Gánh nặng kép khi mắc HIV đồng nhiễm lao
Đồng nhiễm lao/HIV làm tăng nguy cơ tử vong ở những người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV có hệ miễn dịch bị tổn thương, suy yếu làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng cơ hội như lao…
Biện pháp phát hiện bệnh nhân HIV đồng nhiễm lao
Do bệnh lao ở người nhiễm HIV diễn tiến rất nhanh, tốt nhất là tất cả bệnh nhân nhiễm HIV đều cần được thực hiện xét nghiệm lao ngay khi vừa phát hiện bị HIV. Mỗi lần tái khám, bệnh nhân HIV đều cần phải làm xét nghiệm sàng lọc bệnh lao.
Hầu hết khi bệnh nhân mắc lao tiềm ẩn thường sẽ không bộc lộ các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên khi lao tiềm ẩn phát triển thành thể lao thực sự, các dấu hiệu của bệnh lao sẽ xuất hiện, gồm:
Ho kéo dài, ho có thể khạc ra đờm và lẫn máu, đau tức ngực.
Cơ thể uể oải, mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
Ăn không ngon, sụt cân không rõ lý do.
Sốt âm ỉ, đặc biệt thường sốt vào buổi chiều…
Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường này, người bệnh cần nghi ngờ nhiễm lao và phải đến cơ sở y tế để được chụp X-quang phổi, lấy mẫu đờm xét nghiệm tìm vi khuẩn lao. Trường hợp người mắc HIV cần nghi ngờ mắc đồng nhiễm lao để được làm xét nghiệm đầy đủ càng sớm càng tốt.
Đồng nhiễm lao và HIV mang gánh nặng kép cho bệnh nhân, điều trị khó khăn và các rủi ro cao cho cộng đồng.
Nếu bệnh nhân không có đủ 4 dấu hiệu như: Sụt cân, ho, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm thì có thể loại trừ khả năng đã mắc thể lao tiến triển, nhưng nếu xuất hiện ít nhất 1 trong 4 biểu hiện trên thì bệnh nhân cần ngay lập tức đi xét nghiệm để phát hiện lao tiềm ẩn.
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao ở bệnh nhân bị HIV:
Tiền sử điều trị bệnh lao trước đó.
Đã từng điều trị ở các trại giam hoặc trại cai nghiện.
Có tiền sử nghiện rượu và ma túy.
Video đang HOT
Có tình trạng bị suy dinh dưỡng…
Các biện pháp điều trị lao đồng nhiễm HIV
Phác đồ điều trị bệnh lao đơn độc và điều trị lao đồng nhiễm HIV và người không bị HIV là tương tự nhau. Mục đích của việc sử dụng thuốc điều trị lao nhằm ngăn chặn khả năng lao tiềm ẩn tiến triển thành thể lao thực sự. Trường hợp đã tiến triển thành thể lao thực sự thì dùng thuốc tiêu diệt vi khuẩn lao. Ở mỗi trường hợp bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc và thời gian điều trị bệnh khác nhau.
Khi người bệnh mắc lao đồng nhiễm HIV, tốt nhất là cần điều trị song song cả 2 bệnh lý này. Mặc dù vậy, nhưng các loại thuốc trị HIV và lao khi kết hợp sử dụng cùng một lúc có khả năng làm gia tăng tình trạng tương tác thuốc và việc kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc cũng khó khăn hơn. Do đó, tùy thể trạng của người bệnh để quyết định thời điểm bắt đầu và lựa chọn loại thuốc để điều trị.
- Nếu bệnh nhân chưa từng dùng thuốc kháng virus (ARV) thì sẽ được ưu tiên điều trị lao trước. Sau khoảng 2 tháng đầu hoàn thành giai đoạn điều trị lao tấn công, bệnh nhân sẽ bắt đầu dùng thuốc ARV nhằm hạn chế tối đa sự tương tác thuốc giữa thuốc kháng lao và thuốc kháng virus HIV so với sử dụng đồng thời 2 loại cùng một lúc.
- Trường hợp người bệnh đang dùng thuốc ARV mới phát hiện mắc thêm bệnh lao, thì bệnh nhân có thể dùng song song thuốc kháng lao và thuốc ARV. Tuy nhiên, cả 2 loại thuốc này đều gây ảnh hưởng bất lợi lên gan, do đó bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc cẩn thận tình trạng bệnh lý đồng thời chỉ định theo dõi chặt chẽ cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị.
Bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên trong quá trình điều trị.
Do sự tương tác thuốc và độc tính của cả hai loại thuốc có thể khiến bệnh nhân gặp phải các phản ứng rất khó chịu, khiến cho tình hình điều trị trở nên phức tạp hơn và bệnh nhân dễ có suy nghĩ từ bỏ thuốc điều trị giữa chừng.
Đây là điều hết sức nguy hiểm vì sẽ khiến bệnh bùng phát mạnh mẽ và khó kiểm soát, điều trị hơn sau này. Do đó, bệnh nhân cần có ý chí vững vàng, quyết tâm vượt qua những trở ngại để có cơ hội phục hồi dần và chữa khỏi bệnh lao.
Hiện nay tình trạng bệnh nhân mắc bệnh lao đồng nhiễm HIV thường gặp tại các cơ sở điều trị. Vì vậy, tất cả những người bệnh lao cần được cung cấp thông tin, tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy trình PITC (provider initiated HIV testing and counseling), tức là nhân viên y tế phải chủ động tư vấn, đề xuất và cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV cho người mắc bệnh lao để giúp cho việc phát hiện và có biện pháp xử trí phù hợp.
Các địa chỉ điều trị HIV hiện nay có khắp trên toàn quốc, trừ các trường hợp cần điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhân đã được điều trị ngoại trú có thể lựa chọn địa chỉ gần nơi sinh sống để đi khám và làm các xét nghiệm định kỳ để được thuận lợi.
Xét nghiệm HIV tại nhà có chính xác không?
Xét nghiệm HIV tại nhà là một trong những phương pháp xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng đơn giản nhất để phát hiện nhiễm HIV.
Tuy nhiên, không ít người thắc mắc về độ chính xác của hình thức xét nghiệm này.
Xét nghiệm HIV tại nhà có ưu, nhược điểm gì?
Xét nghiệm HIV tại nhà có thể là tự xét nghiệm hoặc yêu cầu dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Theo Quyết định 2674/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018, tự xét nghiệm HIV là quá trình người được xét nghiệm tự thực hiện tất cả các bước của việc xét nghiệm HIV bao gồm: Tự lấy mẫu, tự làm xét nghiệm và tự đọc kết quả.
Như vậy, xét nghiệm HIV tại nhà mang lại nhiều thuận tiện cho người cần xét nghiệm, đặc biệt với những người không có phương tiện đi lại hoặc ở xa cơ sở xét nghiệm. Bên cạnh đó, xét nghiệm HIV tại nhà trả kết quả sau 20 phút giúp người thực hiện sàng lọc cơ thể có bị phơi nhiễm HIV hay không. Điều này rất quan trọng trong việc điều trị thành công HIV và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.
Tuy nhiên, xét nghiệm HIV tại nhà chỉ là phương thức sàng lọc, không được sử dụng để chẩn đoán nhiễm HIV. Theo TS. Hoàng Thị Thanh Hà - Trưởng Phòng tham chiếu Quốc gia về Huyết thanh học HIV - Khoa HIV/AIDS, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, những trường hợp tự xét nghiệm tại nhà dương tính với HIV, nên tới các trung tâm, cơ sở y tế để được xét nghiệm khẳng định HIV theo quy định tại cơ sở y tế và có các bước điều trị thích hợp.
Xét nghiệm HIV tại nhà là bước sàng lọc quan trọng đối với những trường hợp có nguy cơ cao.
Xét nghiệm HIV tại nhà như thế nào?
Xét nghiệm HIV tại nhà có độ chính xác cao nếu người xét nghiệm thực hiện đúng quy trình. Theo Quyết định 2674/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018, quy trình đúng trong việc thu thập mẫu bệnh phẩm về lấy dịch miệng và lấy máu đầu ngón tay như sau:
Lấy dịch miệng
Không ăn hoặc uống trước 15 phút, không sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng trước 30 phút.
Kiểm tra ngày hết hạn, tính nguyên vẹn của thanh xét nghiệm và các dung dịch đi kèm.
Lấy thanh xét nghiệm ra khỏi túi bảo vệ. Khi lấy thanh ra khỏi túi tránh chạm tay vào phần bông thu thập mẫu.
Kiểm tra túi giữ ẩm đi kèm trong túi đựng thanh xét nghiệm, nếu túi đựng thanh xét nghiệm không có túi giữ ẩm, loại bỏ thanh xét nghiệm và sử dụng thanh mới.
Đặt phần bông vào vùng thấp của má và phần nướu răng (lợi) quét nhẹ nhàng 1 vòng quanh nướu răng cả hàm trên và hàm dưới. Tránh quét xuống phía dưới vòm họng, bên trong má hoặc lưỡi. Cả hai mặt của phần bông thu thập mẫu đều có thể sử dụng để lấy mẫu.
Lấy dịch miệng là một trong những biện pháp xét nghiệm HIV tại nhà.
Lấy máu đầu ngón tay
Chuẩn bị dụng cụ: Kim/lưỡi chích dùng một lần có lẫy (lancet) chuyên dụng, ống mao quản có thể tích phù hợp, găng tay, bông thấm nước vô trùng, cồn 70 độ hoặc cồn I ốt, băng cá nhân, thùng đựng chất thải theo quy định.
Lấy máu đầu ngón tay xét nghiệm HIV tại nhà.
Chuẩn bị lấy máu: Người thực hiện xét nghiệm cần điền đầy đủ thông tin cá nhân, ngày lấy mẫu trên phiếu xét nghiệm và trên thanh xét nghiệm (trong trường hợp cần thiết), rửa tay và đeo găng tay.
Tiến hành lấy máu:
Người được làm xét nghiệm làm ấm bàn tay bằng cách xoa hai tay với nhau hoặc rửa tay bằng nước ấm;
Xác định vị trí chích máu: Vị trí chích máu tốt nhất là mặt bên (trái hoặc phải của ngón tay thứ 3 - ngón giữa hoặc thứ 4 -ngón áp út);
Người được làm xét nghiệm duỗi bàn tay xuống phía dưới;
Sát khuẩn vị trí lấy máu bằng cồn 70 độ và để khô trong vòng 30 giây;
Để kim/lưỡi chích một cách vuông góc với mặt da đầu ngón tay ấn lẫy nhanh, mạnh dứt khoát. Đảm bảo giữ kim chích đúng góc và không làm nghiêng;
Lau bỏ giọt máu đầu tiên (vì giọt máu đầu tiên thường chứa dịch tổ chức có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, tế bào kẽ không đủ lượng máu cho xét nghiệm);
Đợi cho đến khi máu chảy thành giọt lớn, dùng ống mao quản hút đủ thể tích yêu cầu (không bóp nặn vùng chích máu để tiết ra dịch tổ chức mô xung quanh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mẫu);
Bỏ kim/lưỡi chích vào hộp đựng các vật sắc nhọn và ống mao quản dùng đã hút mẫu máu vào hộp đựng rác thải y tế;
Sát trùng lại vị trí đã lấy máu bằng cồn 70 độ và băng lại;
Mẫu sau khi lấy cần tiến hành xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Sau khi thực hiện đúng các quy trình lấy mẫu trên, người thực hiện xét nghiệm tiếp tục làm xét nghiệm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và đợi kết quả trong 20-30 phút.
Nếu que thử HIV có 2 vạch rõ nét ở chữ C và T là trường hợp dương tính với HIV, nếu xuất hiện vạch rõ ở chữ C, vạch mờ tại chữ T nghĩa là có khả năng cao dương tính với HIV.
Trường hợp chỉ hiện vạch ở chữ C mà không hiện vạch ở chữ T là âm tính với HIV. Trường hợp không xuất hiện vạch thì cần thực hiện lại xét nghiệm bằng bộ test mới và lặp lại quy trình lấy mẫu ở trên để đảm bảo tính chính xác.
Làm gì để phòng viêm gan B cho trẻ? Các vaccine hiện nay an toàn và có hiệu quả phòng bệnh, với 4 mũi tiêm vào các thời điểm: mũi 1 trong 24 giờ đầu sau sinh; mũi 2, 3 khi trẻ được 2, 3 tháng; mũi 4 (nhắc lại) khi trẻ đủ 12 tháng. Hỏi: Tôi vốn mắc viêm gan B và được theo dõi, điều trị trong suốt quá trình...