Gặp cô giáo dạy nghề cho hàng ngàn nhân viên quản lý khách sạn, nhà hàng
Tới nay, cô Nguyễn Thị Hợp đã đào tạo nhiều lứa học trò thành công. Nếu kể tên ra, rất nhiều người học trò của cô đang là quản lý cấp cao của những nhà hàng, khách sạn hạng sang, trong và ngoài nước.
15 năm làm nghề giáo và những kỷ niệm khó quên với học trò
Cô giáo Nguyễn Thị Hợp hiện là Trưởng khoa Quản trị Khách sạn, nhà hàng – Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng.
Cô giáo Nguyễn Thị Hợp
Được biết, sau khi tốt nghiệp THPT, cô Nguyễn Thị Hợp đã chọn học ngành du lịch. Khi còn là sinh viên năm thứ 3, cô đã đi làm tại một khách sạn liên doanh 4 sao hàng đầu tại Hải Phòng vào thời điểm đó.
Sau 5 năm làm việc ở khách sạn, cô Hợp đã nộp hồ sơ ứng tuyển và được lựa chọn vào làm giáo viên tại Trường trung cấp Du lịch Hải Phòng nay là trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng. Kể từ đó đến nay cô gắn bó với nghề giáo 15 năm.
Từng đó năm, cô giáo Hợp có rất nhiều kỷ niệm với nghề. Cô nhớ nhất ngày đầu tiên đứng trên bục giảng có rất nhiều bỡ ngỡ, hồi hộp và cả lo lắng. Thậm chí cô còn tự hỏi “không biết mình bước vào lớp học sinh có cười mình không?”. Lo lắng nhất vẫn là “mình giảng, học sinh có hiểu bài không?”.
Xuất phát từ người chưa được đào tạo chuyên ngành sư phạm nên cô Hợp phải tham gia các lớp học về nghiệp vụ. Không ngại khó, ngoài giờ học, cô thường xuyên tham gia dự giờ các giáo viên có nhiều kinh nghiệm của trường để học hỏi. Cũng từ đây, cô giáo trưởng thành hơn từ những góp ý chân thành của các đồng nghiệp.
Bản thân cô Hợp tự nhận mình khó tính vì trong mỗi lần lên lớp cô đều rất nghiêm khắc với sinh viên và càng nghiêm khắc hơn với các lớp mình được giao công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, có những lần cô giáo cũng phải chịu thua với “đám nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”.
Video đang HOT
Cô Hợp trong buổi dạy thực hành cho sinh viên.
Cô kể: “Chưa bao giờ mình buồn và bực với sinh viên như vậy. Đó là lớp Quản trị KS khóa 9, một lớp có thể nói là rất đoàn kết, luôn tham gia tích cực và có nhiều thành tích cả về học tập cũng như các phong trào của nhà trường. Nhưng trong một buổi chào cờ của nhà trường, không rõ lí do tại sao, 80% sinh viên lớp không tham dự.
Ngay sau đó mình làm việc với ban cán sự lớp nhưng các bạn cũng không nói. Mình đã phải họp lớp tâm sự từ nhỏ tới to. Ngày hôm sau, lớp họp bàn với nhau đồng thanh đón mình vào lớp bằng tiếng hô: “Mẹ ơi chúng con xin lỗi, chúng con biết lỗi rồi”. Khi ấy, mình và các học trò cùng òa khóc. Đó là kỷ niệm rất khó quên đối với mình”.
Học viên trường nghề thường bị đánh giá là có chất lượng đầu vào thấp hơn các trường đào tạo văn hoá. Nhưng cô Hợp cho rằng học lực văn hóa không đánh giá được tay nghề của người học nghề. Theo cô Hợp, chất lượng đầu vào chỉ thấp khi nhận thức về nghề, niềm đam mê với nghề không có, học để cho có.
“Đối với sinh viên lười học, không chú tâm tới nghề thì giáo viên cần dành nhiều thời gian hơn tìm hiểu tâm tư, lý do và tìm được sở thích về nghề để khuyến khích, thúc đẩy đam mê, phối hợp cùng bạn thân, gia đình để cùng sinh viên có mục tiêu học tập đúng, đạt được kết quả học tập như mong muốn”, cô giáo chia sẻ kinh nghiệm.
Học trò thành công là niềm cảm hứng cho các thế hệ kế cận
Tới nay, cô Hợp đã đào tạo nhiều lứa học trò thành công, có vị trí cao trong các khách sạn, nhà hàng. Nếu kể tên ra, rất nhiều người học trò của cô Hợp hiện đang là quản lý cấp cao của những nhà hàng, khách sạn hạng sang, trong và ngoài nước.
Cô Hợp tự nhận mình là giáo viên khó tính, luôn trăn trở làm sao để bài giảng hay hơn, hấp dẫn hơn.
Với cô Hợp, cô không đánh giá sự thành công của học trò qua vị trí hiện tại trong xã hội bởi mỗi người có tiêu chí đánh giá khác nhau. Mỗi sinh viên ra trường, trưởng thành, có công việc ổn định và mức lương tốt là niềm tự hào của mỗi giáo viên như cô vì chính các học trò này là niềm cảm hứng cho các thế hệ sinh viên sau thêm yêu nghề và vững tin hơn khi chọn nghề.
15 năm với bao thế hệ học trò nhưng người học trò đặc biệt nhất đối với cô giáo là nữ sinh Nhữ Thị Phương – sinh viên khóa 1 chuyên ngành Quản trị khách sạn. Đó là cô học trò rất nhanh nhẹn, luôn tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Trong các buổi học nghiệp vụ nhà hàng của cô Hợp, Phương tỏ rõ sự thông minh và luôn chăm chỉ luyện tập, có niềm đam mê thực sự.
Năm 2012, sau khi được nhà trường lựa chọn tham gia kỳ thi tay nghề dịch vụ nhà hàng, Nhữ Thị Phương luôn nỗ lực để giành giải cao nhất tại các kỳ thi cấp trường – thành phố và quốc gia. Năm 2013 cô bé tiếp tục được lựa chọn tham gia thi tay nghề ASEAN và thế giới, giành được chứng chỉ nghề xuất sắc.
Đây là học trò khiến cho cô giáo Hợp tự hào nhất. Đáng quý hơn là, cho đến nay, sau gần 10 năm ra trường, Phương vẫn luôn chân thành, nhiệt huyết với cô giáo và các hoạt động của nhà trường.
Là một người giáo viên, điều khiến cô Hợp trăn trở nhất làm thế nào có bài giảng hay, áp dụng thực tiễn, cập nhật với sự phát triển của ngành. Để làm được điều này, mỗi giáo viên cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, chi tiết, sát thực tế cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Từ đó, chọn lọc các phương pháp giảng dạy phù hợp đặc biệt chú trọng lấy người học làm trung tâm, tổ chức quản lý lớp học nghiêm túc, khoa học để từ đó đạt mục tiêu đã đề ra.
Với cô giáo Nguyễn Thị Hợp, người giáo viên cần phải có tâm huyết, có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ sinh viên noi theo.
Trung tâm GDNN-GDTX linh hoạt hướng nghiệp cho học sinh
Với chức năng tổ chức các hoạt động GD nghề nghiệp, dạy nghề, GD thường xuyên, các trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn Hà Nội đang nỗ lực đổi mới phương thức hoạt động theo hướng đa dạng hóa chương trình học tập.
Học sinh thực hành nghề pha chế đồ uống.
Hướng nghiệp theo nhu cầu người học và xã hội
Bà Tô Thị Trà Ly - Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX Thanh Xuân nhận định: Bên cạnh nhiệm vụ dạy văn hóa GDTX, để thực hiện chức năng dạy nghề hướng nghiệp cho HS các trường THPT, THCS công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân, trung tâm tập trung dạy các nghề thế mạnh như: Nấu ăn, làm hoa, điện dân dụng, tin học, móc chỉ.
Duy trì khoảng 3.000 - 3.500 học sinh/năm học. Ngoài ra, trung tâm còn cung cấp dịch vụ dạy nghề hướng nghiệp đến các trường THPT, THCS dân lập trên địa bàn quận Thanh Xuân và quận, huyện lân cận. Hiện trung tâm phối hợp với 10 trường dân lập, dạy nghề từ 1.200 - 1.800 học sinh/năm học.
Ở lĩnh vực đào tạo nghề ngắn hạn, trung tâm tập trung theo hướng dạy nghề cho đối tượng có ngân sách và có thu phí. Đó là các học viên thuộc gia đình có công, gia đình hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật; học viên thuộc đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trung tâm triển khai dạy các nghề về dịch vụ, phục vụ như: Sửa chữa quần áo, xoa bóp bấm huyệt, cắt tóc nam, giúp việc gia đình, điện lạnh, nấu ăn...
Cùng với đó, nắm bắt được nhu cầu thực tế của học viên, trung tâm đã mở các lớp nghề sơ cấp cho nhân viên bếp làm việc tại trường học; Tổ chức các chương trình bồi dưỡng tin học, kỹ năng sống, kỹ năng gia chánh, bồi dưỡng cho giáo viên; Mở khóa đào tạo về kỹ năng gia chánh cho học sinh THCS, THPT, gồm các nghề: Nấu ăn theo chủ đề, làm bánh âu - á, pha chế đồ uống, làm hoa và căn hoa...
Với nhiệm vụ dạy trung cấp nghề, bà Ly cho biết: Trung tâm liên kết với các trường TC, CĐ để dạy trung cấp nghề cho học sinh đang học văn hóa tại trung tâm. Nhằm tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm sản xuất, kinh doanh, trung tâm đã thành lập tổ sản xuất. Trung tâm dự kiến sẽ phát triển hơn về mô hình sản xuất, dịch vụ, phục vụ trong trung tâm, có sản phẩm để bán trong trung tâm và ra cộng đồng. Làm tốt được đầu ra cho sản phẩm sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút đầu vào, nâng cao hiệu quả hướng nghiệp cho HS.
Với tính chất mở, trung tâm còn phối hợp với trung tâm xúc tiến việc làm và các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân để xây dựng bản tin giới thiệu việc làm hàng tháng. Đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng phường về chuyên môn, hoạt động, giáo viên, chương trình; Hỗ trợ Hội Khuyết tật, các cơ quan trên địa bàn quận về cơ sở vật chất; hỗ trợ cho nhóm trẻ chậm phát triển trí tuệ được học văn hóa và hòa nhập cộng đồng...
Chủ động nắm bắt cung - cầu
Theo Giám đốc Tô Thị Trà Ly, công tác tuyển sinh nghề ngắn hạn tại trung tâm còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do trung tâm chưa có nghề mũi nhọn, ngành nghề trung tâm được phép đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu xu thế của thị trường lao động; CSVC phục vụ học thực hành còn thiếu và chưa đồng bộ...
"Trước những khó khăn về hướng nghiệp, dạy nghề cho HS thì một trong những biện pháp cơ bản là trung tâm GDNN - GDTX phải thực hiện đa dạng hóa các chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học, thu hút đông người học đến với trung tâm" - bà Ly nhận định.
Tuy nhiên, sự phát triển bề rộng cũng cần bảo đảm, đồng bộ với chiều sâu, đó là đi cùng với số lượng thì yếu tố sống còn là chất lượng đào tạo phải bảo đảm. Học sinh không chỉ được bồi dưỡng kiến thức văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp mà còn phải được quan tâm giáo dục về truyền thống, đạo đức, nếp sống, pháp luật, rèn luyện sự tự tin và thái độ sống tích cực, trách nhiệm, sáng tạo...
Bà Ly cho rằng, trung tâm GDNN - GDTX cần được phát triển với tư cách của một đơn vị giáo dục, đồng thời cũng là tư cách của một doanh nghiệp. Với tư cách là một đơn vị giáo dục, các trung tâm cần tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục đạt được mục tiêu chương trình đề ra, đồng thời quan tâm phát triển học viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất đạo đức, phát triển nhân cách học viên, góp phần vào sự phát triển toàn diện học viên.
Với tư cách là một doanh nghiệp, trung tâm cần thay đổi tư duy làm việc, đó là, sẽ phải vận hành theo cơ chế thị trường và sẽ có sự cạnh tranh gay gắt, khi đó cần nhìn nhận các chương trình trung tâm đào tạo chính là những dịch vụ cung cấp đến xã hội, vậy dịch vụ này phải có chất lượng, có giá trị; cần nhìn nhận mối quan hệ giữa nhà trường với PHHS, phụ huynh và học sinh là khách hàng, họ là người trả phí, họ có quyền đánh giá, lựa chọn và quyết định sử dụng dịch vụ.
Đồng thời cũng phải tính đến mối quan hệ cung và cầu, nắm bắt nhanh nhu cầu và cung cấp dịch vụ theo phù hợp. Hướng nghiệp HS gắn với nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm khi ra trường sẽ tạo hiệu quả trong đào tạo, tránh lãng phí và không đi đúng hướng mục tiêu hướng nghiệp - dạy nghề cho người học. Các trung tâm cũng cần năng động, nhất là người đứng đầu cần dám nghĩ, biết làm và chịu trách nhiệm...
Cô giáo dạy cơ khí, 15 năm truyền lửa học nghề Tên là Len, lại theo đuổi nghề "cắt gọt kim loại", không hiếm giờ lên lớp "diện" quần áo bảo hộ, tay chân lấm lem, cô giáo 37 tuổi đã có nhiều thăng trầm buồn vui với nghề, và vẫn không ngừng nỗ lực đổi mới. 15 năm truyền lửa Những ngày đầu tháng 11, như thường lệ, cô Bùi Thị Len (SN...