Gạo lứt tốt nhưng những người này không nên ăn nhiều kẻo hối hận
Gạo lứt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên có những người nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Không giống như gạo trắng, gạo lứt vẫn giữ được lớp vỏ bên ngoài và cám nên chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ. Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều so với gạo trắng thông thường. Nhờ vậy, gạo lứt rất tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường hoặc những người muốn giảm cân.
Cụ thể chất xơ trong gạo lứt có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Với người bị đái tháo đường, chất xơ giống như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn, cản trở và giúp họ kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt sau khi ăn.
Bên cạnh đó gạo lứt cứng hơn gạo trắng, cần phải nấu lâu mới chín và khi ăn cũng phải nhai kỹ, nhai từ từ. Việc này khiến chúng ta không thể ăn nhanh, từ đó giúp tiêu thụ ít hơn đồng thời giữ được cảm giác no lâu hơn. Bản thân gạo lứt cũng chứa một số thành phần giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ bệnh tim và giúp giảm cân.
Tuy nhiên lượng lớn chất xơ phong phú trong gạo lứt có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi, sắt. Do đó những nhóm người sau không nên ăn quá nhiều loại gạo này:
Người có chức năng tiêu hóa kém
Lượng chất xơ lớn trong gạo lứt sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
Ăn nhiều gạo lứt đồng nghĩa với việc nạp vào lượng lớn chất xơ. Quá nhiều chất xơ sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa gạo lứt cũng khá cứng, khó tiêu hóa hơn gạo trắng nên những người mắc bệnh dạ dày, tá tràng,… hoặc có chức năng tiêu hóa kém nên hạn chế ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bị thiếu canxi, sắt
Video đang HOT
Trong lương thực thô như gạo lứt có chứa axit phytic và chất xơ, kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa. Chất này cản trở cơ thể hấp thụ các khoáng chất, trong đó có canxi và sắt.
Người có khả năng miễn dịch kém
Theo các chuyên gia, việc đều đặn nạp hơn 50g chất xơ mỗi ngày có thể gây cản trở việc bổ sung protein, tỷ lệ sử dụng chất béo giảm, tổn hại đến chức năng của xương, tim, máu … dẫn đến làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Người già và trẻ nhỏ
Chức năng tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên việc tiêu hóa lượng lớn chất xơ có trong gạo lứt sẽ tạo gánh nặng lớn cho dạ dày. (Ảnh minh họa)
Gạo lứt không chứa đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nếu ăn nhiều dễ gây bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn. Vì vậy không nên cho trẻ ăn nhiều gạo lứt, mà cần cân đối để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển thể chất toàn diện.
Ngoài ra do chức năng tiêu hóa của người già đã suy giảm, còn chức năng tiêu hóa của trẻ em chưa hoàn thiện, nên việc tiêu hóa lượng lớn chất xơ có trong gạo lứt sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.
Thanh thiếu niên đang ở tuổi dậy thì
Giai đoạn dậy thì có nhu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng, cùng với yêu cầu sinh lý của các kích thích tố, lương thực thô như gạo lứt không những cản trở hấp thụ cholesterol và chuyển đổi nó thành hormone, mà còn gây ảnh hưởng đến việc hấp thu cũng như sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng.
Đây mới là phần tốt nhất của quả chanh, nếu uống cùng mật ong nhất định không nên vứt bỏ
Cả quả, vỏ và hạt chanh đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy khi uống nước chanh pha mật ong nên tận dụng cả vỏ.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng của nước chanh và mật ong đối với sức khỏe nói chung. Uống một cốc nước chanh mật ong ấm vào buổi sáng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, làm sạch gan, thanh lọc cơ thể, tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón...
Tuy nhiên thực tế phổ biến là hầu hết mọi người đều mắc sai lầm khi pha chế. Đa số họ vắt chanh lấy nước rồi vứt đi phần vỏ, nhưng chính phần vỏ lại có công dụng chữa bệnh cực tốt.
Theo các chuyên gia, vỏ chanh là một trong những phần bổ dưỡng nhất trong toàn bộ quả chanh. Thay vì bỏ vỏ chanh, hãy thái lát chanh hoặc hoặc bào cả vỏ khi pha chế. Chỉ nên dùng không quá nửa quả chanh, pha cùng 1-2 thìa cà phê mật ong trong một cốc nước ấm.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, bạn có thể rửa sạch chanh, ngâm với nước muối khoảng 30 phút, để khô sau đó thái lát mỏng, xếp vào lọ. Cứ một lớp chanh pha một lớp mật ong, thêm chút muối. Mỗi sáng múc 3-4 thìa ra cốc, pha với nước ấm để uống.
Lưu ý, nên pha mật ong với nước ấm, bởi nước lạnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trong dạ dày. Không nên uống quá nhiều một lúc mà nhấp từng ngụm nhỏ để thanh lọc cơ thể.
3 thời điểm uống nước chanh tốt nhất trong ngày
- Sau khi thức dậy: Sau khi thức dậy, dạ dày đang trống rỗng, bạn hãy uống một cốc nước lọc ấm, sau đó pha một 1 ly nước chanh mật ong để cải thiện chứng táo bón, làm sạch dạ dày và bổ sung nước cùng với Vitamin C cho một ngày làm việc.
- Sau bữa ăn: Bạn có thể uống 1 ly nước chanh mật ong sau bữa ăn (sáng, trưa, tối) khoảng 1,5 - 2 tiếng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiêu hóa thức ăn của bạn.
- Buổi tối: Ngoài ra bạn có thể uống chanh mật ong vào buổi tối. Nhưng chỉ nên uống 1 ly vào trước 8 - 9h tối, không nên uống quá muộn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
4 nhóm người không không nên lạm dụng nước chanh
Chanh mật ong
Người có bệnh dạ dày
Chanh là một trong những trái cây có nhiều tính acid nhất. Nếu người có các triệu chứng bệnh liên quan đến dạ dày như: bị trào ngược, ợ chua thì khi uống nhiều nước chanh bạn sẽ làm cho những triệu chứng này nặng hơn.
Người đang đói bụng
Uống nước chanh khi đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày như khiến dạ dày bạn bị ăn mòn bởi axit, gây ra viêm, loét, thậm chí xuất huyết bao tử. Vì thế, mọi người chỉ nên uống nước chanh sau khi đã ăn no khoảng 30 phút.
Người có tính hàn
Đối với người cảm thấy lạnh hay mệt mỏi không nên uống nước chanh vì càng bị lạnh thêm, mệt mỏi hơn, dễ bị cảm hàn hơn hoặc có thể cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh. Bởi chanh có tính hàn.
Người đang bị tiêu chảy
Nếu tiêu chảy do vi khuẩn, uống nước chanh có thể có lợi vì đặc tính kháng khuẩn của nó. Tuy nhiên, trường hợp tiêu chảy là do phản ứng với chế độ ăn thì nên tránh uống thêm nước chanh.
Cách bảo vệ bộ máy tiêu hóa trong mùa cao điểm Đầu xuân là thời điểm các bệnh lý tiêu hóa hoành hành, cản bước bạn khởi động năm mới dồi dào năng lượng. Lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia để chăm sóc tốt nhất hệ tiêu hóa, ngăn chặn nguy cơ bệnh dạ dày đại tràng. Các triệu chứng bệnh tiêu hóa mùa xuân tăng cao Nghiên cứu chỉ ra rằng: Vào...