Gần 1.000 học sinh cấp hai học ké trường cấp một
Chưa có kinh phí xây dựng cũng như hoàn thiện cơ sở vật chất, gần một năm nay, 957 học sinh Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Đắk Nông) học ké ở phân hiệu 2 Trường tiểu học Quảng Sơn.
Do học ké nên cổng trường là THCS Hoàng Văn Thụ nhưng bên trong toàn bộ cơ sở vật chất là dành cho học sinh tiểu học. Tiêu chuẩn phòng học bậc THCS được thiết kế tối đa 45 học sinh/lớp thì phòng học tại đây thiết kế chỉ đủ cho 35 học sinh/lớp.
Bàn ghế không đúng kích cỡ nên học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập – Ảnh: Tuổi Trẻ.
Đi mượn từ cái bàn, cái trống
“Diện tích lớp học nhỏ, học sinh của trường lại đông nên phòng học rất chật chội. Sĩ số có khi lên tới 50 em/lớp. Bàn học nhỏ, ngồi đông nên việc học tập của các em gặp nhiều khó khăn. Bảng được thiết kế kẻ từng ô vuông chủ yếu cho học sinh tiểu học tập viết nên khi giáo viên muốn truyền đạt kiến thức cho học sinh cũng bị hạn chế” – một giáo viên nói.
Ngoài ra, giáo viên ở trường cũng cho biết học sinh THCS đang ở độ tuổi phát triển toàn diện, bàn ghế không đúng kích cỡ làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thể trạng của học sinh.
Thầy Lê Xuân Hùng – Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Văn Thụ – cho biết trường có 957 học sinh, cơ sở vật chất gần như không có, phải đi mượn các trường, doanh nghiệp trên địa bàn từ cái trống trường tới bàn ghế học sinh.
“Để học sinh có chỗ học tạm thời, chúng tôi đang mượn của Trường tiểu học Quảng Sơn tám phòng học và sáu phòng học của Trường THPT Lê Duẩn. Việc học của các em cũng phải sắp xếp cho phù hợp số phòng, buổi sáng khối 6-8 và buổi chiều là khối 7-9, không có chỗ để học thêm” – thầy Hùng nói.
Cũng theo thầy Hùng, không chỉ riêng học sinh phải học ké mà ngay cả phòng làm việc của ban giám hiệu nhà trường cũng chưa có, đang phải mượn của Trường THPT Lê Duẩn.
Số lượng học sinh tăng quá nhanh
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Minh Tuấn, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đắk GLong, cho biết năm 2012 do học sinh còn ít nên Trường THCS Hoàng Văn Thụ được sáp nhập với Trường THPT Lê Duẩn. Tháng 6/2015, sĩ số học sinh quá tải, Trường THPT Lê Duẩn không đáp ứng nổi nên Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông đã có quyết định tách hai trường này ra để thuận lợi quản lý.
Video đang HOT
Về vấn đề học sinh thiếu lớp học, ông Tuấn giải thích rằng đây là thực trạng chung của nhiều trường trên toàn huyện Đắk Glong, không phải riêng ở Trường THCS Hoàng Văn Thụ.
Theo ông Tuấn, do lượng người di cư đến huyện ngày một đông kéo theo số lượng học sinh tăng nhanh nên việc xây dựng trường học chưa đáp ứng kịp. Năm 2005, toàn huyện có 13 trường học thì đến nay đã lên tới 40 trường.
“Trước khi sáp nhập thì cơ sở chính của Trường THCS Hoàng Văn Thụ là ở Trường tiểu học Quảng Sơn. Sắp tới khi có đủ kinh phí, phòng dự định sẽ xây thêm tám phòng học ở Trường THCS Hoàng Văn Thụ và tiến hành chuyển đổi hai trường này cho nhau để học sinh có chỗ học tập ổn định” – ông Tuấn cho biết thêm.
Theo Thái Thịnh/Tuổi Trẻ
Phía sau vị trí "ngôi sao" PCI của Đà Nẵng, Đồng Tháp
Cải cách hành chính mạnh mẽ, chính quyền thân thiện, gần dân... đã giúp Đà Nẵng, Đồng Tháp dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI.
Theo báo cáo đánh giá Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 31-3, cơ quan này đã tiến hành thực hiện trên cơ sở thông tin phản hồi từ 11.700 doanh nghiệp (DN).
Theo đó, Đà Nẵng vẫn đứng đầu bảng xếp hạng và có điểm số PCI tăng cao nhất kể từ năm 2012 với gần 1,5 điểm. Đây là lần thứ sáu TP Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI. Xếp sau Đà Nẵng là Đồng Tháp, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai.
Như vậy, so với năm trước đó, nhóm năm tỉnh có chất lượng điều hành rất tốt chỉ có một thay đổi, đó là Vĩnh Phúc đã thế chỗ TP.HCM để vươn từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 4, còn TP.HCM từ vị trí thứ 4 xuống vị trí thứ 6. Tuy vậy, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu ở các dịch vụ hỗ trợ DN.
Đáng chú ý Hà Nội chỉ cải thiện được hai bậc trên bảng xếp hạng, xếp ở vị trí 24. Hà Nội đứng chót bảng ở hai chỉ số gia nhập thị trường và tiếp cận đất đai.
Đứng cuối bảng xếp hạng lần lượt là các tỉnh Lai Châu, Hà Giang và Đắk Nông.
Chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân
VCCI cho biết những vị trí đầu bảng đều là những tỉnh, thành đã có nhiều sáng kiến cải cách hành chính và đổi mới chất lượng điều hành.
Cụ thể, vì sao Đà Nẵng đạt vị trí dẫn đầu nhiều năm liền? Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, lý giải: "Đa số các chỉ tiêu đo lường chi phí thời gian và hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính của Đà Nẵng đều cải thiện".
Chẳng hạn, tỉ lệ DN cho biết họ không phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký tăng từ 67% năm 2014 lên 70% trong năm 2015; tỉ lệ đánh giá cán bộ, công chức làm việc hiệu quả cũng tăng từ 71% lên 76%.
"Hướng tới việc xây dựng một TP thông minh, Đà Nẵng đã xây dựng mô hình chính quyền điện tử, thúc đẩy phát triển nhanh các dịch vụ trực tuyến, hiện đại hóa quản lý hành chính công" - ông Đậu Anh Tuấn cho biết.
Đặc biệt, mô hình chính quyền điện tử của Đà Nẵng đã nhận được những tín hiệu tích cực của cộng đồng DN. Đà Nẵng trở thành địa phương có tỉ lệ DN truy cập website chính quyền cao nhất trên cả nước. Thành công của mô hình này đã được chuyển giao cho 17 tỉnh, TP trên cả nước.
Cùng với Đà Nẵng, Đồng Tháp cũng đang dần xác lập hình ảnh một chính quyền gần dân và DN. Báo cáo kết quả PCI nhận định để thúc đẩy phát triển kinh tế, Đồng Tháp đẩy mạnh cải cách hành chính với mục tiêu xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân, xem hành chính là để phục vụ xã hội, phục vụ người dân... chứ không phải là công cụ quản lý xã hội.
"Bên cạnh những mô hình như Nụ cười công sở, Ngày thứ Sáu nghe dân nói..., UBND tỉnh Đồng Tháp gần đây đã ban hành kế hoạch giảm 30% số cuộc hội họp để lãnh đạo các ngành, các địa phương có nhiều thời gian đi cơ sở để tiếp xúc với người dân, với DN. Từ đó giúp giải quyết, tháo gỡ từng điểm nghẽn" - ông Tuấn cho hay.
Theo ông Tuấn, những điều này góp phần lý giải vì sao hai năm vừa qua, Đồng Tháp luôn duy trì được vị trí đầu bảng về chỉ số thành phần tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh cũng như chi phí thời gian.
Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI. Trong ảnh: Người dân và DN đến làm thủ tục tại Trung tâm Hành chính tập trung Đà Nẵng. Ảnh: LÊ PHI
Hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp
Quảng Ninh có nhiều đột phá nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN. Điển hình như thành lập trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, liên kết đến cấp xã, gắn với xây dựng chính quyền điện tử... đã vươn lên thứ ba trong bảng xếp hạng.
"Xuất phát từ những quan ngại của nhiều DN trước tình trạng tuy có sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các sở/ngành, năm 2015 Quảng Ninh đã tham khảo và ứng dụng mô hình chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp huyện của Lào Cai; thực hiện thí điểm đánh giá và sáng tạo, mở rộng ra tới cấp sở/ngành để thúc đẩy các đơn vị này nâng cao hiệu quả công tác, hỗ trợ DN tốt hơn" - ông Tuấn cho hay.
Trong khi đó, với nhóm cuối bảng xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế chỉ có sự thay đổi chút ít. Riêng Đắk Nông, các tỉnh ở miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu và Bắc Kạn vẫn không có cải thiện nào đáng kể.
"Cải thiện chất lượng điều hành có thể là con đường tương đối ngắn, thuận tiện hơn và đòi hỏi nguồn lực ít hơn để các tỉnh này trở nên hấp dẫn trong con mắt của các nhà đầu tư" - báo cáo PCI khuyến cáo.
Chi phí không chính thức chưa giảm
PCI 2015 ghi nhận những kết quả tích cực của công tác đăng ký, thành lập DN. Ví dụ, thời gian để lấy giấy chứng nhận đăng ký DN đã được rút ngắn, chỉ mất tám ngày để có giấy chứng nhận đăng ký DN trong tay. Trước đó, DN mất tổng thời gian 10-12 ngày.
"Tuy vậy, vẫn còn đó những tín hiệu buồn" - ông Tuấn nói điều này khi đề cập đến tình trạng chi phí không chính thức chưa có dấu hiệu giảm bớt mà còn tăng lên con số 66% trong năm 2015.
"Hơn 11% DN cho biết các khoản chi cho riêng mục này chiếm tới hơn 10% tổng doanh thu của họ; 65% DN cho biết tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến" - ông Tuấn nói.
Ngoài ra, môi trường kinh doanh tại nhiều tỉnh, TP chưa có sự cạnh tranh bình đẳng, đặc biệt là có sự bất bình đẳng đối với DN nhỏ và vừa. Cụ thể 39% DN vẫn cho biết tỉnh ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước gây khó khăn cho DN.
"Thậm chí, có những tỉnh còn ưu ái hơn cho các DN nước ngoài. Một số tỉnh lại ưu ái hơn cho các công ty lớn gây ra những trở ngại trong kinh doanh. Tỉ lệ DN quan ngại về phân biệt đối xử theo quy mô DN cũng tăng lên nhiều" - báo cáo PCI 2015 ghi nhận.
Nhận xét về PCI, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nói: "Năng lực cạnh tranh của Việt Nam phần lớn được quyết định bởi chất lượng điều hành và sự thuận lợi của môi trường kinh doanh cấp tỉnh. Do đó sự năng động, tiên phong và mẫn cán của bộ máy công chức địa phương đang quyết định tốc độ và đường hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới".
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng HUỲNH ĐỨC THƠ: Thay đổi tình trạng "đất lành chim không đậu" Năm trước, chúng tôi đã đứng đầu PCI nhưng vẫn có những cảnh báo về tiếp cận đất đai, pháp lý và cạnh tranh. Ngay sau đó lãnh đạo TP đã tổ chức các cuộc thảo luận tìm ra những nguyên nhân cụ thể để thay đổi tình trạng "đất lành mà chim không đậu". Lãnh đạo TP cũng chỉ rõ những đơn vị cần cải tổ để cải thiện rõ rệt. Cuối cùng sự công nhận của cộng đồng DN đã giúp chúng tôi vẫn giữ được vị trí đầu bảng. Trong năm nay sẽ có nhiều thách thức để chúng tôi vượt qua và cải cách nhiều hơn nữa. Dư địa cải cách vẫn còn và các tỉnh, thành khác cũng đang nỗ lực vượt lên cải cách chính mình. Chúng tôi tiếp xúc DN không chỉ là định kỳ mà bất cứ lúc nào DN cần. Cho nên các kiến nghị của DN được xử lý kịp thời và đúng luật. Ngoài ra chúng tôi công khai cả số điện thoại, thư điện tử, thậm chí sử dụng mạng xã hội để tiếp nhận mọi phản ánh của DN. Ông TRẦN ANH DŨNG, Giám đốc Sở Kh&Đt tỉnh Nam Định: Luôn điều chỉnh để tốt hơn Tỉnh có sự tiến bộ vượt bậc về PCI do lãnh đạo tỉnh ủy và UBND tỉnh thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với DN và công khai, minh bạch; thường xuyên nhận phản hồi của DN về những đơn vị chưa tạo điều kiện cho DN, từ đó có điều chỉnh, làm tốt hơn. Sở KH&ĐT tỉnh cũng luôn tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư và làm đầu mối cho các dự án ngoài khu công nghiệp. Đồng thời giao ban quản lý trong các khu công nghiệp làm đầu mối một cửa giải quyết tất cả khó khăn cho DN... Ông LÊ VĂN QUANG, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Đắk Nông: Cải thiện những chỉ số còn yếu Tỉnh Đắk Nông mới thành lập, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, địa lý xa xôi cách trở... Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc kêu gọi xúc tiến đầu tư. Có thể nói những điều kiện khó khăn này đã ảnh hưởng nhiều đến chỉ số PCI của tỉnh. Để cải thiện thứ hạng PCI của tỉnh, hiện Đắk Nông đang chỉ đạo các sở, ngành tập trung cải thiện những chỉ số còn yếu trong PCI. Tập trung thúc đẩy cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho các DN đến đầu tư. Nơi tiến bộ, nơi tụt hạng PCI ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều tỉnh, thành. Điển hình như Nam Định, so với năm trước đó đã vượt 16 bậc, từ vị trí 33 lên vị trí 17. Ngoài Nam Định, những tỉnh có bước nhảy vọt là Hà Nam, Sóc Trăng (14 bậc), Điện Biên, Quảng Trị (10 bậc). Ngược lại, có những tỉnh đang từ thứ hạng khá cao, tụt xuống những thứ hạng khá thấp như: Ninh Bình từ vị trí 11 tụt xuống 33, Thừa Thiên-Huế, Bình Phước (tụt 16 bậc), Khánh Hòa, Hậu Giang, Bạc Liêu (tụt 11 bậc). Tỉnh Đắk Nông từ hạng 57 tụt sáu bậc để trở thành tỉnh có chỉ số PCI thấp nhất với vị trí 63.
Theo_24h
Tây Nguyên 'oằn' mình trong đại hạn lịch sử Hồ chứa trơ đáy nứt nẻ, giếng đào sâu 40 m không có nước khiến hàng hàng nghìn hecta cà phê, tiêu, lúa... chết cháy và người dân Tây Nguyên vùng "rốn" hạn cũng không còn cả nước sinh hoạt. Trong cơn hạn hán kéo dài nhiều tháng qua, hàng trăm hồ chứa ở các tỉnh Tây Nguyên chỉ còn khoảng 30-40% so...