Gần 1.100 người chạy băng rừng Pù Luông
Do Covid-19, Vietnam Jungle Marathon 2020 tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông bị lùi đến tháng 10 nhưng vẫn thu hút gần 1.100 người tham gia.
Bất chấp những thách thức gây ra bởi Covid-19 khiến sự kiện bị hoãn từ tháng 5, số lượng vận động viên tại Vietnam Jungle Marathon 2020 (VJM) vẫn tăng 30% so với cuộc đua năm ngoái, trở thành mùa giải VJM lớn nhất từ trước đến nay.
“Chúng tôi rất vui vì có thể tổ chức cuộc đua này trong một năm rất nhiều sự kiện đã phải hoãn, hủy do Covid-19″, David Lloyd, người sáng lập VJM kiêm giám đốc Thể thao tại Topas Travel, cho biết.
Cuộc đua diễn ra ngày 24/10 chứng kiến những màn tranh tài hấp dẫn giữa các vận động viên Việt và nước ngoài hiện sinh sống tại Việt Nam. Tất cả cự ly từ 10 km đến 70 km năm nay đều ghi nhận kỷ lục. Cuối tháng 10 này cũng là thời điểm Pù Luông vào mùa lúa chín thứ hai trong năm, tiết trời thu mát mẻ, không mưa tạo thuận lợi lớn cho gần 1.100 người chạy.
Vận động viên check-in trên đường chạy ở Pù Luông, Thanh Hóa. Ảnh: Topas Travel
Nhà vô địch cự ly 70 km nam là vận động viên người Pháp Romain Berion. Anh hoàn thành cự ly 70 km với kỷ lục 7:34:32. Tại vạch đích, Romain chia sẻ: “Thời tiết dễ chịu và mát mẻ hơn, phong cảnh rất tuyệt. Cảm ơn ban tổ chức vì cuộc đua. Tôi sẽ quay trở lại vào VJM kế tiếp”.
Tại cự ly 42 km nam, Quang Trần đánh bại chân chạy chuyên nghiệp Phạm Tiến Sản với tổng thời gian 3:37:56. Thành tích này cũng đã giúp anh phá được kỷ lục cung đường 42 km của VJM.
Nathalie Cochet (Pháp) giành giải nhất cự ly 55 km nữ với tổng thời gian 8:12:48. Cô vượt qua người đồng hương Constance Louasse và cô gái Việt Lê Thẩm Thúy Hằng.
Cuộc đua đã và đang tạo thúc đẩy du lịch đáng mừng cho địa phương trong bối cảnh lượng khách giảm mạnh vào năm nay, giúp tái phục hồi kinh tế. Một số chủ homestay chia sẻ rằng họ hầu như không có khách trong nhiều tháng qua. Ngoài ra, VJM còn góp thêm 13.815 USD vào tổng số tiền Topas đã đóng góp cho hoạt động từ thiện.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, Thanh Hóa có diện tích hơn 17.600 ha, cách thành phố Thanh Hóa 130 km về phía tây bắc, cách Hà Nội 160 km về phía tây nam. Với vẻ hoang sơ của rừng nhiệt đới, ruộng bậc thang và những bản làng dân tộc, nơi đây là một trong những điểm du lịch miền núi phía Bắc thu hút rất nhiều bạn trẻ.
Video đang HOT
Tháng 5 – 6 và tháng 10 – 11 là thời điểm ruộng bậc thang vào mùa thu hoạch, cũng là lúc những cung đường Pù Luông đẹp nhất. Tới nay, VJM đã tổ chức được 4 lần ở Pù Luông, mỗi lần đều thu hút đông đảo người chạy và khách du lịch đúng mùa lúa chín.
Mùa gặt 'hạt vàng' ở ruộng bậc thang Y Tý
Trong thời gian này tại các vùng núi phía Bắc, đi đây cũng thấy cảnh tay liềm gặt lúa trên các thửa ruộng bậc thang.
Đây là mùa thu hoạch lúa chủ đạo trong năm của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đất khan hiếm nguồn nước này.
Thóc được phơi dọc vệ đường - Ảnh: NGUYỄN DUY
Trên những rẻo cao thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, cả năm người dân chỉ trồng được một vụ lúa, vì là vùng không chủ động nguồn nước. Họ đợi mùa mưa đến để tích nước rồi gieo mạ từ tháng 5, tháng 6. Gần một tháng sau thì nhổ mạ mang đi cấy, sau đó chăm sóc đến khi thu hoạch vào tháng 10 - 11. Cây lúa ở xã vùng cao Y Tý ( huyện Bát Xát, Lào Cai) là một hành trình gian nan từ cây lúa ra đến hạt gạo.
Người thiểu số Hà Nhì Đen chiếm đến hơn 80% dân số toàn xã, và là chủ nhân của những thửa ruộng bậc thang. Ông Phà Mừ Có ở thôn Choẳn Thèn cho biết: "Dân bản tận dụng nước mưa và dẫn thêm nước từ các con suối ở hèm núi ra ruộng. Sau đó họ vạt cỏ, đắp bờ giữ nước". Vào mùa nước đổ, toàn bộ trâu từ bản được chủ hộ dẫn theo bờ ruộng lên để cày bừa, làm mềm đất...
Khi ruộng đã bằng phẳng, bà con đồng loạt lên nương đi cấy lúa. Trong suốt vụ lúa, mọi người trong nhà phải thường xuyên lên nương thăm ruộng, nhổ cỏ dại, chăm bón, thậm chí dựng nhà giữa ruộng làm lễ cầu mùa...
Khi lúa chín rộ, già trẻ, trai gái bắt đầu lên nương thu hoạch. Gặt xong, những bó lúa được cho vào bao, gùi hoặc để nguyên. Người dân dùng tấm lưng trần, bờ vai khỏe khoắn để đưa lúa xuống bản. Họ cõng lúa trên lưng đi men theo bờ ruộng nhấp nhô giữa trời nắng chang chang.
Những hạt gạo có được sau bao tháng ngày vun trồng, chăm sóc, cõng chở, gặt, đập với bà con vùng cao Y Tý quý giá như hạt vàng.
Con trai bản đảm đang tham gia công việc gặt lúa - Ảnh: NGUYỄN DUY
Những gùi lúa cao quá đầu thành thứ che nắng cho người dân - Ảnh: NGUYỄN DUY
Anh Ly Seo May cặm cụi đập từng bó lúa vào tấm gỗ để hạt thóc bung ra - Ảnh: NGUYỄN DUY
Bà Sào Thó Sơ cõng 2 bó lúa khủng trên lưng về nhà - Ảnh: LY XÁ XUY
Ngồi nghỉ bên đống lúa vừa được cõng xuống - Ảnh: NGUYỄN DUY
Trước đó 5 tháng là việc gieo mạ, cấy, chăm cây lúa trên vùng đất núi đồi Tây Bắc này.
Bà con bớt lại một số ô ruông bậc thang để gieo mạ, sau 2-3 tuần mạ được nhổ để đem đi cấy - Ảnh: VĂN HẢI
Anh Phà Ha Dê ở thôn Mò Phú Chải dắt trâu đi cày ruộng - Ảnh: LY XÁ XUY
Sau khoảng 2 -3 tuần, mạ được nhổ để đem đi cấy - Ảnh: VĂN HẢI
Bà con thôn Choẳn Thèn dựng nhà giữa đồng để trông coi và làm lễ cầu mùa - Ảnh: NGUYỄN DUY
Chị em phụ nữ đi thăm ruộng khi lúa chuẩn bị chín - Ảnh: NGUYỄN DUY
Mê mẩn vẻ đẹp Pù Luông: Điểm nghỉ dưỡng đậm chất hoang sơ giữa núi rừng Thanh Hóa Mảnh đất Pù Luông chỉ vài năm trở lại đây đã có sự thay đổi mạnh mẽ, không chỉ là nơi dành cho những đoàn 'phượt' ghé thăm, mà giờ đây đã trở thành một nơi nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái đậm chất hoang sơ tại Thanh Hóa. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc huyện miền núi Bá Thước và...