Gập ghềnh đường đến trường

Theo dõi VGT trên

Để vào ĐH, những học sinh nơi vùng sâu vùng xa tỉnh T.iền Giang phải vượt qua một chặng đường dài đầy chông gai, thử thách.

41 tân sinh viên ấy tuy xuất thân từ những gia đình khác nhau nhưng các bạn lại giống nhau bởi một lý lịch chung: nhà thuộc diện nghèo, thiếu cha hoặc vắng mẹ, tự thân bươn chải từ nhỏ để phụ giúp gia đình và tìm đường đến trường…

Cô học trò làng biển cháy ước mơ thoát nghèo

12h trưa, cảng cá Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh T.iền Giang) vẫn còn tấp nập những đợt cá, mực từ các tàu đi biển mang vào. Len lỏi giữa dòng người hối hả ở cảng, chúng tôi gặp tân sinh viên Võ Nhật Hảo. Cô bé có gương mặt sáng, dáng người nhỏ xíu đang cùng mẹ xẻ vội số mực vừa được giao.

Gập ghềnh đường đến trường - Hình 1

Hảo xẻ mực thuê ở cảng cá Vàm Láng.

Từ năm học lớp 8, Hảo đã theo mẹ vào cảng xẻ mực thuê. Hảo cho biết công việc xẻ mực rất bấp bênh, có ngày hai mẹ con làm được cả trăm ngàn đồng nhưng cũng có ngày chỉ hai ba chục ngàn. “Nửa đêm tàu ghé là phải có mặt làm liền để mực tươi. Mẹ ít khi cho em theo, chỉ buổi trưa mẹ mới cho ra làm” – Hảo nói.

Hảo là con gái lớn trong gia đình có ba chị em. Cha Hảo mất cách đây bốn năm. Kể từ đó, mẹ Hảo trở thành trụ cột chính trong gia đình với nghề xẻ mực thuê và sửa quần áo. Thương mẹ vất vả, Hảo phụ mẹ mọi việc có thể. Hàng xóm thương con bé Hảo học giỏi, hiếu thảo nên cho chiếc xe đạp để em đi học và chở mẹ ra chợ làm mỗi ngày.

Rồi khi Hảo lên THPT, đi học xa nhà gần 20 km, hàng xóm lại thương cho cả chiếc xe máy cũ để đến trường.

Bà Phạm Thị Tiến – mẹ Hảo nói: “Ở đây sống chủ yếu nhờ tình làng nghĩa xóm. Con Hảo nhập học ĐH được cũng nhờ mỗi người cho một ít…”

Kỳ thi ĐH năm nay Hảo đỗ cả hai trường là ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM và ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. Hảo nói: “Nhìn mẹ vất vả em thương lắm nhưng không thể bỏ học được. Chỉ có học mới giúp em thoát nghèo, mới lo cho mẹ, ông bà nội và các em được”.

“Con phải vào ĐH”

Trở về nhà sau hơn một tuần nhập học, Đoàn Thị Diễm Trinh (xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, tỉnh T.iền Giang) không quên đến bên bàn thờ mẹ thắp nén nhang và kể về những ngày đầu bước vào giảng đường.

Với Trinh, việc vào được giảng đường ĐH không chỉ là hiện thực hóa ước mơ của bản thân mà hơn hết đó chính là hoàn thành di nguyện của người mẹ quá cố.

Video đang HOT

Gập ghềnh đường đến trường - Hình 2

Tranh thủ ngày chủ nhật về thăm nhà, Trinh giúp cha rửa xe cho khách.

Trinh kể cách đây gần một năm, mẹ em bị bệnh nặng phải vào bệnh viện. Gia đình khó khăn, chỉ có căn nhà sàn dựng tạm bên lề đường. Cha làm nghề sửa và rửa xe, phải bỏ hết việc theo mẹ vào bệnh viện. Hằng ngày ở nhà, Trinh thay cha rửa xe cho khách k.iếm t.iền đi học. Chị gái Trinh đang học CĐ cũng phải bỏ ngang việc học để giúp cha chăm sóc mẹ.

Thế rồi, không bao lâu sau mẹ Trinh qua đời. Trước lúc mất, người mẹ chỉ nhắn gửi chồng mình một điều là lo cho hai con học đến nơi đến chốn, nhất là Trinh, phải vào được ĐH.

Căn bệnh ung thư quái ác không chỉ cướp mất mẹ Trinh mà còn để lại một món nợ khổng lồ cho gia đình Trinh. Chị gái Trinh quyết định không trở lại trường mà đi làm công nhân để phụ giúp cha. Còn Trinh nhận được giấy báo nhập học vừa mừng vừa lo không biết liệu đường nào.

Ông Đoàn Ngọc Thanh – cha Trinh nói: “Con gái lớn quyết tâm đi làm nuôi em nên tui cũng ráng lo cho con được thỏa ước mơ. Tui ở nhà làm k.iếm t.iền trả nợ từ từ cũng được, chỉ sợ con gái đi học xa nhà thiếu hụt đủ thứ thì tủi thân”.

Phận mồ côi vào ĐH

Khác với Trinh, Lượm mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn rất nhỏ. Cái tin thằng Lượm “mồ côi” đậu ĐH khiến không khí trong căn nhà lá xập xệ ở phường 5, thị xã Cai Lậy, tỉnh T.iền Giang sôi nổi hẳn lên.

Trong căn nhà ấy, có đến năm người phụ nữ đã thay phiên nhau chăm sóc Lượm từ những ngày còn đỏ hỏn. Giờ họ đang nở nụ cười tươi vì đứa con “ngang hông” nay đã vào được ĐH.

Gập ghềnh đường đến trường - Hình 3

Đạt đi cắt rau mướn phụ giúp các cô.

Lượm là cái tên các cô đặt cho Lương Phát Đạt bởi lẽ “nó sức khỏe yếu, khó nuôi” – bà Lương Thị Kim Liên, cô thứ tám của Đạt giải thích. Bà Liên kể do mẹ Đạt bị bệnh tim nên sinh em ra rất yếu, chỉ có 2,1kg. Ít lâu sau khi sinh Đạt thì mẹ em mất. Sau ngày vợ mất, cha Đạt buồn nên đi làm xa, cả năm mới ghé về một lần. Bốn năm sau thì ông có gia đình mới.

Cách đây hơn một năm, cha Đạt trở về nhà, sau đó qua đời. Đạt nói: “Năm người cô thay phiên nhau lo cho em đến giờ. Cô này lấy chồng thì gửi em cho các cô còn lại. Cứ như thế giờ chỉ còn cô út chưa lấy chồng nên đi làm nuôi em”.

Hiện tại, Đạt sống chung với gia đình người cô thứ tám và cô út. Cuộc sống gia đình chỉ trông vào mảnh vườn nhỏ trồng mấy dây mướp và vài cây mít, cây mía. Cô út của Đạt làm công nhân, mỗi tháng tích góp được hơn 2 triệu đồng cũng để dành lo cho thằng cháu đi học.

Đạt đã chọn ngành sư phạm ngữ văn và thi đỗ vào ĐH Sư phạm TP.HCM. Sau khi làm thủ tục nhập học, Đạt được các cô gửi ở một ngôi chùa gần trường ĐH. Hằng ngày sau giờ học em lại phụ giúp các sư dọn dẹp và giữ xe cho khách viếng chùa.

Đạt nói: “Em mang ơn các cô nhiều lắm. Nhờ các cô em mới lớn khôn nên người. Em phải học tốt để trả ơn các cô…”.

Theo Thuý Hằng – Hiền Trần/Báo T.uổi trẻ

Nghị lực thép của chàng trai mù ước mơ trở thành thầy giáo

Từ một đ.ứa b.é mù lòa, Lê Minh Tâm phấn đấu vừa học, vừa làm để tự nuôi sống bản thân và trở thành sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Điều đáng trân trọng là đời sống sinh viên vẫn còn nhiều khó khăn, túng thiếu nhưng Tâm luôn sẵn sàng dạy đàn miễn phí cho những bạn trẻ nghèo, tàn tật yêu thích âm nhạc.

Mảnh đời bất hạnh

Gặp gỡ, tiếp xúc với Lê Minh Tâm (SN 1990, ngụ xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) mới thấy và cảm phục ý chí vượt qua bóng tối vươn lên làm người hữu ích của cậu. Nhìn nụ cười lạc quan, thân thiện trên môi chàng sinh viên Ngữ Văn năm 2 này, ít ai biết được cậu đã và đang phải tranh đấu không ngừng với những tháng ngày đen tối để tìm đến ánh sáng tương lai.

Tâm là con út trong một gia đình nông dân nghèo đông anh em. Cha mẹ cậu phải tảo tần làm thuê, làm mướn vất vả lắm mới đủ lo chuyện cơm áo cho đàn con. Nhưng rủi thay, bất hạnh cứ luôn dồn dập kéo đến với gia đình họ. Ông bà sinh được 11 đứa con thì 5 người bị mù lòa, trong đó có Tâm cùng chịu chung số phận với các anh trai. Thương con, cha mẹ cậu bán ruộng vườn để lo chạy chữa khắp nơi nhưng 5 anh em vẫn không nhìn thấy được. Điều khiến ông bà luôn u uất là không tìm được nguyên nhân gây mù lòa cho các con mình, bởi lúc chào đời, đôi mắt của Tâm và 4 người anh vẫn nhìn thấy bình thường.

Đến khi được 5, 6 t.uổi thì hai mắt họ lần lượt bị mờ dần, rồi mù hẳn. Đến bệnh viện, các bác sĩ giỏi cũng không tìm ra nguyên nhân gây mù vì kết quả khám nghiệm cho thấy các bộ phận của mắt không có biểu hiện hư hỏng, bệnh tật hay ảnh hưởng của chất độc da cam. Đã đau buồn vì bệnh tật các con, gia đình Tâm lại gánh chịu thêm sự gièm pha của dư luận.

Nghị lực thép của chàng trai mù ước mơ trở thành thầy giáo - Hình 1

Lê Minh Tâm

Người biết chuyện thì cho rằng, anh em Tâm bị mù do nhiễm độc khi sử dụng nguồn nước ngầm trong sinh hoạt hàng ngày hoặc một gen lặn nào đó gây ra mù. Còn những người độc mồm lại đồn thổi gia đình họ bị tà ma quấy phá hay ăn ở thiếu đức nên các con phải quả báo như vậy. Bỏ ngoài tai búa rìu dư luận, cha mẹ Tâm vẫn miệt mài làm việc để nuôi các con khôn lớn. Về phần Tâm, cậu chưa bao giờ hờn trách số phận hay những người xung quanh mà can đảm chấp nhận sống t.uổi thơ tăm tối, đầy gian truân.

Hồi ấy, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên những người anh mù lòa của Tâm cũng bươn chải đi bán vé số để phụ giúp cha mẹ. Cậu cũng không được đến lớp mà phải sống đơn độc trong bóng tối. Hàng ngày, nghe lũ trẻ hàng xóm rủ nhau cắp sách đến trường và kể chuyện học hành khiến lòng Tâm luôn khát khao được đi học để hiểu biết về thế giới. Ước mơ là thế nhưng khi ngẫm lại mình, cậu bé chỉ biết ngậm ngùi cho số phận.

Cơ may đã đến, năm 10 t.uổi, Tâm được nhận vào học ở Trung tâm học tập dành cho người khiếm thị tại xã nhà. Gặp nhiều gian khó khi mò mẫm nhận biết từng con chữ để tiếp thu kiến thức nhưng cậu học trò khiếm thị này luôn đạt học lực giỏi khiến cha mẹ cậu rất vui lòng và hàng xóm xung quanh hết lời thán phục.

Khi lên cấp 2, Tâm buộc phải chuyển xuống TP.HCM để tiếp tục việc học tại trường THPT dành cho người khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu. Từ đấy, cậu bé bắt đầu cuộc sống xa nhà và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi mọi sinh hoạt cá nhân, học tập đều phải tự mò mẫm trong bóng tối. Gian truân nhất là việc đi lại và những lúc đau ốm, bệnh tật không biết nhờ ai chăm nom. Nghĩ đến việc ấy, cha mẹ Tâm ở quê luôn canh cánh nỗi lo trong lòng. Nhưng thời gian trôi qua, cậu bé đã quen dần cuộc sống tự lập và rèn cho mình một nghị lực sống phi thường để bám trụ được ở đất Sài Gòn.

Không buông trôi cuộc đời!

Từ năm cấp 3, Tâm được chuyển sang học hòa nhập với những học sinh sáng mắt tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (quận 5, TP.HCM). Ban đầu, Tâm cảm thấy bị hụt hẫng và chán nản muốn nghỉ học vì không theo kịp bạn bè. Khi còn học ở trường khiếm thị, số lượng học sinh ít nên cậu được giáo viên chỉ dạy cặn kẽ từng con chữ và uốn nắn từng chi tiết nên mới tiếp thu tốt bài giảng.

Tuy nhiên, không để cái khó cản trở việc học, Tâm chọn cho mình một phương pháp học phù hợp, đó là dùng máy ghi âm để ghi lại bài giảng của thầy cô ở lớp. Về nhà, cậu tự tìm tòi tham khảo các tài liệu để soạn riêng cho mình một giáo trình học đầy đủ kiến thức. Khả năng tự học đặc biệt này giúp Tâm luôn hoàn thành tốt việc học để theo kịp những người bạn sáng mắt.

Những cố gắng và nỗ lực vươn lên của cậu đã đem lại thành tích học đáng khích lệ với nhiều năm liền đạt học lực khá giỏi, luôn nằm trong danh sách những học sinh dẫn đầu lớp. Tâm học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Toán và đam mê với môn Văn. Năm lớp 12, cậu học trò khiếm thị nghèo này đạt giải nhì cuộc thi học sinh giỏi Văn cấp thành phố.

Ngày ấy, chi phí ăn ở đối với Tâm là cả một vấn đề nan giải. Khi rời trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, cậu phải thuê phòng trọ sống một mình. Cha mẹ Tâm đều đã lớn t.uổi, thường xuyên đau ốm nên không thể đi làm lo chi phí ăn học mỗi tháng cho con nên cậu buộc phải tự mò mẫm xoay sở để lo cho bản thân. Từ đó, ngoài giờ lên lớp, Tân tranh thủ đi hát rong trên đường phố để bán vé số.

Bất kể trời mưa nắng, Tâm cùng người anh trai rong ruổi đi bán khắp các con hẻm lớn nhỏ, các quán nhậu ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Đến đâu, tiếng hát ngọt ngào, cùng với ngón đàn "độc" của chàng trai mù cũng làm say đắm lòng người nên luôn được bà con ủng hộ. Bên cạnh đó, Tâm cũng nếm trải không ít đắng cay, tủi nhục khi bị các chủ quán nhậu xua đuổi, c.hửi mắng, rồi kẻ gian bị lừa lấy hết vé số.

Sau những giờ mưu sinh vất vả, trừ hết mọi chi phí ăn uống, xe cộ, Tâm cũng bỏ túi được 200 ngàn đồng. Khoản thu nhập này đã phần nào giúp cậu trang trải chi phí ăn uống, sách vở và phòng trọ mỗi tháng. Tâm chia sẻ: "Cuộc sống càng khó khăn thì mình càng phải cố gắng hơn nữa để thích nghi mà vượt qua bóng tối của cuộc đời. Cha mẹ tôi ở quê đã già nên mình đã chưa lo được cho ông bà thì cũng phải cố gắng lo được cho bản thân để cha mẹ được an tâm. Nhiều lúc tôi muốn ngã quỵ khi phải tối mặt, tối mũi với việc học, việc làm nhưng nghĩ đến cha mẹ, tôi tự bảo mình phải tiếp tục phấn đấu để sau này thành tài có điều kiện phụng dưỡng cha mẹ".

Mùa thi năm 2012, Tâm thi đậu vào ngành Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh và trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc. Từ đó, chàng sinh viên nghèo này lại tiếp tục đem lời ca, tiếng đàn của mình đi bán vé số để nuôi ước mơ trở thành thầy giáo. Dẫu vất vả nhưng thành tích học trong 2 năm qua của Tâm luôn xếp loại khá.

Ngoài nghị lực vượt khó phi thường, chàng sinh viên khiếm thị Lê Minh Tâm còn được nhiều người hâm mộ bởi tài năng âm nhạc qua những ngón đàn độc đáo. Trước đây, cậu chỉ gảy đàn để bán vé số kiếm sống, thì giờ đây tiếng đàn, lời ca ấy lại vang lên trầm bổng trong các chương trình giao lưu văn nghệ của trường, đem lại những giây phút thư giãn cho bạn bè, thầy cô và động viên những người cùng cảnh ngộ. Tâm chơi thông thạo nhiều loại đàn như guita, đàn tranh và organ.

Hiện nay, cậu đã có thêm công việc mới là dạy đàn cho nhiều học viên sáng mắt tại quê nhà vào những ngày cuối tuần và ở TP.HCM. Mỗi buổi học, Tâm chỉ nhận 70 ngàn đồng cho một học viên, lớp học từ 2 đến 3 thành viên. Tuy nhiên, đối với những người khuyết tật đam mê âm nhạc thì được cậu miễn học phí cho họ.

Tâm chia sẻ: "Từ nhỏ, tôi đã yêu âm nhạc và văn chương. Chính tiếng đàn, câu hát đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đối mặt khó khăn, tôi luôn nhắc nhở mình: Đừng bao giờ buông trôi cuộc đời, bởi khó khăn nào cũng có cách giải quyết để vượt qua. Và tôi luôn phấn đấu hết mình để thực hiện ước mơ trở thành giáo viên dạy văn, mong được đem tri thức đến với những người cùng cảnh ngộ".

Nhiều năm qua, dù bận bịu việc học, việc làm nhưng Tâm luôn tranh thủ tham gia nhiều hoạt động xã hội của trường nên được thầy cô và bạn bè yêu mến. Năm 2012, cậu đã vinh dự được Thành đoàn TP.Hồ Chí Minh trao tặng Huy chương Thanh niên ưu tú làm theo lời Bác. Nghị lực vượt khó phi thường của Tâm thật đáng khích lệ, chúng tôi cầu chúc cậu sẽ sớm hoàn thành hoài bão của mình để thành người hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Theo PLO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bảo mẫu con gái Mai Phương bị nói xấu, Phùng Ngọc Huy phải lên tiếng xin lỗi
16:24:18 27/06/2024
Chủ trọ U60 lắp camera quay lén trong phòng tắm nữ, công an vào cuộc xử lý
17:32:47 27/06/2024
Hoa hậu Thùy Tiên tìm được niềm vui sau "chia tay", Quang Linh Vlog cũng có phần
16:02:34 27/06/2024
Angelababy "bít đường" trở lại showbiz, Huỳnh Hiểu Minh hạnh phúc bên bạn gái
17:04:13 27/06/2024
Vừa ra khỏi phòng thi tốt nghiệp THPT, con riêng của chồng nói một câu biến tôi thành "tội đồ" trong mắt nhà chồng
18:32:28 27/06/2024
Mỹ nhân "Hoàn Châu cách cách": Dạy con thành tài, giúp chồng đại gia trả nợ
19:54:15 27/06/2024
Ronaldo fan đông nhất làng bóng đá, vẫn bị Youtube "cấm" mở kênh, vì sao?
16:32:52 27/06/2024
Minh Hằng sinh nhật t.uổi 37: Chồng tặng vàng khối, du lịch sang chảnh
19:57:43 27/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hành trình tìm vật chất tối trên sao Mộc

Lạ vui

21:59:34 27/06/2024
Và nó cũng không phải là thứ hiếm hoi nếu không muốn nói là đầy ắp. Theo ước tính của các nhà khoa học, khoảng 70 đến 80% khối lượng vật chất trong vũ trụ được gọi là vật chất tối đầy bí ẩn.

Show Chông Gai tung trailer: Hé lộ màn đấu giá đầu tiên đầy kịch tính, Binz nói gì về việc thay đổi hình tượng?

Tv show

21:36:33 27/06/2024
Qua trailer, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cho khán giả thấy cảm xúc đa tầng của những người đàn ông trên 30 t.uổi.

Ryan's World: Youtuber lai Việt đ.ập hộp đồ chơi, kiếm nhiều t.iền nhất thế giới

Netizen

21:32:44 27/06/2024
Nhắc đến những sao nhí kiếm thu nhập khủng từ YouTube, nhiều người không khỏi nhớ đến cậu bé Ryan Kaji (sinh năm 2011) - chủ của kênh YouTube Ryan s World. Cho những ai chưa biết, Ryan là con lai Việt - Nhật.

Thanh Lam hạnh phúc ngập tràn bên chồng bác sĩ, BTV Ngọc Trinh xinh đẹp trẻ trung

Sao việt

21:31:25 27/06/2024
NSND Thanh Lam đăng ảnh bên chồng bác sĩ nhân dịp đón sinh nhật t.uổi mới; BTV Ngọc Trinh VTV xinh đẹp khác hẳn khi lên sóng truyền hình.

Tử vi hôm nay thứ 6 ngày 28/6/2024 của 12 con giáp: Tý thẳng tính nhưng vô duyên, Tuất bất đồng với cấp trên

Trắc nghiệm

21:29:33 27/06/2024
Xem tử vi 12 con giáp hàng ngày để biết tài lộc, tình yêu, sự nghiệp, vận hạn tốt xấu... giúp bạn làm chủ các vấn đề trong cuộc sống.

Lai Châu: Đăng tin giả đi ô tô bắt cóc t.rẻ e.m, một người bị triệu tập

Pháp luật

21:29:12 27/06/2024
Cơ quan Công an Lai Châu đã triệu tập ông Đỗ Văn Q sẽ bị xử phạt 7,5 triệu đồng vì đăng thông tin sai sự thật về một nhóm người đi ô tô bắt cóc trẻ gây xôn xao dư luận.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 1: Yên vượt đèn đỏ bị công an là chồng bạn thân bắt

Phim việt

21:28:56 27/06/2024
Trong Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 1, hai vợ chồng Yên vượt đèn đỏ và ngay lập tức bị công an yêu cầu dừng xe. Cả hai mừng rỡ khi phát hiện ra người lập biên bản chính là Nghiêm - chồng của cô bạn thân.

Phim của La Vân Hi vượt mặt phim "Câu Chuyện Hoa Hồng" của Lưu Diệc Phi

Phim châu á

20:29:18 27/06/2024
Nhan Tâm Ký với sự tham gia của La Vân Hi và Độ Hoa Niên của Triệu Kim Mạch, Trương Lăng Hách là hai siêu phẩm cổ trang sắp ra mắt trong thời gian tới

Một cảnh sát ở Athens bị tấn công bằng bom xăng

Thế giới

20:24:17 27/06/2024
Đội chống k.hủng b.ố thuộc lực lượng Cảnh sát Hy Lạp đang điều tra vụ việc. Chưa có cá nhân hay tổ chức nào nhận thực hiện vụ tấn công.

Phương Mỹ Chi trở lại thế giới văn học trong Gối Gấm

Nhạc việt

20:02:51 27/06/2024
Liệu Phương Mỹ Chi sẽ có bất ngờ nào mới dành cho khán giả trong thời gian sắp tới hay không? Hãy cùng theo dõi các hoạt động tiếp theo của nữ ca sĩ.

Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra vụ hỏa hoạn làm cặp vợ chồng t.ử v.ong

Tin nổi bật

19:53:41 27/06/2024
Theo người dân, đây là căn nhà do vợ chồng anh P và chị Tr. thuê. Cặp vợ chồng này thường xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Họ có người con khoảng 1 t.uổi. Trước đó, cháu bé được anh P. gửi về nhà ngoại.