Gặp gỡ người thầy tâm huyết, sáng tạo giữa lòng Thủ đô
Chia sẻ với tôi, thầy Cường kể: “Vừa là giáo viên giảng dạy môn Toán đồng thời là giáo viên chủ nhiệm, tôi cố học tập, trau dồi các phương pháp dạy học mới…”.
Thầy giáo Nguyễn Cao Cường (sinh năm 1982), hiện đang là giáo viên trường Trung học cơ sở Thái Thịnh, quận Đống Đa là một trong 100 nhà giáo tiêu biểu được ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tuyên dương và nhận giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm học 2016 – 2017.
Đây là năm đầu tiên, ngành giáo dục Hà Nội xét tặng danh hiệu này nhằm ghi nhận thành tích của các thầy cô trên địa bàn Thủ đô.
15 năm trong nghề dạy học, thầy Cường luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Chia sẻ với tôi, thầy Cường kể: “Vừa là giáo viên giảng dạy môn Toán đồng thời là giáo viên chủ nhiệm, tôi cố học tập, trau dồi các phương pháp dạy học mới, tìm hiểu thêm tâm lí học lứa tuổi trung học cơ sở và áp dụng vào công tác chủ nhiệm, công tác giảng dạy.
Nhờ đó, lớp tôi chủ nhiệm luôn là một trong những lớp dẫn đầu về các hoạt động của nhà trường, tỉ lệ học sinh đỗ vào trung học phổ thông đạt tỉ lệ cao, nhiều học sinh đạt giải như giải Quốc gia bài thi liên môn, giải toán Hoa Kỳ AMC8, thử thách tư duy Bebras….”.
Thầy giáo Nguyễn Cao Cường (sinh năm 1982), hiện đang là giáo viên trường Trung học cơ sở Thái Thịnh, quận Đống Đa là một trong 100 nhà giáo tiêu biểu được ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tuyên dương và nhận giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm học 2016 – 2017. (Ảnh: Thùy Linh)
Năm học 2016 – 2017 là năm học đầu tiên mà các nhà trường thực hiện nhiều giải pháp nhằm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong đó dạy học là một trong những hoạt động đi đầu.
Thầy Cường tiết lộ, trong giai đoạn giáo dục đang chuyển mình mạnh mẽ theo định hướng đổi mới như hiện nay, để bắt kịp với xu hướng đó thì bản thân các thầy cô cũng đã tự chuyển mình trong việc thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi ở mỗi tiết dạy.
Nhận thấy xu hướng học tập đang hướng tới là học sinh không chỉ học tập trong lớp học truyền thống, do đó thầy Cường suy nghĩ rằng, làm sao để bài giảng của mình đến được với học sinh một cách dễ dàng, dễ tiếp cận và hiệu quả.
Vậy là, người thầy này đã thực hiện thiết kế bài giảng điện tử E-learning.
Bài giảng của thầy giúp cho học sinh có thể tương tác với thầy cô để các em học bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào bằng các thiết bị kết nối internet một cách hiệu quả, hứng thú.
Được biết, bài giảng này của thầy Cường đã đạt giải Ba cấp Quốc gia, giải Nhì cấp Thành phố và giải Nhất cấp Quận trong cuộc thi Thiết kế bài giảng E-Learning lần thứ 4, năm học 2016 – 2017.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, với vai trò là chủ tịch công đoàn, thầy đã lập kế hoạch, tổ chức thực hiện thành công chương trình “Áo ấm mùa đông” năm 2016.
Chương trình đã quyên góp, may mới 100% áo ấm tới học sinh khó khăn vùng cao huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang, trao 367 áo tới học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Mĩ;
293 áo tới trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bình Phú là 2 trường khó khăn nhất của huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
Năm học 2017 – 2018 là năm học thứ 5, chương trình “Áo ấm mùa đông” của trường Trung học cơ sở Thái Thịnh, trước đó, chương trình đã thực hiện tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Sơn La.
Tổng giá trị quy đổi của 5 năm thực hiện chương trình là gần 400 triệu đồng.
Thầy Cường kể: “Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, đoàn giáo viên nhà trường gồm khoảng 10 người chở quần áo tới tận nơi trao tặng các em học sinh vùng khó khăn.
Chương trình “Áo ấm mùa đông” được nhà trường khởi động từ năm học 2013-2014 khi ban giám hiệu, giáo viên nhà trường có dịp gặp học sinh vùng biên giới A Mú Sung (tỉnh Lào Cai) trông thấy cuộc sống giáo viên, học sinh nơi đây quá khó khăn. Và giáo viên chúng tôi đã rơi nước mắt.
Ngoài việc dạy chữ, hàng ngày các thầy cô nơi A Mú Sung còn phải đi vận động các con tới trường.
Kỳ thực, khó khăn tới mức không có từ ngữ nào trong từ điển có thể diễn tả được”.
Mặc dù đã làm được những việc như vậy nhưng khi nói chuyện với tôi, thầy Cường khiêm tốn và nhận thấy những kết quả mà mình đạt được còn rất nhỏ bé, vì vậy trong những năm học tiếp theo thầy tự đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu cụ thể, không ngừng học hỏi, sáng tạo để đáp ứng được những yêu cầu mới của ngành giáo dục và đào tạo của Thủ đô.
Đặc biệt khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng đặt ra nhiều yêu cầu đối với ngành giáo dục do đó thầy Cường tự nhủ hàng ngày, hàng giờ học hỏi hướng tiếp cận bài giảng mới, phải xây dựng bài giảng tích hợp với công nghệ thông tin để có nguồn thông tin đa dạng giúp học sinh chủ động trong việc học tập. Chỉ khi làm được như vậy thì Việt Nam mới có lớp thế hệ chủ động, sáng tạo hơn.
Theo GDVN
Ngày 20/11 có nên cho học sinh nghỉ học không?
Ngày 20/11 ngành giáo dục không nên cho học sinh nghỉ học đồng loạt. Đây chính là cách để hạn chế đến mức thấp nhất những tai nạn đáng tiếc xảy ra cho các em.
Để kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, các trường thường tổ chức buổi ngoại khóa để giáo viên, học sinh ôn lại truyền thống hiếu học từ ngàn xưa của cha ông qua những tấm gương nhà giáo ưu tú, mẫu mực. Tiếp đến là những lời tri ân, những bó hoa tươi thắm mà học sinh dành tặng cho thầy cô giáo của mình.
Sau buổi lễ, trường tổ chức học bình thường nhưng cũng có không ít địa phương trong cả nước lại cho học sinh nghỉ học. Những thầy cô giáo vì thế được một ngày trọn vẹn gác lại bao nỗi lo toan, nhọc nhằn để dành cho gia đình, cho bản thân.
Thế nhưng cũng vì không phải đến trường, một số học sinh tổ chức đi thăm thầy cô giáo cũ, tổ chức dã ngoại vui chơi cùng thầy cô đang dạy.
Và cũng có một số em lại lợi dụng chuyện đi thăm giáo viên để trốn nhà đi chơi, từ đó đã xảy ra không ít chuyện đau lòng trong một ngày lẽ ra phải rất ý nghĩa ấy.
Vào ngày 20/11, học sinh có nên nghỉ học để tới thăm thầy cô hay không (Ảnh minh họa: ninhthuan.edu.vn).
Đó là vụ tai nạn xảy ra ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) khiến hai học sinh lớp 12 Trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ (Kỳ Anh) chết ngay tại chỗ.
Được biết hai em học sinh này đang trên đường về nhà sau khi cùng các bạn đi chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo 20/11/2008. Do đường tối, hai em lại phóng nhanh, lạng lách và lấn chiếm phần đường của xe ôtô nên tai nạn thương tâm đã xảy ra. [1]
Cũng vào ngày 20/11/2009, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên quốc lộ 46 đoạn qua xã Nam Giang, huyện Nam Đàn (Nghệ An), làm 4 người phải nhập viện, trong đó xác định có 3 học sinh đang trên đường đi thăm thầy cô giáo. [2]
Hay vụ tai nạn thương tâm xảy ra chiều ngày 20/11/2012, đúng vào dịp cả nước kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trên đường đi thăm thầy cô giáo, 2 nữ sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ, thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa (tỉnh Gia Lai) trong khi điều khiển xe máy đã bị lạc tay lái tông thẳng vào nhà dân. Hậu quả làm 1 em chết tại chỗ, 1 em bị thương nặng. [3]
Rồi nhóm học sinh Trường trung học cơ sở Lê Văn Tám của huyện Núi Thành (Quảng Nam) sau khi đi thăm thầy cô giáo đã rủ nhau đi chơi tại đập Hố Trâu (thôn Thạch Mỹ, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành.
Trong lúc đi trên bờ đập, có 5 học sinh bị trượt chân và kéo nhau ngã xuống nước. Những học sinh khác trong nhóm đã kéo được 3 bạn lên bờ, nhưng 2 em học sinh (12 tuổi, học sinh lớp 7/1) bị nước cuốn ra xa và mất tích. [4]
Trước những thông tin ấy bất kì ai cũng cảm thấy nhói lòng. Nhưng, đau buồn nhiều hơn thế chính là các thầy cô giáo của các em. Họ cũng sẽ bị những cái chết thương tâm ấy mà đau khổ, dằn vặt bản thân, cứ như thể chính mình đã gây ra cho các em.
Tôi còn nhớ ngày ấy khi mới ra trường (hơn 20 năm về trước) mỗi khi đến ngày 20/11, sau khi làm lễ ngoại khóa, các trường học ở địa phương đều đồng loạt cho học sinh nghỉ học.
Các em học trò lúc ấy cứ từng nhóm rủ nhau đến thăm thầy cô. Quà tặng chỉ là những nhành hoa dại ngắt vội sau nhà hay vài bông hoa nhựa mà các em chắt chiu bằng những đồng tiền ba mẹ cho ăn hàng.
Cả khu tập thể chúng tôi cứ tưng bừng náo nhiệt, ồn ã bởi tiếng cười nói, tiếng hò hát của các em. Dẫu thế nhưng cả thầy và trò đều thấy vui và hạnh phúc.
Niềm vui dâng đầy nhưng cũng có nhiều chuyện buồn đau xảy ra vào ngày ấy. Do được nghỉ học nên các em xin bố mẹ đến thăm thầy cô rồi rủ nhau đi chơi ở một số nơi mình thích.
Cũng có không ít học sinh lấy lý do đi thăm thầy cô để tụ tập nhau đi chơi từ sáng đến chiều mới về nhà.
Vì chuyện này, có khá nhiều chuyện đau lòng đã xảy ra. Hầu như năm nào cũng có những vụ tai nạn xảy ra, có em bị thương, em bị thiệt mạng vì xe, vì chết đuối.
Nhiều giáo viên chúng tôi năm ấy cũng bàng hoàng khi nghe tin một nhóm học sinh bậc trung học cơ sở sau khi ở nhà thầy cô đang trên đường về nhà thì cả nhóm gặp nạn, một em bị thương nặng và vĩnh viễn ra đi...
Trong đám tang của em, giáo viên nhà trường đến chia buồn cùng gia đình đã không thể nán lại thêm một chút vì phản ứng quá dữ dội từ phía gia đình em.
Mẹ em cứ gọi tên cô giáo chủ nhiệm mà xỉ vả như kiểu: "tại mày mà con tao chết. Nó không đi thăm mày thì đâu đến nỗi thế con ơi!...".
Nhiều năm sau, do kiến nghị của giáo viên các trường học, ở địa phương chúng tôi đã không còn cho học sinh nghỉ học vào ngày 20/11 nữa.
Nhà trường thường tổ chức học sinh tặng hoa thầy cô ngay tại buổi lễ chào cờ hoặc buổi giao lưu để tránh tình trạng các em tổ chức thành đoàn tới nhà thầy cô hoặc lấy cớ để đi chơi. Với kiểu làm này đã hạn chế được những tai nạn đáng tiếc xảy ra trong ngày nhà giáo.
Thế nhưng có năm, ngày 20/11 lại rơi vào ngày chủ nhật, vì không muốn gặp phụ huynh, không muốn học trò đến nhà tặng quà, không ít thầy cô phải nói dối rằng: "Hôm đó, gia đình cô có việc đi xa nên không ở nhà".
Tri ân thầy cô giáo đâu cứ nhất thiết phải tới nhà tặng quà. Điều mà nhiều thầy cô thích nhất là sự hợp tác của phụ huynh với giáo viên trong việc dạy dỗ các em. Đó là sự thấu hiểu, sự thông cảm và chia sẻ với những nỗi nhọc nhằn mà giáo viên gặp phải. Được như thế, thầy cô thấy vui và hạnh phúc hơn rất nhiều.
Bởi thế ngày 20/11 ngành giáo dục các địa phương cũng không nên cho học sinh nghỉ học đồng loạt. Đây cũng chính là cách để hạn chế đến mức thấp nhất những tai nạn đáng tiếc xảy ra cho các em học sinh của mình.
Theo GDVN
Ngành giáo dục Quảng Ngãi thiệt hại nặng do mưa, lũ Do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới và bão số 12, trong thời gian từ ngày 02/11 đến ngày 05/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có mưa to, gây lũ lớn và ngập cục bộ. Do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới và bão số 12, trong thời gian từ ngày 02/11 đến ngày 05/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có...