Gần 12.000 học sinh Lạng Sơn nghỉ học tránh rét
Hôm nay (17/12), hơn 11.900 học sinh của 54 trường học tại tỉnh Lạng Sơn đã được nghỉ học tránh rét vì nhiệt độ xuống dưới 10 độ C.
Chia sẻ với VietNamNet , ông Bế Đoàn Trọng, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) Lạng Sơn cho hay, những ngày này, tỉnh Lạng Sơn đang chịu ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại. Nhiệt độ trung bình tại tỉnh khoảng từ 8 đến 10 độ C, thậm chí có những thời điểm ở một số nơi nhiệt độ xuống chỉ còn 0-2 độ C.
Trước đó, Sở GD-ĐT Lạng Sơn đã có văn bản chỉ đạo các trường, nếu nhiệt độ xuống dưới 10 độ C thì cho học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ. Với cấp THCS và THPT thì xem xét cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ C.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Lạng Sơn, sáng nay, đã có 54 trường cho học sinh nghỉ học vì trời rét, trong đó có 53 trường mầm non và 1 trường tiểu học. Tổng số học sinh nghỉ học hôm nay là 11.905 em.
Hôm qua, 16/12, cũng có 9 trường trên địa bàn tỉnh (ở huyện Văn Quan và Đình Lập) cho học sinh nghỉ học vì trời rét, trong đó có 8 trường mầm non và 1 trường tiểu học. Số lượng trẻ mầm non và học sinh tiểu học nghỉ qua thống kê là 1.600 em.
Video đang HOT
Ông Trọng cho hay: “Tùy theo tình hình thời tiết và điều kiện mà các trường chủ động cho học sinh nghỉ học để phòng chống rét và những sự việc đáng tiếc xảy ra”.
Thông tin về việc cho học sinh nghỉ học vì giá rét được cập nhật và báo cáo về Sở mỗi ngày.
Để đảm bảo sức khỏe, duy trì tỷ lệ đi học của học sinh trong những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các trường học chủ động sửa sang cơ sở vật chất, chuẩn bị nước ấm, chăn ấm; trang bị thêm đồ dùng sinh hoạt và tăng khẩu phần ăn cho học sinh, đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Đặc biệt, những nơi học tạm, học nhờ phải được trang bị cửa chắn gió lùa, đủ ánh sáng trong lớp. Ngoài ra, các trường phải trang bị đầy đủ thuốc, vật dụng, thiết bị cần thiết để chăm sóc khi học sinh có dấu hiệu bị cảm lạnh, sốt, ho.
“Ở những địa phương nhiệt độ xuống thấp vào đầu giờ sáng thì Sở cho phép các nhà trường được linh hoạt lùi thời gian bắt đầu vào học, hoặc có thể thay đổi lịch học từ buổi sáng sang buổi chiều”, ông Trọng nói.
Cần nhân rộng các lớp dạy kĩ năng an toàn trong môi trường nước
Số học sinh được học bơi và biết bơi trên cả nước chiếm tỷ lệ không nhiều. Theo thống kê, cả nước chỉ có 30% học sinh biết kĩ năng phòng tránh đuối nước.
Kỳ nghỉ hè năm nay đến muộn do dịch Covid-19, thế nhưng trong thời gian học sinh đang đi học vẫn liên tiếp xảy ra những vụ đuối nước thương tâm, một lần nữa cảnh báo các bậc phụ huynh trong việc kiểm soát con em mình. Làm thế nào để trẻ em không rủ nhau đi bơi trong thời gian nghỉ hè khi thiếu sự giám sát của cha mẹ và thầy cô? Làm thế nào để trẻ có kỹ năng phòng tránh đuối nước, hạn chế những vụ chết đuối do sự thiếu hiểu biết?
Số học sinh được học bơi và biết bơi trên cả nước chiếm tỷ lệ không nhiều. Theo thống kê, cả nước chỉ có 30% học sinh biết kĩ năng phòng tránh đuối nước. Rất nhiều trẻ em vùng nông thôn, vùng sông nước không được học bơi, không biết kĩ năng phòng tránh đuối nước. Trên 50% trường hợp chết đuối xảy ra ngoài trời khi trẻ tắm ở ao, hồ, sông, suối và tắm biển không có người lớn đi kèm. Điều đó lý giải vì sao vào những ngày hè, hầu như ngày nào chúng ta cũng đọc được thông tin đau lòng về trẻ em bị đuối nước trên địa bàn cả nước.
Mới đây nhất, ngày 7/7, tại xã Tân Hợp (huyện Văn Yên, Yên Bái), người dân "bàng hoàng" phát hiện có 3 thiếu nữ bị đuối nước. Trước đó, ngày 5/7, 3 thanh niên ở Quảng Nam tử vong do đuối nước khi đi bơi ở khu vực không an toàn. Ngày 3/7, cũng tại tỉnh Quảng Nam, một học sinh lớp 7 bị đuối nước khi tắm ở kênh Phú Ninh. Ngày 2/7, một vụ đuối nước thương tâm đã xảy ra tại tỉnh Gia Lai khiến hai cháu nhỏ tử vong. Ngày 30/6, 3 học sinh lớp 6 ở Hà Tĩnh rủ nhau đi tắm ở sông La, không may sẩy chân xuống chỗ nước sâu và tử vong do đuối nước. Đây chỉ là một số trong rất nhiều vụ đuối nước dẫn đến tử vong xảy ra trong những ngày gần đây.
Mặc dù nhiều chương trình, dự án về dạy bơi được triển khai hàng năm nhưng mỗi năm vẫn có hơn 2 nghìn trẻ em tử vong do đuối nước. Với con số đáng buồn này, Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ trẻ em đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước phát triển.
Theo PGS-TS Phạm Viết Cương, Trường đại học Y tế công cộng, mặc dù Việt Nam đã triển khai nhiều dự án về phòng, chống đuối nước với nhiều các biện pháp kết hợp nhưng vẫn thiếu và yếu. Việc hỗ trợ, can thiệp tại nhiều địa phương chưa đồng đều, có địa phương triển khai hoạt động với tính chất "chỉ đạo trên văn bản: "Chúng ta vẫn có những chính sách, văn bản chỉ đạo, tuy nhiên những kết quả can thiệp và những hoạt động tại nhiều địa phương chưa đồng đều. Có những địa phương làm khá tốt việc tuyên truyền và dạy bơi nhưng có địa phương có những địa phương có mang tính chất hoạt động "văn bản chỉ đạo". Những hoạt động thực chất làm như thế nào để cải thiện môi trường làm thế nào, đảm bảo an toàn thì thực sự chúng ta còn rất yếu. Thế cho nên mỗi 1 năm chúng ta vẫn có tỷ lệ tự số lượng trẻ em tử vong do đuối nước vẫn còn khá cao".
Nhiều người vẫn chưa hiểu hoặc không biết thế nào được coi là biết bơi. Không ít người cho rằng, chỉ cần bơi được vài chục mét là biết bơi, hoặc có người hiểu đơn giản xuống nước không bị chìm là biết bơi. Nhiều trẻ tự tin biết bơi nhưng do chưa biết thực hành kỹ năng an toàn trong môi trường nước đã đuối nước khi không xử lý được tình huống bị chuột rút, bị đuối sức hoặc khi gặp dòng nước xoáy, sóng to, nước chảy xiết. Đau xót hơn khi nhiều trẻ bơi tốt nhưng do chưa biết kỹ năng cứu đuối an toàn đã vội nhảy xuống nước cứu bạn dẫn đến đuối nước tập thể.
Ông Phạm Ngọc Trung, Giám đốc Dự án Phổ cập bơi, Công ty Cổ phần Bằng Linh cho rằng: "Tôi nghĩ phải có 2 biện pháp khẩn cấp đưa ra, đó là nên phải chuẩn hóa lại đội ngũ dạy bơi. Hiện tại gần như tiêu chí dạy bơi thì bơi được 20 m là coi như đã hoàn thành khóa học bơi, tôi nghĩ như thế chưa đủ. Chúng ta nên có những buổi học trang bị thêm cho học sinh những kiến thức cơ bản để phòng tránh được cho mình và cho bạn, những kỹ năng mềm như là kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng đứng nước, kỹ năng bình tĩnh, kỹ năng cứu bạn. Tất cả những cái đó thì ngay các thầy cô cũng hiểu lơ mơ hoặc hiểu chưa đầy đủ, khi các thầy cô được trang bị đầy đủ thì sẽ về trang bị lại cho học sinh mình đang giảng dạy ngay trong mùa hè này".
Ngoài dạy kĩ năng bơi cho trẻ, bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) nhấn mạnh việc tăng cường giám sát và trông giữ trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Tăng cường đào tạo cho các giáo viên mầm non cũng như các cha mẹ, người chăm sóc trẻ các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em. Bởi hiện nay, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đến nhà trẻ chỉ khoảng gần 30 %, còn lại 70 % các trẻ em đang ở nhà.
"Đối với các trẻ lớn thì phải tăng cường việc giám sát và trông giữ trẻ để trẻ không tự ý đi bơi, không tự ý đi chơi ở những nơi nguy hiểm. Ngoài ra, phải tiếp tục phát triển mạng lưới phòng, chống đuối nước với sự tham gia của các Bộ, ngành cũng như các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ phòng, chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam. Tiếp tục thực hiện các quy định an toàn đã được Chính phủ cũng như các bộ, ngành ban hành. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để có thể phát hiện sớm các nguy cơ gây đuối nước cũng như triển khai tốt các biện pháp về phòng, chống đuối nước trẻ em".
Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng, cần phải tuyên truyền như thế nào để nâng cao nhận thức của trẻ em cũng như cha mẹ các em, làm sao tuyên truyền cho đúng nhóm đúng đối tượng, đồng thời, chỉ rõ vai trò trách nhiệm của nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng khi để xảy ra các vụ tử vong do đuối nước :
"Tất cả những người đứng đầu đã nhận nhiệm vụ là đều phải quy trách nhiệm rất rõ. Lợi ích tốt nhất mà chúng ta quan tâm, đó là trẻ em. Dù thực hiện thế nào đi chăng nữa thì mục đích là giảm số vụ đuối nước và có kết quả. Nếu chúng ta cứ vất vả tuyên truyền, chỗ nào cũng tuyên truyền với kinh phí đầu tư lớn nhưng đối tượng tuyên truyền là ai, kỹ năng có được thay đổi hay không, nhận thức có được thay đổi hay không và trực tiếp bảo vệ được các em khỏi đuối nước có đáp ứng được hay không? Tính kết nối của chúng ta như thế nào. Trách nhiệm của Bộ như thế nào thì xuống địa phương phải có tính kết nối, sở ngành địa phương cũng phải vào cuộc sâu"
Thời gian nghỉ hè đã tới, mùa mưa bão cũng đang đến gần, phòng tránh đuối nước không chỉ ở việc học bơi, biết bơi mà điều quan trọng hơn là các em cần được người lớn chỉ dẫn vui chơi ở đâu, chơi như thế nào để đảm bảo an toàn. Việc giải thích, hướng dẫn những kiến thức, kỹ năng tự phòng vệ để con nhận thức được nơi nào nguy hiểm cần tránh xa là vô cùng cần thiết./.
Những tình huống dở khóc dở cười của học sinh khi đăng ký xét tuyển Đại học Quá trình làm hồ sơ đăng ký xét tuyển Đại học qua các năm đã có không ít những tình huống dở khóc dở cười khiến thí sinh lâm vào cảnh éo le. Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến kỳ thi Đại học quan trọng trong cuộc đời mỗi học sinh. Thời điểm này, các bạn học sinh đã hoàn thành...