Gần 5.000 học sinh tham gia ngày hội Toán học mở 2019
Ngày 24/11, gần 5.000 học sinh, giáo viên đến từ các trường học trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận có chung niềm yêu thích với Toán học đã tham gia ngày hội Toán học mở (MOD) 2019 diễn ra tại Trường Trung học Thực hành (Trường ĐH Sài Gòn).
PGS.TS Phạm Hoàng Quân, Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn phát biểu tại ngày hội MOD 2019
Năm nay chủ đề ngày hội được lấy là “Toán học ở khắp mọi nơi”. Chương trình do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Hội Toán học Thành phố, Sở GD&ĐT TP.HCM và Trường ĐH Sài Gòn phối hợp tổ chức.
Hoạt động đáng chú ý tại ngày hội này là triển lãm các sản phẩm, mô hình toán học của các đơn vị doanh nghiệp, các đơn vị giáo dục, các khoa thuộc các trường ại học tại TPHCM, các câu lạc bộ STEM; chiếu phim khoa học với chủ đề “Toán học trong biến đổi khí hậu”.
Các em học sinh đang thực hiện một trò chơi với Toán tại không gian triển lãm
Đại diện Ban tổ chức, TS Phan Hoàng Chơn- Trưởng khoa Toán – Ứng dụng, Trường ĐH Sài Gòn cho biết: “Mục đích của Ban tổ chức là muốn tạo ra một sân chơi để đông đảo học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh, các nhà toán học và những nhà giáo dục đến từ nhiều tỉnh thành cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp của Toán học.
Đây cũng là dịp để mọi người giao lưu văn hóa Toán từ những góc độ mới, tích cực, chủ yếu thông qua các hoạt động trải nghiệm thú vị, hấp dẫn vừa có tính thực tiễn vừa có tính chuyên sâu, gợi mở, vui vẻ, truyền cảm hứng”
Cũng theo ông Chơn, ngày hội toán học năm nay chủ yếu là các hoạt động trải nghiệm thực tiễn hơn là hoạt động trưng bày; các hoạt động này hướng đến đối tượng đa dạng hơn, đặc biệt là học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
Video đang HOT
Các chuyên gia về Toán chia sẻ tại tọa đàm
Phát biểu tại ngày hội, PGS.TS Phạm Hoàng Quân- Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn, Phó chủ tịch Hội Toán học TP.HCM cho biết: Toán học không chỉ là một môn khoa học, có liên quan đến nhiều môn học và các lĩnh vực khác trong đời sống, Toán học còn là môn học bồi đắp tư duy sáng tạo cho học sinh.
Vì vậy, ngày hội Toán học mở (MOD) 2019 thật sự là một sân chơi hết sức bổ ích cho học sinh và những người yêu Toán. PGS.TS Phạm Hoàng Quân mong muốn ngày hội sẽ ngày càng được mở rộng tầm vóc và quy mô hơn, tổ chức thường xuyên hơn để những người yêu Toán có thêm một không gian trải nghiệm, “đắm mình”vào thế giới của Toán học.
Đặc biệt, tại ngày hội GS.TS Đỗ Đức Thái (Chủ biên môn Toán trong Chương trình giáo dục phổ thông mới) đã có bài nói chuyện với chủ đề “Đổi mới giáo dục Toán học Việt Nam nhìn từ góc độ chương trình môn Toán 2018″ thu hút sự chú ý của đông đảo giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Theo GS Thái, chương trình phổ thông môn Toán mới là sự thai nghén trong 6 năm với quá trình làm việc cần mẫn, nỗ lực của cả đội ngũ soạn thảo. Đối với chương trình này, ban soạn thảo mong muốn đạt được các tiêu chí “tinh giản, thiết thực, hiện đại, khơi nguồn sáng tạo”.
Trong ba tiêu chí, định hướng môn Toán nhằm khơi nguồn sáng tạo nơi học sinh là điều mà ban soạn thảo đặc biệt quan tâm. Vì đây là điểm yếu của con người Việt Nam nói chung và học sinh nói riêng.
“Lối dạy, lối học đặc biệt lối thi cử của chúng ta đã đào tạo ra những con người có tư duy khuôn mẫu chứ không khơi nguồn được sự sáng tạo. Điều này sẽ cản trở đất nước đi lên để có thể tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Không có sự sáng tạo trong nguồn nhân lực do nền giáo dục tạo ra thì tất cả những vấn đề trên đều không phát huy tác dụng”-GS Thái nói.
Về việc tinh giản chương trình và sự thiết thực của môn Toán, GS.TS Đỗ Đức Thái cho biết: Chương trình học sẽ giảm tải đi nhiều, nhưng nó vẫn phải chứa những vấn đề học vấn cốt lõi mà còn người cần ở giáo dục toán học phổ thông.
Song song đó, Chương trình phải thiết thực để giúp học sinh có được học vấn toán học phổ thông để giải quyết được những vấn đề thực tiễn của cuộc sống chứ không phải học để thi.
GS.TS Đỗ Đức Thái chia sẻ bài tham luận tại MOD 2019
“Chương trình Toán mới mà chúng ta hướng đến là phải đáp ứng được chuẩn mực chung của các nền giáo dục khác trên thế giới về toán, để con em của chúng ta có thể du học được, tham gia vào thị trường lao động quốc tế sau khi tốt nghiệp.
Tôi có thể đảm bảo với các thầy cô, chương trình Toán vừa được công bố năm 2018 đủ hiện đại và không thua kém bất cứ chương trình của quốc gia nào trên thế giới”, GS Thái nhấn mạnh.
Anh Tú
Theo GDTĐ
Trường ĐH Sài Gòn có 3 ngành học đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục
Sáng 12/8, Trường ĐH Sài Gòn (SGU) đã long trọng tổ chức lễ công bố và đón nhận Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục chương trình đào tạo ngành Sư phạm tiếng Anh, ngành sư phạm Lịch sử và ngành Giáo dục Tiểu học.
PGS.TS Phạm Hoàng Quân (giữa)- Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn cùng lãnh đạo các đơn vị có 3 ngành học đạt chuẩn kiểm định chất lượng đón nhận Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận đạt 3 chương trình đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐHQG TPHCM trao sau hơn 7 tháng đánh giá.
Bắt đầu triển khai đánh giá ngoài chương trình đào tạo từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2019 bởi Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐHQG TPHCM, ba chương trình đào tạo của Trường ĐH Sài Gòn được đánh giá khá cao.
Ngành Sư phạm tiếng Anh đạt 40/50 tiêu chí, ngành Sư phạm Lịch sử đạt 43/50 tiêu chí, ngành Giáo dục Tiểu học đạt 43/50 tiêu chí.
Được biết, hiện Trường ĐH Sài Gòn đang tự tiến hành đánh giá 7 ngành đào tạo trình độ ĐH và 7 ngành đào tạo trình độ Cao học. Trong thời gian tới trường sẽ tiếp tục thực hiện đánh giá ngoài với ngành Quản trị Kinh doanh, CNTT và Tài Chính- Ngân hàng ở cả hai trình độ ĐH và Cao học.
Đồng thời SGU cũng sẽ tiến hành đánh giá ngoài 3 ngành theo tiêu chuẩn AUN-QA gồm; Sư phạm Toán học, ngành Khoa học Máy tính và ngành Khoa học Môi trường.
PGS.TS Phạm Hoàng Quân - Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn trao hoa chúc mừng cho một trong ba đơn vị có ngành học đạt chuẩn kiểm định chất lượng
Phát biểu tại lễ công bố và đón nhận Giấy chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, PGS.TS Phạm Hoàng Quân- Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn cho biết: Xác định chất lượng đào tạo là giá trị cốt lõi của nhà trường, nên từ lâu trường ĐH Sài Gòn đã xem các hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nói chung và chương trình đào tạo nói riêng là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà trường.
Vì vậy, ngoài các hoạt động thường xuyên như: nâng cao nghiệp vụ, năng lực quản lý, chuyên môn của đội ngũ CBQL, giảng viên, nhà trường luôn đặt ra những thang mức, chuẩn chất lượng của quốc tế trong đào tạo để từng bước vươn tới, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tuyển dụng của Doanh nghiệp.
"Với những góp ý của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐHQG TPHCM trong quá trình đánh giá, chúng tôi xem đó là lời nhắc nhở để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, hướng đến thực hiện tốt hơn việc chỉnh lý chương trình đào tạo các ngành, đưa ra các giải pháp hiệu qủa trong việc nâng cao trình độ Ngoại ngữ cho sinh viên, cũng như khung năng lực của sinh viên, đáp ứng tốt nhất yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội và cho ngành giáo dục"- PGS.TS Phạm Hoàng Quân nhấn mạnh.
Được biết, tháng 2/2017, Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG Hà Nội đã thông qua nghị quyết công nhận Trường ĐH Sài Gòn đạt chuẩn chất lượng cấp cơ sở giáo dục.
Ngày 19/2/2019, Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network-AUN) chính thức công nhận Trường ĐH Sài Gòn trở thành thành viên liên kết (Associate membership) của Mạng lưới Đảm bảo chất lượng (AUN-QA) thuộc Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.
Anh Tú
Theo giaoducthoidai
Qua STEM, nắm bắt cơ hội phát triển ngành giáo dục trong 4.0 Trong 2 ngày 15 và 16/11/2019, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Bộ Công Thương phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tập huấn Chương trình Giáo dục STEM cho gần 400 cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THPT trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế. Thầy...