Gạo đến tay học sinh vùng khó
Với định mức Chính phủ hỗ trợ 15kg/học sinh/tháng, các em học sinh đi học sẽ không còn lo đói khi đến lớp, thậm chí còn có gạo để phụ giúp gia đình vào những ngày giáp hạt, giáp tết.
Niềm vui không kể xiết
Chị Giàng Thị Pờ (37 tuổi) ở xóm Mã Phí Lèng, xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đợi sáng để đến trường học của con nhận gạo. Khi đi, bà mang theo một chiếc bao lớn. Bởi theo thông báo của giáo viên phụ trách xóm, theo quyết định của Chính phủ, từ nay hàng tháng, con trai của bà sẽ được cấp gạo để ăn học. Thằng Giàng A Páo (học sinh lớp 7 Trường THCS Pải Lủng) không phải học sinh bán trú, vì vậy bà phải mang bao đến trường lấy gạo về nhà. Đến trường, bà được thầy cô giáo phát cho 75kg gạo. Đến cuối năm, bà còn được nhận thêm 60kg nữa. “Chưa bao giờ được nhận nhiều gạo thế đâu” – bà Pờ cười sảng khoái.
Học sinh xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, chờ nhận gạo hỗ trợ
Cô Nguyễn Thị Phương – giáo viên Trường THCS Pải Lủng kể: Học sinh ở đây phần lớn là con em hộ nghèo, đặc biệt khó khăn. Những trường đóng ở khu vực khá hơn một chút còn có thể huy động thêm gạo, củi của gia đình học sinh nên bữa ăn còn tươm tất hơn một chút. Những trường đóng ở vùng khó khăn quá, không vận động được gì thì số tiền trên phải chia năm sẻ bảy cho gạo, muối, dầu, chất đốt… thế là gần hết, nên bữa ăn của học sinh rất đạm bạc. “Nay được Chính phủ hỗ trợ gạo, số tiền mua gạo hàng ngày sẽ được dùng để mua thức ăn. Hy vọng bữa ăn của học sinh sẽ khá hơn” – cô giáo Phương chia sẻ.
Video đang HOT
Không xa Trường Pải Lủng, một số giáo viên của Trường THCS Cán Chu Phìn cùng huyện Mèo Vạc, đang sử dụng số gạo này để “tăng sức ép” với những phụ huynh thỉnh thoảng bắt con nghỉ học để đi làm. Cô Nguyễn Thị Hường phân trần: “Nghe được nhận gạo, phụ huynh học sinh phấn khởi lắm. Họ đến từ sớm, nhưng bọn em phải lọc ra. Trước sau gì mình cũng cấp đủ gạo cho họ thôi, nhưng bắt họ cam kết không bắt con nghỉ học, rồi mới cho nhận gạo”.
Học sinh bớt khó khăn
Được biết, tổng số gạo hỗ trợ đợt 1 cho huyện Mèo Vạc là 850.650kg cho 11.342 học sinh, trong đó học sinh không ở bán trú là 9.541 em. Ông Nguyễn Chí Thường – Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc chia sẻ: “Quyết định này giúp đồng bào rất nhiều. Nó không chỉ giúp nhà trường, học sinh, mà còn tháo gỡ khó khăn cho địa phương khi gạo được cấp trúng vào thời điểm giáp hạt”.
Theo Quyết định 36/2013, toàn tỉnh Hà Giang có trên 55.800 học sinh thuộc diện được hỗ trợ gạo để học tập của Chính phủ, với tổng số gạo hỗ trợ khoảng 4.190 tấn.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa bàn khác của tỉnh gạo vẫn chưa đến. Ông Phan Văn Thành – Hiệu trưởng Trường THPT?Đông Minh (huyện Yên Minh) cho hay: “Chúng tôi đã nhận được quyết định hỗ trợ gạo nhưng chắc phải tháng nữa gạo mới tới trường vì ưu tiên các huyện vùng cao như Đồng Văn, Mèo Vạc trước. Sắp tới là thời gian các em nghỉ tết nên chúng tôi cũng có kế hoạch phát gạo cho các em mang về nhà”.
Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hà Giang mới nhận được đợt gạo hỗ trợ đầu tiên, trong khi thời gian thực tế hưởng của đối tượng bắt đầu từ ngày 1.9.2013. “Vì vậy huyện đã chỉ đạo các địa phương thực hiện cấp phát đầy đủ số lượng gạo của 5 tháng trong 1 lần cấp đến các xã, thị trấn” – ông Thành cho biết.
Theo TTVN
Mò cua bắt ốc nuôi ước mơ
Ở mảnh đất lam lũ nghèo xơ quê em, dù quanh năm người lớn phải quay quắt với nỗi lo cơm áo, nhưng việc học hành của con trẻ vẫn rất được quan tâm.
Ngay trong làng của em, dù nhiều bạn hàng ngày bụng đói tới lớp nhưng ai cũng ham học và luôn động viên nhau chỉ có cái chữ mới giúp cuộc sống của chúng mình sau này bớt khổ hơn cha mẹ...Em là con út trong gia đình nông dân nghèo có 5 con. Anh trai của em bị bại não từ nhỏ, bố cũng phải nằm viện thường xuyên sau những ngày vất vả ngược xuôi kiếm tiền nuôi các con ăn học. Từ năm 2006 đến nay, bố lại bị viêm gan nặng nên mọi gánh nặng gia đình đều đè trên đôi vai gầy của mẹ.
Em Tươi mò cua nuôi dưỡng ước mơ
Để lo được cho chồng con cùng ông bà nội hơn 70 tuổi đau yếu, mẹ em phải tất tả, hết lo 6 sào ruộng khoán lại đi cày thuê, gặt mướn. Mấy năm trở lại đây có lẽ do quá vất vả nên mẹ đã già và yếu đi nhiều.
Thương bố mẹ nên từ nhỏ chúng em đã luôn ý thức bảo ban nhau phải tự vật lộn với cuộc sống để mưu sinh. Tuổi nhỏ không thể gánh gồng nặng, ngoài giờ học, chúng em làm việc nhà, chăm anh trai và ông bà rồi tranh thủ ra đồng hái rau, bắt cua, bắt cá, bắt lươn để bán mua gạo phụ giúp bố mẹ.
Dù vất vả nhưng chúng em đều học giỏi và thường xuyên nhận được học bổng của nhà trường. Tiền học được miễn còn tiền mua bút, giấy, sách vở, em tự kiếm bằng cách đi nhặt phế liệu và tích cóp từ những khoản bán cua, bán lươn. Thời gian biểu hàng ngày của em là sáng đến trường, trưa về cho lợn, gà ăn, chiều giúp mẹ việc đồng áng, tối đi soi cá, thả trúm, bắt lươn, tinh mơ dậy học bài rồi đạp xe gần 7km tới trường. Tuy vất vả nhưng năm nào em cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Năm nay em đang học lớp 8, các chị lớn đều đã đỗ vào các trường cao đẳng, đại học và đó cũng là mục đích mà em hướng tới. Nếu ai đó hỏi về những ước mơ, với em đó là: Sẽ cố gắng bắt được nhiều cua, ốc và học thật giỏi, để sau này trở thành bác sĩ chữa bệnh cho bố mẹ, anh trai và tất cả những người nghèo.
Em tin, bằng nghị lực và lòng quyết tâm, em sẽ chạm đến ước mơ chính đáng ấy...
Em Nguyễn Thị Tươi - lớp 8A Trường THCS chuyên Bạch Liêu, Yên Thành, Nghệ An.
Theo Trithuc
335 học sinh nghèo Đồng Nai được nhận học bổng Nhiều học sinh nghèo hiếu học các trường tiểu học, THCS và THPT tại Đồng Nai đã được trao học bổng. Tổng giá trị chương trình là 298 triệu đồng. Đây là lần thứ 10 quỹ học bổng "Ajinomoto - cho em đến trường" đồng hành cùng các em học sinh nghèo hiếu học tỉnh Đồng Nai. Được thành lập bởi Công ty...