Gần 40% thí sinh Nghệ An không đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ
Kỳ thi THPT Quốc gia 2016, Nghệ An có khoảng 60% thí sinh đăng ký dự thi có nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, còn 40% thí sinh lấy điểm xét tuyển tốt nghiệp.
Thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT về lượng thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT Quốc gia tại 109 trường THPT và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên của 21 huyện, thành, thị của Nghệ An cho thấy, toàn tỉnh có 31.698 thí sinh dự thi. Tuy nhiên trong số này, chỉ có 19.585 thí sinh thi để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp và đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Học sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2015 tại Nghệ An .
Số còn lại gồm 12.113 thí sinh chỉ đăng ký thi THPT Quốc gia, cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp.
Số thí sinh đăng ký dự thi vào cụm thi địa phương chiếm tỷ lệ 38,21%, cao hơn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 hơn 1%. Trong đó, tỷ lệ cao nhất thuộc về thí sinh của các Trung tâm Giáo dục thường xuyên (từ 93,7 – 100%).
Ngoài ra, nhiều trường THPT cũng có số lượng thí sinh không xét tuyển ĐH, CĐ chiếm trên 50% như: trường Phổ thông Năng khiếu TDTT (TP Vinh) 100%, THPT VTC (TP Vinh) 93,94%, THPT Nguyễn Huệ (90,38%); THPT Cửa Lò 2 (77,33%), THPT Đinh Bạt Tụy (huyện Hưng Nguyên) 96,97%; THPT Sào Nam (huyện Nam Đàn) là 79,44%. Riêng các huyện miền núi tỷ lệ này giao động từ 59 – 67%.
Video đang HOT
Tỷ lệ này chứng tỏ việc phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau THPT tại tỉnh Nghệ An có hiệu quả. Nhận thức của phụ huynh và học sinh trong việc lựa chọn con đường lập nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với hoàn cảnh gia đình , năng lực của bản thân.
Thống kê cũng cho thấy ngoài 3 môn bắt buộc là Văn, Toán, Ngoại ngữ thì số lượng thí sinh đăng ký các môn tự chọn còn lại thiên về các môn tự nhiên như Lý, Hóa, Sinh.
Riêng môn Sử ở cụm thi địa phương chỉ có 41 thí sinh đăng ký dự thi. Với số thí sinh ít ỏi này thì rất có thể trong năm 2016 rất nhiều điểm thi tại cụm thi địa phương sẽ “trắng” thí sinh môn Lịch sử.
Theo Hồ Lài/Báo Giáo dục Thời đại
Đề thi THPT quốc gia có thể gắn với những vấn đề thời sự
Theo Bộ GD&ĐT, các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, gắn với thời sự quê hương, đất nước.
Ngày 25/3, Bộ GD&ĐT có công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng, các trường phổ thông hướng dẫn ôn tập đề thi THPT quốc gia 2016.
Về đề thi, Bộ GD&ĐT cho biết: "Nội dung thi THPT quốc gia năm 2016 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Bộ GD&ĐT không phát hành tài liệu ôn tập kỳ thi THPT quốc gia".
Các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội gắn với thời sự quê hương, đất nước. Môn ngoại ngữ cần tiếp tục nâng cao yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp với kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2015. Ảnh: Lê Hiếu.
Các trường phải tổ chức học tập quy chế thi cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh; phổ biến quy chế đến cha mẹ học sinh.
Các Sở GD&ĐT chỉ đạo trường THPT hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch. Bộ GD&ĐT nghiêm cấm việc cắt xén chương trình đã quy định.
Các trường cần tổ chức nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh học kỳ II và cả năm học, đảm bảo trung thực, đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh.
Để nâng cao chất lượng kỳ thi, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 phù hợp từng trường, nhóm đối tượng học sinh. Sau khi kết thúc năm học theo kế hoạch, việc ôn tập của học sinh được thực hiện theo hướng tăng cường thời gian dành cho học sinh tự học.
Nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp chủ động phối hợp giáo viên dạy các môn thi để phân nhóm học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức, theo các môn thi tự chọn. Từ đó, trường cử giáo viên có khả năng, kinh nghiệm, nhiệt tình để hướng dẫn học sinh ôn tập.
Nhà trường cần hỗ trợ cho học sinh tự học như tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu bổ trợ và giải đáp thắc mắc cho học sinh.
Bộ GD&ĐT quy định và nhắc nhở việc tổ chức học thêm (nếu có) để phục vụ ôn thi phải thực hiện theo đúng quy định: "Các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thống nhất với học sinh và cha mẹ học sinh để sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, đảm bảo sức khỏe của học sinh, ôn tập có hiệu quả nhưng không gây quá tải".
Bộ GD&ĐT chỉ đạo không được tổ chức phát hành, ép buộc học sinh mua các tài liệu tham khảo nói chung, các bộ sách ôn tập kỳ thi THPT quốc gia nói riêng.
Những học sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp có nguyện vọng ôn tập, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các trường căn cứ điều kiện thực tế, tạo điều kiện tổ chức ôn tập cho các đối tượng này.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 diễn ra từ ngày 1 đến 4/7, với 8 môn thi : Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
Trong đó, các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận; các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm. Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và làm văn.
Theo Zing
Ngày 20/7 sẽ có kết quả thi THPT quốc gia 2016 Từ 13h chiều nay, sân trường THPT Long Khánh (Đồng Nai) đã ngập tràn học sinh với hơn 3.000 người đến dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2016. Chương trình do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Đồng Nai, Tỉnh đoàn Đồng Nai và trường THPT Long Khánh phối hợp tổ chức. Mở đầu phần tư vấn chung, TS Nguyễn Đức...