Gần 50 trường ĐH ưu tiên tuyển sinh bằng chứng chỉ TOEFL ITP
ĐH Kinh tế Quốc dân, HV Ngoại giao, ĐH Ngoại thương TP.HCM… và gần 50 trường khác chọn hình thức xét tuyển bằng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, kết hợp xét kết quả học tập và kết quả thi THPT để lựa chọn những sinh viên ưu tú.
Ảnh minh họa
Trong khi thời gian để các em học sinh khối 12 chuẩn bị cho 2 dấu mốc quan trọng là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học không còn nhiều, việc lựa chọn 1 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vừa sức để tận dụng lợi thế quy đổi điểm 10 tốt nghiệp cấp 3 và ưu tiên xét tuyển đại học là một lựa chọn sáng suốt.
Là bài thi tiếng Anh quốc tế được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS), TOEFL ITP là thước đo trình độ tiếng Anh chuẩn xác, được các chuyên gia giáo dục đánh giá là phù hợp hàng đầu dành cho học sinh THPT bởi học sinh dễ dàng nhận điểm 10 tiếng Anh và miễn thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo (áp dụng từ năm 2014); Nội dung kiểm tra cũng không quá phức tạp và đòi hỏi học sinh phải theo học các lớp luyện thi tốn kém và mất thời gian.
Bên cạnh đó, bài thi TOEFL ITP gồm các câu hỏi trắc nghiệm được chia làm 3 phần thi: nghe hiểu; đọc hiểu; cấu trúc & diễn đạt. Vì vậy, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức có thể tự tin dự thi và đạt điểm cao. Với lệ phí tương đối thấp (chỉ bằng 1/4 các bài thi quốc tế khác) mà lại có giá trị sử dụng tương đương nên học sinh không cần lo lắng về chi phí dự thi.
Video đang HOT
Đặc biệt, chứng chỉ TOEFL ITP có thời hạn 2 năm nên học sinh có thể ôn tập, thi và sở hữu chứng chỉ ngay từ giai đoạn cuối lớp 10 hoặc lớp 11, giảm bớt “gánh nặng” để tập trung ôn luyện cho các môn học khác vào năm cuối cấp
Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phổ biến được các đại học chấp nhận có thể kể đến là: TOEFL ITP, TOEFL iBT, TOEIC… Trong đó, mỗi bài thi lại có đặc điểm riêng. Học sinh nên tùy vào mục đích của mình để lựa chọn bài thi phù hợp nhất với bản thân. Trong đó, bài thi TOEFL ITP phù hợp với những học sinh có dự định học đại học trong nước còn TOEFL iBT phù hợp hơn với học sinh có mong muốn du học.
Chính vì vậy ngày càng nhiều các bạn học sinh lựa chọn TOEFL ITP làm “tấm vé” hỗ trợ bước vào các trường đại học mơ ước.
Danh sách các trường ĐH ưu tiên tuyển sinh bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL ITP/TOEFL iBT/TOEIC năm 2021
(*) Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ (tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo châu Âu chung về ngoại ngữ) còn thời hạn tính đến ngày dự tuyển, được cấp bởi một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường ĐH trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ theo khung tương đương cấp độ B1 – Theo Điểm a, Khoản 1, điều 3 Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15/2/20212 của bộ GD&ĐT
Các trường đại học tranh luận: Nên để thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần?
Điểm mới nhất trong dự thảo quy chế tuyển sinh 2021 đang được lấy ý kiến góp ý là thí sinh có 3 lần điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sau khi biết điểm thi THPT.
Tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tuyển sinh 2020 và triển khai công tác tuyển sinh đại học 2021 sáng 25/3, phó giáo sư Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, quy chế tuyển sinh năm nay cơ bản được giữ nguyên như các năm trước, chỉ có một số thay đổi về mặt kỹ thuật nhằm tạo thuận lợi hơn cho thí sinh.
Điểm mới nhất trong dự thảo quy chế tuyển sinh năm nay là thí sinh được 3 lần điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các em tìm hiểu kỹ lưỡng hơn thông tin tuyển sinh các trường đại học, đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Đồng tình với những dự kiến điều chỉnh của Bộ trong tuyển sinh đại học, phó giáo sư Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội và phó giáo sư Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội đều cho rằng, việc điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần sẽ giúp cho thí sinh có thêm cơ hội để cân nhắc các nguyện vọng xét tuyển.
Theo phó giáo sư Nguyễn Đình Đức, Trưởng phòng đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, thí sinh được đăng ký xét tuyển trực tuyến là điểm mới rất tích cực. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyển sinh giúp thí sinh và các trường nhẹ nhàng hơn, nhanh gọn hơn; đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh, đặc biệt là những em ở vùng khó khăn.
Tuy nhiên, ông không đồng tình với chủ trương tạo điều kiện cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần, vì thời gian quá dài sẽ ảnh hưởng đến các công tác, kế hoạch tuyển sinh. Ông cho rằng, nên giữ nguyên số lần điều chỉnh như năm 2020 để các trường sớm kết thúc việc xét tuyển, đón sinh viên đến trường kịp năm học mới.
Học sinh thi tốt nghiệp THPT 2020. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Tiến sĩ Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốc Học viện Tài chính bày tỏ, kinh nghiệm là nếu cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần thì rất có thể nhiều em sẽ không nhớ là mình đã thay đổi thế nào. Hoặc nếu thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần thì xảy ra tình trạng, điều chỉnh lần 1 có sự đồng ý từ bố mẹ, thống nhất chung ý kiến cả gia đình nhưng đến lần 2, lần 3, các em không thích nguyện vọng đó nữa, điều chỉnh lại. Đến khi trường thông báo kết quả, bố mẹ mới "tá hoả" ra và thắc mắc với nhà trường. Ngay, Học viện Tài chính cũng từng gặp nhiều trường hợp như vậy, do đó, Bộ GD&ĐT nên cân nhắc có nên cho đăng ký nhiều lần hay không?
Cùng với đó, ông cũng đề nghị Bộ GD&ĐT cần làm rõ dự thảo quy chế tuyển sinh, thí sinh điều chỉnh trực tuyến được ba lần, còn điều chỉnh nguyện vọng trực tiếp thì được mấy lần?
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, Bộ sẽ quy định thời gian điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT trong khoảng từ 5 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian đó, thí sinh có quyền điều chỉnh nguyện vọng hai hoặc ba lần theo hình thức trực tuyến. Vì vậy, điều đó không ảnh hưởng tới khung kế hoạch thời gian xét tuyển. Bộ sẽ chỉ đạo các vụ, cục có thể gửi xác nhận đăng ký qua email cho thí sinh để các em chắc chắn về các nguyện vọng đã điều chỉnh.
Xét tuyển đại học: Tỉ lệ trúng tuyển cao nhưng chỉ 60% nhập học Theo Bộ GD-ĐT, năm 2020, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển cao nhưng chỉ hơn 60% nhập học. Một số lĩnh vực cần thiết cho đời sống nhưng tỉ lệ nhập học rất thấp như khoa học tự nhiên, nông lâm nghiệp và thủy sản... Một số lĩnh vực cần thiết cho đời sống nhưng tỉ lệ nhập học rất thấp như khoa...