Gần một triệu học sinh Sài Gòn tựu trường
Sáng sớm nay, hàng nghìn phụ huynh đưa con tuổi “ rồng vàng” 2012 vào lớp một và nghe phổ biến tình hình năm học.
Phụ huynh đưa con vào lớp một. Ảnh: Mạnh Tùng.
Sáng 20/8, gần một triệu học sinh tiểu học, THCS và THPT tại TP HCM tựu trường năm học 2018-2019.
Tại trường Tiểu học Cửu Long (quận Bình Thạnh), phụ huynh lớp một – lứa học sinh “rồng vàng” sinh năm 2012 – tỏ ra khá hồi hộp. Họ đứng kín cổng trường, ngóng theo con đang đi vào lớp. Khá nhiều trẻ khác bật khóc, níu tay cha mẹ đòi về vì sợ khiến cô giáo phải dỗ dành, đưa vào tận chỗ ngồi làm quen với bạn. Có bé tỏ rõ sự lo lắng trong ngày đầu đi học khi cô giáo điểm danh đã quên mất tên mình.
“Lần đầu đưa con đi học, cảm giác lạ lắm. Mong năm mới, ngành giáo dục duy trì ổn định, giảm tải chương trình để các cháu được học vừa sức, có nhiều thời gian vui chơi”, chị Hoàng Thị Cẩm Nhung chia sẻ.
Trong khi đó, phụ huynh Nguyễn Đức Hiệp mong ngành giáo dục có biện pháp ổn định các loại phí, hạn chế phát sinh các khoản thu ngoài luồng để giảm bớt gánh nặng tài chính cho phụ huynh. Người cha này cũng hy vọng những đề xuất mang tính đặc thù của TP HCM trong ngành giáo dục sớm được áp dụng.
Năm nay, trường Cửu Long có hơn 250 bé vào lớp 1 trong tổng số hơn 1.000 học sinh. Các em sẽ có tuần đầu tiên ổn định nề nếp, học cách ngồi đúng tư thế, cách viết trước ngày khai giảng 5/9. Giáo viên sẽ dạy những bài học đầu tiên, không phân biệt học sinh biết và chưa biết đọc, viết.
Học sinh lớp một được cô giáo cho làm quen với bạn. Ảnh: Mạnh Tùng.
Video đang HOT
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, năm nay thành phố có 1,67 triệu học sinh các cấp từ mầm non đến THPT và giáo dục thường xuyên (tăng 67.000 em), trong đó bậc mầm non tăng hơn 20.000, tiểu học hơn 26.000. Tổng số giáo viên là gần 80.000 người tại 2.260 trường học.
“Với dân số tăng cơ học cao, hệ thống trường lớp của thành phố mới đảm bảo được chỗ học nhưng sĩ số học sinh ở mỗi lớp còn cao, chưa đáp ứng được nhu cầu học hai buổi mỗi ngày. Thành phố có nhiều chính sách, chế độ đặc thù nhưng mức thu nhập của giáo viên, nhân viên trường học chưa tương xứng”, ông Lê Hồng Sơn (Giám đốc Sở Giáo dục TP HCM) nhìn nhận những khó khăn của ngành.
Mục tiêu năm học mới của TP HCM là xây dựng được các trường học có cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ thiết bị dạy học thiết yếu với nhiều phòng học thông minh, đa năng, nhà thể chất. Hệ thống thông tin, quản lý giáo dục theo mô hình quản trị trường học hiện đại.
Học sinh sẽ từng bước được học và hoạt động cả ngày tại trường, có thể học mọi lúc mọi nơi với các ứng dụng công nghệ thông tin. Thành phố sẽ tiếp tục theo chủ trương học sinh phải được học một trong những bộ sách giáo khoa tốt nhất theo chương trình khung của Bộ Giáo dục, có tính đặc thù địa phương.
Mạnh Tùng
Theo Vnexpress
"Chơi trước, học sau" triết lý dạy con của phụ huynh những nước hạnh phúc nhất thế giới
Nhiều người tự hỏi những đứa trẻ ở các nước Bắc Âu - những nước luôn nằm trong top danh sách "hạnh phúc nhất thế giới" đã được cha mẹ nuôi dạy như thế nào?
Theo bảng xếp hạng mới nhất của Liên Hợp Quốc, 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới thì có đến 4 quốc gia thuộc các nước Bắc Âu bao gồm: Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thuỵ Điển. Bên cạnh đó, các nước Bắc Âu cũng nổi tiếng thế giới với nền giáo dục tiên tiến, nhân văn được các nước khác hướng tới học hỏi, trong đó có Việt Nam. Ở đó, vai trò của giáo dục từ gia đình được coi trọng không kém gì ở nhà trường. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về cách dạy con của cha mẹ Bắc Âu, từ chuyện không bao bọc con thái quá, đến chuyện coi trọng thời gian vui chơi của con.
Ở Mĩ, cha mẹ chẳng dám nghĩ tới chuyện để con ngồi ở xe đẩy ngoài cửa hàng trong lúc bố mẹ vào Starbucks mua cà phê, nhưng ở Bắc Âu thì đây là chuyện rất đỗi bình thường, thậm chí cả khi bên ngoài có tuyết rơi. Nghe thì có vẻ giật mình thật đấy, nhưng các em bé đều được ủ ấm nên là bạn đừng lo. Đây là cách nuôi dạy con của cha mẹ Bắc Âu, và họ có lí do của mình cả đấy. Từ chuyện cho con ngủ ngoài trời lạnh, hãy cùng ngẫm về cách dạy con của cha mẹ Bắc Âu.
1. Họ không sợ cái lạnh mùa đông
Hình ảnh quen thuộc ở các nước Bắc Âu đó là trẻ được ngủ ngoài trời dưới thời tiết lạnh giá có tuyết rơi dày (Ảnh minh họa).
Trẻ con ngủ trong xe đẩy ngoài trời là ví dụ điển hình về thái độ "không ngán" mùa đông của người Bắc Âu. Người ta để trẻ con ngủ bên ngoài thường xuyên, và tụi nhỏ còn tỏ ra thích nữa. Một nghiên cứu tại Phần Lan cho thấy trẻ con ngủ ngoài trời lạnh còn lâu hơn so với các em ngủ trong nhà. Lợi ích rõ ràng nhất của việc này là cha mẹ là tập cho trẻ dần quen với mùa đông, mùa dài nhất trong năm tại một số nước Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ, đồng thời khi lớn lên, các bé ít bị cảm lạnh hơn.
Các bác sĩ nhi khoa còn khuyến khích cho trẻ ngủ bên ngoài, bởi nghiên cứu khác ở Thụy Sĩ cũng phát hiện ra rằng những bé độ tuổi mẫu giáo chơi ngoài trời từ 6 - 9 tiếng mỗi tuần thì ít ốm hơn nhũng bé hay ở trong nhà.
2. Quan điểm trung hòa về giới tính
Quan niệm trung hòa giới tính của phụ huynh Bắc Âu không chỉ dừng ở chuyện quần áo (Ảnh minh họa).
Ở Bắc Âu, không có chuyện mặc định màu xanh là dành cho bé trai, màu hồng là dành cho bé gái. Cha mẹ thích dùng khăn màu vàng, nâu và những màu trung tính để quấn cho con, bởi những màu này có thể dùng lại được dù đứa con sau là trai hay gái. Và quan niệm trung hòa giới tính không chỉ dừng ở chuyện quần áo.
Theo BBC, ở trường mẫu giáo Eaglia (thành phố Stockholm, Thụy Điển), trẻ em không được gọi là "bé trai", "bé gái" mà chỉ là "trẻ em" mà thôi. Giáo viên sẽ không gọi các em bằng các đại tư xưng hô phân biệt giới tính mà chỉ gọi tên hoặc các danh xưng không thể hiện giới tính khác. Ở độ tuổi đó, các em trai và gái tương đồng nhiều hơn là khác biệt, chính kì vọng của người lớn mới làm các em khác nhau.
3. Quan điểm "chơi trước, học sau"
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mẫu giáo giúp trẻ em cải thiện kĩ năng vận động và giúp trẻ trở thành những công dân năng động sau này, thế nên trẻ em Bắc Âu đi học muộn hơn cũng là có lí do cả (Ảnh minh họa).
Cha mẹ Bắc Âu không bị ám ảnh với chuyện bắt con cái phải có thành tích học tập xuất sắc những năm đầu đời, và trẻ con chỉ chính thức đi học khi đã 7 tuổi.
Dù trường mẫu giáo hiện nay cũng gần như là lớp một đi chăng nữa thì đi mẫu giáo vẫn là để chơi, chứ không phải để học đọc, học tính. Ở những quốc gia khác, chuyện trẻ con đến 6 - 7 tuổi mới bắt đầu học chữ chắc hẳn khiến cha mẹ "sợ chết khiếp", thế nhưng các nghiên cứu chứng minh trẻ em sẽ bắt kịp rất nhanh: Đến lúc 11 tuổi, các em này sẽ có trình độ đọc hiểu y hệt những em bắt đầu học chữ từ 5 tuổi.
Được thêm thời gian chơi sẽ mang lại những lợi ích mà việc học hành không thể tạo ra. Theo nghiên cứu của trường đại học Stanford, trẻ em đi học mẫu giáo muộn hơn một năm ít mất tập trung và tăng động hơn, và những lợi ích này vẫn rõ rệt kể cả khi các em 11 tuổi.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mẫu giáo giúp trẻ em cải thiện kĩ năng vận động và giúp trẻ trở thành những công dân năng động sau này, thế nên trẻ em Bắc Âu đi học muộn hơn cũng là có lí do cả.
4. Không bao giờ đánh đòn con
Các nghiên cứu cho thấy đánh đòn chỉ khiến hành vi của trẻ tồi tệ hơn về lâu về dài, thậm chí còn để lị những tổn thương tinh thần không thể xóa nhòa (Ảnh minh họa).
Nếu như ở Việt Nam, cha mẹ dạy con bằng đòn roi không phải chuyện gì quá to tát, nhưng đây là hành vi vi phạm pháp luật Thụy Điển từ những năm 1970, và những quốc gia Bắc Âu khác cũng ra luật cấm hành vi này. Các nghiên cứu cho thấy đánh đòn chỉ khiến hành vi của trẻ tồi tệ hơn về lâu về dài, thậm chí còn để lị những tổn thương tinh thần không thể xóa nhòa, vậy nên hãy học tập các bậc cha mẹ Thụy Điển cũng như các nước Bắc Âu và tìm ra những cách dạy con hiệu quả hơn khi con mắc lỗi các mẹ nhé.
Theo Trí Thức Trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực đáp ứng yêu cầu chất và lượng giáo dục: Bài 1 - Áp lực sĩ số Với đặc thù của một đô thị lớn, số học sinh tăng cao hằng năm khiến Thành phố Hồ Chí Minh đối mặt với áp lực rất lớn trong việc vừa đảm bảo chỗ học, vừa đảm bảo chất lượng giáo dục theo tinh thần đổi mới. Năm học 2018 - 2019, thành phố tăng hơn 67.000 học sinh so với năm học...