Gần 240.000 thí sinh đạt điểm sàn vẫn có khả năng rớt đại học
Ngay sau khi quyết định điểm sàn ĐH-CĐ năm 2013, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này. Ông Ga cho biết: “100% thành viên của Hội đồng điểm sàn năm nay đều nhất trí với cách tính điểm sàn cũng như mức điểm sàn đã được công bố”.
Cho biết thêm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nói: “Năm nay, Bộ đã có cải tiến cách tính điểm sàn, dựa vào tổng điểm bình quân kết quả thi chứ không dựa vào chỉ tiêu tuyển sinh như trước kia.
Nếu trước đây, cách tính điểm sàn dựa chủ yếu vào chỉ tiêu mà Bộ GD-ĐT giao cho các trường, chỉ tiêu này là chỉ tiêu pháp lệnh và các trường phải thực hiện. Hiện nay, các trường tự xác định chỉ tiêu dựa trên điều kiện và năng lực đào tạo tối đa của các trường. Như vậy, với điểm sàn đó, việc tuyển sinh có thể không nhất thiết là phải đạt chỉ tiêu đã đăng ký.
Điểm sàn dựa chủ yếu vào chất lượng nên có thể dư hoặc thấp hơn so với chỉ tiêu. Cách tiếp cận điểm sàn như vậy là ưu tiên đầu tiên cho chất lượng của nguồn tuyển chứ không phải dựa vào số lượng chỉ tiêu”.
* Vậy cụ thể với mức điểm sàn năm nay thì số thí sinh đạt mức điểm sàn trở lên dư hay thiếu so với tổng chỉ tiêu, thưa ông?
So với năm ngoái, năm nay, với mức điểm sàn này, số lượng dôi dư về nguồn tuyển rất lớn. Tổng dư là 238.768 thí sinh so với tổng chỉ tiêu.
So với năm ngoái, số dư năm nay tăng tới gần 100.000 thí sinh (năm ngoái khoảng 141.000). Với số dôi dư này, các trường trước đây khó tuyển thì hy vọng tình hình sẽ được cải thiện hơn.
Thí sinh sau một môn thi, Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013 tại TP.HCM. Ảnh: Độc Lập
Con số này cũng cho thấy không nhất thiết tất cả thí sinh đạt điểm sàn đều đỗ ĐH vì các trường tuyển sinh từ trên xuống dưới dựa vào đặc thù của mỗi trường. Mặc dù điểm sàn là 13 nhưng rất nhiều trường sẽ tuyển từ mức 18 điểm trở lên. Có thể 238.768 em đạt điểm sàn nhưng vẫn không đỗ ĐH bởi vì các trường tùy theo sức hút, uy tín của mình sẽ tuyển sinh theo mức điểm khác nhau.
* Kết quả thi ĐH- CĐ năm nay tăng khá rõ rệt, có phải Bộ chủ trương ra đề dễ hơn để tạo điều kiện cho những trường top dưới có nguồn tuyển dồi dào hơn không?
Đề thi dễ hay khó hơn năm ngoái là một khái niệm rất tương đối. Kết quả cao hơn một phần do đề thi tương đối phù hợp hơn với năng lực làm bài của thí sinh; thể hiện tính phân loại rõ rệt của kỳ thi. Còn kiến thức thì vẫn nằm trong chương trình giáo dục trung học phổ thông, không đánh đố, không quá khó.
Video đang HOT
Kết quả cao còn một phần thể hiện quyết tâm làm bài của thí sinh, chất lượng dạy và học của giáo dục phổ thông những năm gần đây đã được nâng lên. Vấn đề ở đây làm sao giúp cho thí sinh làm bài thi không phải ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng nhiều như trước đây. Thí sinh có thể phát huy năng lực ứng dụng và sáng tạo của mình vào bài thi.
Phổ điểm năm nay dịch chuyển dần sang phía điểm cao, nhưng vẫn có không ít thí sinh có điểm bài thi rất thấp, 1-2 điểm, thậm chí là 0 điểm. Như vậy thì không thể nói là đề thi quá dễ được. Phổ điểm đã chứng minh đề thi như vậy là tương đối hợp lý, phù hợp với năng lực làm bài của thí sinh.
Bộ sẽ tiếp tục áp dụng cách ra đề thi như vậy vào các năm tới.
Không chỉ với những trường top dưới, với đa số các trường, do phổ điểm rải đều từ thấp đến cao nên các trường dễ dàng hơn trong việc xác định điểm chuẩn. Nếu phổ điểm không rải đều như vậy thì chỉ cần thêm bớt điểm chuẩn thì sẽ có rất nhiều thí sinh có cùng mức điểm, và như vậy rất khó xác định điểm chuẩn.
Ngày hôm nay các trường trên cả nước sẽ công bố điểm chuẩn vào trường cho thí sinh.
* Với nguồn tuyển dồi dào như vậy thì liệu có cần thêm một kỳ tuyển sinh vào mùa xuân cho các trường khó tuyển sinh nữa hay không?
Theo luật Giáo dục ĐH, các trường có đủ điều kiện tuyển sinh riêng. Các trường ngoài công lập đã lập để án tuyển sinh riêng với dự kiến có thêm một đợt tuyển sinh vào mùa xuân.
Thí sinh làm thủ tục nhập học tại một trường ngoài công lập tại TP.HCM – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Sau khi công bố điểm sàn, các trường ngoài công lập mà có đề án tuyển sinh riêng nếu thấy vẫn cần thiết phải có một kỳ tuyển sinh riêng thì Bộ GD-ĐT sẽ xem xét. Còn nếu đã tuyển đủ rồi thì không cần một kỳ tuyển sinh riêng trong năm nay nữa.
Như tôi đã nói, phải phụ thuộc vào chất lượng, tính khả thi của Đề án tuyển sinh riêng của các trường. Như một bài toán, nhiều người cùng giải để tìm ra một đáp số phù hợp nhất.
* Năm nay là năm đầu tiên thí sinh hệ liên thông phải thi cùng với kỳ thi ba chung. Vậy điểm sàn và điểm chuẩn của hệ liên thông sẽ được quy định ra sao, thưa ông?
Hội đồng điểm sàn cũng bàn đến điểm sàn của hệ liên thông và nhất trí là điểm sàn của liên thông bằng điểm sàn của ĐH-CĐ tương ứng với từng khối thi. Việc chọn điểm chuẩn của hệ liên thông là do hiệu trưởng các trường quyết định. Bộ không quy định nhất thiết điểm chuẩn của hệ liên thông phải bằng hệ chính quy.
Như vậy, sau khi có quyết định này thì các trường sẽ xem xét chỉ tiêu của hệ liên thông và quyết định điểm chuẩn vào trường của từng ngành cho phù hợp.
Bắt đầu xét tuyển từ 20.8 Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 mà đạt mức điểm sàn trở lên thì sẽ nhận được 3 giấy chứng nhận để tham gia xét tuyển vào các trường khác.
Thời gian xét tuyển mỗi đợt như vậy là 20 ngày, bắt đầu từ ngày 20.8 và kết thúc trước 31.10
Theo TNO
Các trường đã giảm chỉ tiêu đào tạo ngành Kinh tế
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Năm nay, theo báo cáo của các trường thì cơ cấu ngành nghề đã có sự thay đổi. Nhiều trường đã nghiêng hẳn về khoa học công nghệ, kỹ thuật, giảm bớt kinh tế".
Trao đổi với Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ( ảnh) khẳng định: "Tuyển sinh từ nay đến 2015 không có gì mới, Bộ vẫn quản lý khâu ra đề thi và điểm sàn để đảm bảo chất lượng. Các trường hoàn toàn được chủ động các lần tuyển theo đúng luật Giáo dục. Năm nay có điểm mới là 10 trường văn hóa nghệ thuật được tự chủ tuyển sinh, được ra đề các môn năng khiếu còn môn Văn họ xét kết quả học tập 3 năm phổ thông và kết quả thi tốt nghiệp. Đây là bước đầu tiên thí điểm giao quyền cho các trường theo luật Giáo dục. Theo luật quy định thì các trường được tuyển sinh riêng nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định theo đúng quy chế của Bộ GD-ĐT".
Thứ trưởng Ga cho hay, trường nào muốn tuyển sinh riêng phải có đề án, thể hiện rõ năng lực của mình với nguyên tắc chung là không làm phát sinh tiêu cực như học thêm dạy thêm, không tăng gánh nặng cho xã hội, đảm bảo tính nghiêm túc, sự giám sát của xã hội. Trường nào đủ điều kiện thì sẽ được tự chủ tuyển sinh. Từ 2 năm nay, Bộ cũng khuyến khích các trường trọng điểm tự tổ chức tuyển sinh nhưng cho đến nay, chưa có trường nào đăng ký.
Thí sinh thi đại học năm 2012.
Trong mùa tuyển sinh 2012, nhiều trường ĐH,CĐ ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu. Theo Thứ trưởng nguyên nhân do đâu?
Không chỉ các các trường ngoài công lập khó khăn mà ngay cả các trường công lập cũng gặp rất nhiều khó khăn như ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế Đà Nẵng... đây là tình trạng chung hiện nay, do kinh tế khó khăn, cán bộ quản lý kinh tế cũng đã bão hòa. Vấn đề này Bộ đã cảnh báo 2 năm trước đây do lượng đào tạo gấp đôi nhu cầu thực tế. Đa số các trường khó khăn năm nay là các trường tuyển sinh đơn ngành như kinh tế quản lý, còn những trường đa ngành thì vẫn tuyển bình thường. Chính khó khăn này cũng là để các trường có thể nhìn lại chiến lược phát triển của mình.
Vậy Bộ có giải pháp gì để giúp các trường khắc phục khó khăn trong tuyển sinh 2013?
Nguyên nhân Bộ đã phân tích nhiều. Điều kiện khách quan là kinh tế khó khăn, chủ quan là các trường chưa đảm bảo chất lượng. Hai yếu tố này đã ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của các trường. Năm nay, theo báo cáo của các trường thì cơ cấu ngành nghề đã có sự thay đổi. Nhiều trường đã nghiêng hẳn về khoa học công nghệ, kỹ thuật, giảm bớt kinh tế. Hy vọng năm nay, cơ cấu nhân lực có nhiều thay đổi theo đúng nhu cầu của xã hội. Sự điều chỉnh này mang tính tích cực.
Điều chỉnh lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ, TCCN
Nhiều ý kiến cho rằng các trường gặp khó khăn trong nguồn tuyển là do thiếu trung tâm dự báo thị trường nhân lực nên nhiều trường mở nhiều ngành mà xã hội đang dư thừa nguồn nhân lực và không mở ngành xã hội đang cần?
Việc giao chỉ tiêu cho các trường hiện nay là do các trường tự xác định theo thông tư 57. Bộ GD-ĐT chỉ quản lý chỉ tiêu tổng hợp, còn việc phân bổ chỉ tiêu cho từng ngành, hiệu trưởng các trường quyết định tùy theo thị trường lao động cho phù hợp. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy hoạch nguồn nhân lực đến 2020, đây là tài liệu căn bản để cho các trường, các cơ sở giáo dục và bộ cũng dựa vào đó để định hướng đào tạo các ngành nghề cho phù hợp.
Bộ đang tiến hành điều chỉnh lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ cho đến năm 2020 thay thế quyết định 121 của Thủ tướng trước đây để cho phù hợp với quy hoạch nhân lực và đồng thời điều phối mở ngành. Bộ cũng khuyến cáo các trường về những ngành nhân lực đang dư thừa, khuyến khích mở những ngành xã hội đang cần.
Không chỉ các trường ĐH ngoài công lập mà những trường CĐ, TCCN tuyển sinh cũng rất khó khăn. Lãnh đạo các trường CĐ cho rằng nguyên nhân do các trường ĐH có đào tạo CĐ và TCCN đã kéo hết thí sinh?
Không phải do các trường ĐH có đào tạo CĐ khiến việc tuyển sinh các trường CĐ khó khăn. Nói đào tạo ĐH nói chung tức là cả đào tạo ĐH và CĐ, lâu nay hệ thống đã chạy như vậy rồi. Cũng giống như chúng ta đã đào tạo TCCN ở các trường ĐH, CĐ và cũng không phải vì thế mà TCCN tuyển sinh khó khăn. Điều này thể hiện ở việc năm 2012 chúng ta đã giảm rất mạnh chỉ tiêu TCCN ở các trường ĐH nhưng các trường TCCN vẫn không tuyển được nhiều thí sinh như mong đợi. Nguyên nhân sâu xa nhất trong chuyện này là do phân luồng và do sự lựa chọn của xã hội.
Năm trước rất nhiều trường bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế tuyển sinh. Vậy tuyển sinh năm 2013 này, công tác thanh tra tuyển sinh của bộ thực hiện như thế nào?
Thanh tra để các trường làm tốt hơn để thu hút sự quan tâm của xã hội. Những trường bị xử lý là những trường không đảm bảo điều kiện đảm bảo chất lượng.
Năm nay Bộ giao quyền tự chủ rất cao cho các trường, do đó công tác thanh tra, kiểm tra cũng được tăng cường. Bộ sẽ thanh tra liên kết, liên doanh đào tạo, mở ngành, chất lượng đào tạo. Tất cả những trường đào tạo không đúng, Bộ chấn chỉnh xử lý kịp thời. Từ nay Bộ sẽ tăng cường giám sát song song với giao quyền tự chủ.
Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Hồng Hạnh ( thực hiện)
Theo dân trí
Các kỳ thi 2013 sẽ đổi mới khâu kỹ thuật Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, Bộ chính thức triển khai đề án thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy vào các trường khối văn hóa - nghệ thuật. Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ tăng cường bảo mật thông tin chống tiêu...