếc quần jeans trong đời. Một chiếc để mặc khi đến nhà thờ và một chiếc mặc khi đi làm."
Dale Schroeder đã tiết kiệm được một khoản tiền kếch xù trong nhiều năm qua, đó là 3 triệu đô la. Bởi ông không hề có con cháu, trước khi chết, ông đã tìm đến luật sư để lên kế hoạch cho số tài sản của mình.
Dale nói rằng, ông chưa bao giờ có cơ hội để bước chân vào cánh cửa trường đại học. Vì thế, anh muốn giúp những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học đại học. Schroeder không chỉ đủ tiền để gửi một vài đứa trẻ vào đại học, mà ông còn đủ tiền cho 33 đứa trẻ được tốt nghiệp đại học.
Kira Conard là một trong số những đứa trẻ được thừa hưởng tài sản của Dale. Ở trường trung học, điểm số của cô đủ để đậu đại học nhưng gia đình lại không có đủ tiền để cho cô học tiếp. Kira nói rằng: "Mẹ tôi là mẹ đơn thân và tôi còn có 3 chị gái nữa. Vì vậy, việc trả tiền học cho cả 4 chúng tôi không bao giờ là một chuyện khả thi. Điều đó khiến tôi cảm thấy bất lực và tuyệt vọng. Tôi có mục tiêu, nhưng tôi không thể hoàn thành nó chỉ vì chuyện tiền bạc.
Sau đó, tôi nhận được một cuộc điện thoại. Tôi đã khóc ngay lập tức. Người đàn ông ở đầu dây bên kia đã nói với tôi về Dale Schroeder. "
Dale đã để lại hướng dẫn cụ thể cho số tài sản của mình: Dành cho việc học đại học của những đứa trẻ ở thị trấn nhỏ Iowa.
Nielsen giải thích rằng: "Anh ấy muốn được giúp đỡ những đứa trẻ không có đủ tiền để đi học đại học như anh ấy trước kia. Đây giống như là một món quà vậy!"
Dale Schroeder cuối cùng đã chi trả cho 33 đứa trẻ để chúng có thể theo học đại học. "Những đứa trẻ của Dale" mới đây đã cùng nhau tôn vinh người đàn ông thay đổi cuộc đời họ. Bây giờ họ đều là những bác sĩ, giáo viên, nhà trị liệu.
Được biết, có một điều duy nhất mà Dale yêu cầu được đổi lại. Nielsen thay mặt Dale nói rằng: "Tất cả những gì chúng tôi yêu cầu được đổi lại là bạn hãy lan tỏa điều này rộng rãi hơn. Bạn không thể trả lại tiền cho Dale vì anh ấy đã qua đời. Nhưng bạn có thể tưởng nhớ đến anh ấy bằng cách giúp đỡ những người khác như anh ấy đã từng làm."
Theo CBS News/Helino
Hai du học sinh Việt xuất sắc chia sẻ bí quyết chọn ngành, thực tập việc làm tại Mỹ Đinh Nho Minh và Vũ Thùy Ngân là hai du học sinh Việt xuất sắc đều vừa tốt nghiệp đại học tại Mỹ với thành tích vô cùng ấn tượng. Ngay sau đó, cả hai đều có khởi đầu thuận lợi cho chặng đường học tập, làm việc kế tiếp của mình nhờ có chiến lược chọn ngành học, xin suất thực tập,...