Gần Tết, ‘tín dụng đen’ bủa vây công nhân
Cuối năm, tại một số khu công nghiệp (KCN), hoạt động tín dụng đen nở rộ với nhiều hình thức cho vay mới. Nhiều công nhân vay đến hạn không có tiền trả, phải bỏ việc trốn nợ.
“Tín dụng đen” trong KCN hoạt động cả ngày lẫn đêm
Nhận lương từ… tiệm cầm đồ
Tại KCN Yên Bình (Phổ Yên, Thái Nguyên), nơi có hàng chục nghìn công nhân làm việc, nhiều tiệm cầm đồ, cho vay tài chính hoạt động rất sôi động. Chỉ dạo quanh trong một khu chợ ở đây đã thấy có đến hàng chục tiệm cầm đồ với những lời chào mời hấp dẫn.
Từ tiệm cầm đồ bước ra, anh Nguyễn Văn Chung (25 tuổi, Nghệ An) cho biết, anh vừa phải đóng 3 triệu đồng lãi vay tín dụng đen. Lý do là đầu tháng 6/2018 chơi lô đề, anh Chung mắc nợ 20 triệu đồng phải tìm ngay đến tiệm cầm đồ ở trước cổng KCN.
Anh Chung cho biết, chỉ cần chứng minh thư, thẻ công nhân là có thể vay được tiền. Với mức lãi từ 3.000 đến 5.000 đồng/triệu/ngày, công nhân có thể vay từ 1 đến 50 triệu đồng.
Với lãi suất trên, theo tính toán, người vay phải chấp nhận lãi suất khoảng 10-15%/tháng, tương đương 120 – 150%, cao hơn cả chục lần so với lãi suất vay thông thường, thậm chí lên tới hơn 300% mỗi năm. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng cho vay chỉ 10-14 % mỗi năm.
Video đang HOT
Theo anh Chung, khi vay tiền, công nhân chỉ cần để lại chứng minh thư và thẻ ATM (doanh nghiệp trả lương cho công nhân qua ngân hàng). Chủ tiệm cầm đồ sau khi kiểm tra đúng mật khẩu ATM là cho vay thoải mái. Thẻ phía chủ tiệm giữ lại. Đến kỳ lĩnh lương, chủ tiệm chủ động rút tiền trong ATM của họ đúng bằng số tiền lãi mỗi công nhân phải đóng hằng tháng.
Bỏ việc vì tín dụng đen
Theo ghi nhận, công nhân tại các KCN vay nặng lãi rất phổ biến. Với mức lương dao động 6-8 triệu đồng/tháng, trừ các chi phí ăn ở, sinh hoạt, số tiền mỗi công nhân tiết kiệm còn lại không nhiều. Do đó, vào cận Tết, nhu cầu mua sắm, vay tiêu dùng tăng cao, nhiều người không đủ tiền tiêu đã tìm đến tín dụng đen.
Anh Lê Quang Hoài (Công nhân tại KCN Yên Phong, Bắc Ninh) kể, do có nhu cầu mua xe máy mới, vào đầu tháng 12/2018, anh phải vay thêm 15 triệu đồng từ các tiệm cầm đồ, và trả góp dần.
Cụ thể, khi đến vay tiền, anh chỉ cần đăng ký tên món đồ, còn phía cho vay sẽ mua xe thay anh. Sau đó, họ sẽ làm thủ tục dưới dạng cho thuê xe. Khi thanh toán đủ tiền gốc và lãi, sẽ ký hợp đồng mua bán xe cho người vay nợ. Số tiền trả hằng tháng, người cho vay sẽ nhận qua thẻ lương.
Dù vậy, anh Hoài cho biết, phần lớn những người dính vào tín dụng đen thường là công nhân trẻ thua cờ bạc, lô đề. Mức họ vay phổ biến nhất 20 – 30 triệu đồng. Có trường hợp nợ hàng trăm triệu đồng, không có tiền trả, đã bỏ về quê sớm như anh Lê Đức S làm công nhân tại KCN Bắc Ninh.
Ông Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Electronics Việt Nam cho biết, bên ngoài KCN, tín dụng đen hoạt động rất công khai. KCN Yên Phong có khoảng hơn 200 nghìn công nhân nên có nhiều vấn đề rất phức tạp. Theo ông Dũng, để tránh tình trạng công nhân vay tín dụng đen, các công ty cần quan tâm sâu sát đời sống công nhân.
Đại tá Vũ Xuân Lộc, Trưởng Công an huyện Yên Phong, Bắc Ninh cho biết, Công an tỉnh Bắc Ninh đã giao huyện rà soát lập hồ sơ để quản lý các cơ sở kinh doanh cầm đồ. Phía công an tỉnh vừa triệt phá đường dây tín dụng đen, thu giữ gần 2.700 hồ sơ vay tiền, trong đó có nhiều người là công nhân tại các KCN vay từ vài triệu đến vài chục triệu.
Theo TPO
Sẽ điều chỉnh chính sách để người lao động và gia đình sống được bằng lương
Từ nay cho tới năm 2020, Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng, hoàn thiện chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội để từ năm 2021 trở đi người lao động có thể bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho cả cá nhân và gia đình bằng lương.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tặng quà cho công nhân Kon Tum. Ảnh VGP/Thành Chung
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ điều này khi tham dự chương trình Tết sum vầy do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức ngày 6/1, tại Gia Lai, Kon Tum.
Cùng tham dự có Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường, Thứ trưởng của các Bộ: Lao động, Thương binh và Xã hội; Xây dựng; Văn phòng Chính phủ cùng lãnh đạo hai địa phương KonTum và Gia Lai.
Chuẩn bị đón năm mới Kỷ Hợi đang đến, Liên đoàn Lao động và các cấp chính quyền, đoàn thể ở hai địa phương này cũng tổ chức nhiều chương trình có ý nghĩa để hơn 9 vạn công nhân, người lao động đón Tết và tạo động lực lao động trong năm mới.
Đánh giá cao ý nghĩa của Chương trình Tết sum vầy của Tổng Liên đoàn Lao động và các hoạt động chăm lo cho nhân dân nói chung, người lao động nói riêng của các địa phương, Phó Thủ tướng cho rằng, đây là dịp để Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể bày tỏ tình cảm chân thành tới lực lượng lao động chính trong xã hội, nhất là những người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết năm 2018, kinh tế đất nước có tốc độ phát triển cao nhất trong 10 năm trở lại đây, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, ngân sách vượt thu hơn 100.000 tỷ đồng,... tạo thêm nguồn lực để thực hiện các chính sách an sinh xã hội trong năm tới.
Phó Thủ tướng trao quà cho công nhân, người lao động tỉnh Gia Lai. Ảnh VGP/Thành Chung
"Tăng trưởng kinh tế cao có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp, mỗi người công nhân trong công xưởng và người nông dân trên đồng ruộng", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá, đồng thời nhấn mạnh Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo, phát triển đội ngũ công nhân, người lao động.
Đặc biệt, từ nay cho tới năm 2020, Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng, hoàn thiện chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội để từ năm 2021 trở đi người lao động có thể bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho cả cá nhân và gia đình bằng lương.
Phó Thủ tướng mong muốn năm 2019, mọi đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tiếp tục chấp hành tốt kỷ luật lao động, nỗ lực nâng cao trình độ nghề nghiệp, làm việc năng suất, chất lượng cao, góp phần tạo nên nền tảng cho nền kinh tế đất nước bứt phá trong năm 2019, tiến tới thực hiện thành công kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.
Phó Thủ tướng đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh KonTum và Gia Lai và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn ở cơ sở, đồng thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tạo tiền đề để công đoàn làm tốt nhiệm vụ phát triển đoàn viên, chủ động tập hợp công nhân lao động trong tình hình mới; thực hiện tốt Chỉ thị 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp bảo đảm đón Tết vui tươi, lành mạnh.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục triển khai có hiệu quả, thiết thực Chương trình Tết sum vầy cũng như các hoạt động khác hỗ trợ công nhân, người lao động./.
Thành Chung
Theo báo chính phủ
Triển khai gói tín dụng 20.000 tỉ đồng "sáng vay, chiều nhận tiền" để đấu "tín dụng đen" Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 4-1 cho biết triển khai gói tín dụng 20.000 tỉ đồng tiêu dùng "sáng vay, chiều nhận tiền" để giúp người dân thoát khỏi "tín dụng đen". Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2019 diễn ra ngày 4-1, tình trạng...