Gần 11.000 học sinh Đồng Nai sẽ rớt lớp 10 công lập
22 trường THPT công lập thi tuyển để chọn khoảng 9.000 học sinh trong tổng số 22.000 em, số còn lại sẽ học trường dân lập và trường nghề.
Ảnh minh họa
Kỳ thi tổ chức ngày 22 và 23/7 tại 15 cụm thi vào 22 trường THPT công lập, riêng TP Biên Hòa có 5 cụm, các huyện và TP Long Khánh mỗi nơi có một cụm thi.
Một số trường có chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2020-2021 cao như: THPT Trấn Biên (600), THPT Long Phước (540), THPT Nhơn Trạch (675), THPT Thống Nhất (550)…
Video đang HOT
Học sinh thi bốn môn: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và môn chuyên. Các môn thi làm bài trong 120 phút, riêng môn chuyên thi vào trường Lương Thế Vinh là 150 phút.
Bà Trương Thị Kim Huệ – Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, cho biết ngoài đảm bảo an toàn tuyệt đối đề thi, các trường và cơ quan chức năng cũng được thực hiện nghiêm ngặt công tác coi thi.
“Do ảnh hưởng Covid-19 nên thời gian thi phải dời lại. Nhưng để đảm bảo kiến thức thi cho học sinh, các trường học đã ôn luyện bám sát đề cương và đề thi tham khảo của Sở đưa ra”, bà Huệ nói.
Kết quả thi được công bố ngày 5/8 để làm cơ sở cho các trường tuyển sinh. Những trường không thi tuyển sẽ tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển.
Tại TP HCM, 82.300 em đăng ký dự thi tuyển sinh vào lớp 10, trong khi tổng chỉ tiêu các trường THPT công lập là 66.500, nên dự kiến gần 16.000 em không trúng tuyển.
Cần thêm hướng tiếp cận khi tư vấn hướng nghiệp
Kiếm một "vé" vào trường THPT công lập có uy tín thậm chí còn khó hơn đậu đại học. Đó không chỉ là hiện tượng xảy ra tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM mà đang "lan" dần đến TP.Biên Hòa.
Ảnh minh họa
Chỉ tiêu phân luồng sau THCS ngày càng tăng, sĩ số học sinh THCS năm sau luôn cao hơn năm trước, còn số trường THPT công lập lại vẫn giữ nguyên. Vì thế, để có thể đậu vào trường công, học sinh lớp 9 phải miệt mài học ngày, học đêm; phụ huynh phải "cân não" xem nên chọn trường nào...
Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh hệ trung cấp nghề và các loại hình đào tạo lại đang trở nên phong phú, đa dạng hơn: đào tạo trung cấp, cao đẳng, các khóa liên thông, hệ 9 cộng 4, đào tạo nghề theo chương trình nước ngoài... Điều này cho phép phụ huynh, học sinh có được nhiều sự lựa chọn hơn. Nhưng dường như phụ huynh vẫn chưa chú ý nhiều đến khối trường nghề.
Nguyên nhân của hiện trạng trên có thể một phần do tâm lý e dè của phụ huynh. Không hẳn phụ huynh nào cũng mong muốn con học THPT để vào đại học mà về mặt tâm lý, họ cho rằng môi trường THPT phù hợp với lứa tuổi của con mình hơn là trường nghề. Cũng có những học sinh ở nhà chưa từng phải làm việc gì nên cha mẹ lo lắng các em sẽ không thể học nghề được.
Một nguyên nhân khác là do các trường nghề chưa quảng bá hình ảnh của nhà trường đến phụ huynh. Hiện nay, khi đi tư vấn tuyển sinh, học sinh vẫn là đối tượng chính được hướng đến. Nhưng đối với học sinh ở độ tuổi 15, cha mẹ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, quyết định việc chọn trường, chọn nghề. Vì vậy, muốn phụ huynh hiểu hơn về đào tạo nghề, các trường cần có cơ hội tiếp xúc với phụ huynh nhiều hơn.
Thậm chí, không chỉ học sinh được đưa đến trường để tham quan mà chính phụ huynh cũng cần được đi để "tai nghe, mắt thấy". Cùng với đó, phụ huynh phải được cung cấp các số liệu về cơ hội việc làm, mức thu nhập, cơ hội thăng tiến trong công việc của học sinh sau khi học nghề. Các trường nghề cần mời thêm doanh nghiệp tham gia để hỗ trợ nhà trường trong công tác tư vấn, hướng nghiệp. Doanh nghiệp chính là đơn vị cung cấp thông tin để phụ huynh hiểu được môi trường làm việc tương lai của con cái họ.
Ngoài các chuyên gia, học sinh đã hoặc đang học nghề chính là những tư vấn viên thuyết phục nhất. Thông qua việc chia sẻ các câu chuyện, trải nghiệm, kinh nghiệm của chính bản thân, những học sinh này sẽ giúp cho phụ huynh, học sinh THCS mường tượng rõ hơn về môi trường học tập, rèn luyện ở các trường nghề. Do đó, học sinh trường nghề nên được coi là thành phần không thể thiếu trong đoàn tư vấn tuyển sinh.
Bằng các hướng tiếp cận đa dạng, hình ảnh của trường nghề có thể lan tỏa tốt hơn. Qua đó, phụ huynh có thêm nhiều kênh tham khảo thông tin trước khi cùng với con quyết định chọn trường, chọn nghề.
Phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau THCS: Rẽ hướng trường nghề Những năm gần đây, học sinh phân luồng sau THCS của Nghệ An có xu hướng tăng. Đây là kết quả quá trình chuyển biến nhận thức của học sinh và phụ huynh. Nhưng thực tế sau phân luồng vẫn còn một số bất cập... Học sinh học nghề tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Nghệ An. Thay...