Gần 1.000 độc giả ủng hộ xây nhà bán trú cho trẻ ở Hà Giang
Quỹ Hy Vọng nhận được hơn 600 triệu đồng để xây hai nhà bán trú ở xã Hồ Thầu và Chiến Phố, thuộc chương trình “Ánh sáng học đường”.
Sau bài viết “ Bữa cơm trong mơ giá 9.500 đồng” của học sinh hai xã vùng cao thuộc huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) ngày 18/12, VnExpress nhận được rất nhiều chia sẻ từ độc giả, cả về vật chất và tinh thần.
Hình ảnh bữa cơm bán trú của học sinh Hoàng Su Phì đã gây xúc động cho nhiều độc giả. Ảnh: Đinh Tùng.
Anh Thắng, một người sinh ra ở miền núi, từng học nội trú từ năm lớp 6 đến lớp 12, cho biết đã ăn những bữa cơm như trong bài báo phản ánh. Khi đó, anh rất sợ mùa đông bởi cái lạnh buốt, mỗi bữa cơm thức ăn đông cứng với mỡ lợn kết thành mảng.
“Nhưng chúng tôi cũng được cái lạnh, cái khổ ở môi trường đó làm cho cứng cáp, rắn rỏi hơn. Gần 20 năm trôi qua, tôi đã có gia đình với hai đứa con khỏe mạnh, môi trường sống tạm ổn tại ngoại thành Hà Nội. Chúc các em vượt qua được thử thách của cuộc sống hiện tại. Mọi người hãy chung tay giúp đỡ các em”, anh Thắng chia sẻ.
Độc giả Hai Hà, người nhiều lần đi thiện nguyện, cho biết cuộc sống trẻ em vùng cao thật sự rất khó khăn, thiếu ăn, thiếu mặc, nhất là vào mùa đông rét cắt da cắt thịt. “Qua mạng thì thấy vậy nhưng lên thực tế mới thấy được sự thiếu thốn và vất vả của các em. Rất mong mọi người hãy có nhiều chuyến đi hơn nữa, đến với vùng cao, với các em để sưởi ấm thêm tình dân tộc”, độc giả viết.
Video đang HOT
Trường Khe Chữ ở Quảng Nam khánh thành với sự ủng hộ của hàng trăm độc giả VnExpress. Ảnh: Đức Thành.
Để học sinh được ngủ ấm và ăn bữa cơm nóng 9.500 đồng mơ ước mỗi ngày, Quỹ Hy Vọng – báo VnExpress đã kêu gọi ủng hộ để xây hai nhà bán trú hai tầng ở xã Chiến Phố và Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. Dự án được lên kế hoạch từ tháng 7/2018, dự kiến khởi công tháng 1/2019 và hoàn thành sau 4 tháng. Tổng chi phí cho hai công trình hơn 1,9 tỷ đồng.
Sau hai ngày kêu gọi, Quỹ Hy Vọng đã nhận được hơn 600 triệu đồng từ sự ủng hộ của gần 1.000 độc giả. Quỹ vẫn tiếp nhận ủng hộ từ bạn đọc để hoàn thiện công trình.
Xây nhà bán trú nằm trong chương trình Ánh sáng học đường do Quỹ Hy Vọng phát động hồi tháng 4. Dự án đầu tiên là xây ngôi trường mới với ba phòng học kiên cố tại làng tái định cư Khe Chữ, huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Nơi này từng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão Damrey ngày 6/11/2017.
Trường Khe Chữ được khánh thành tháng 9, với vốn đầu tư 3,5 tỷ đồng, trong đó Quỹ Hy vọng tài trợ 2,8 tỷ đồng, số còn lại là vốn đối ứng của huyện Nam Trà My.
Chương trình Ánh sáng học đường cũng đã nhận được cam kết đồng hành của Quỹ Thiện Tâm – VinGroup và hãng sơn Nippon Paint trong thời gian 5 năm.
Theo VNE
Quảng Ngãi: Không có đường, học sinh mất nửa ngày băng rừng đến trường
Trường cách nhà 14 km, thế nhưng học sinh thôn Ba Nhà (xã Ba Giang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) phải mất khoảng 5 giờ đi bộ mới tới trường. Đi lại quá khó khăn nên mỗi lần về nhà là nhiều học sinh ở lại cả tuần mới quay lại trường.
Nhà của Phạm Thị Thành (lớp 5, trường Tiểu học & THCS Ba Giang) ở tổ Gò Lút (thôn Ba Nhà, xã Ba Giang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi). Mỗi tuần, Thành về thăm nhà một lần. Phải mất 5 giờ đi bộ liên tục mới đến nhà, và cũng mất chừng ấy thời gian cho chiều ngược lại.
"Không có đường đi, cháu phải đi theo lối mòn trong rừng. Đi từ sáng đến trưa thì tới. Trời mưa rất sợ vì phải qua suối và nhiều dốc cao lắm", Thành cho biết.
Học sinh các tổ Gò Lút, Vùng Khâm, Gò Xiêng phải mất nửa ngày trời vượt qua 14 km đường mòn để đến trường
Các tổ Gò Lút, Vùng Khâm, Gò Xiêng (thôn Ba Nhà) là địa bàn đặc biệt khó khăn của xã Ba Giang. Ba tổ này có hơn 40 học sinh đang theo học tại trường Tiểu học & THCS Ba Giang. Phạm Thị Thành và khoảng 30 học sinh được ở bán trú trong một dãy phòng học cũ, số ít còn lại phải ở nhờ nhà bà con.
Nhà bán trú của những học sinh Gò Lút, Vùng Khâm, Gò Xiêng thật ra là một dãy phòng học đã xuống cấp cách điểm trường chính khoảng 1 km. Dãy nhà ẩm thấp, tối om là nơi ăn ở, sinh hoạt của hơn 30 học sinh từ năm này qua năm khác.
"Ở đây được các thầy cô chăm sóc nhưng xa nhà rất buồn nên dù đường xa, nguy hiểm chúng cháu cũng muốn về nhà. Về thăm nhà, xin ba mẹ thêm ít thức ăn mang xuống", Thành nói.
Theo thầy Đào Văn Thành - Hiệu trưởng trường Tiểu học & THCS Ba Giang, đường đi rất nguy hiểm nên nhà trường rất lo mỗi khi các em về nhà vào cuối tuần. Mùa mưa thường xảy ra sạt lở núi, nước suối chảy xiết buộc học sinh phải ở lại trường hàng tháng trời.
Ngoài những nguy hiểm trên đường, nhà trường còn lo các em về thăm nhà rồi bỏ học. Mỗi lần đi về mất cả ngày nên nhiều em ở nhà cả tuần mới quay trở lại trường.
Đối với những trường hợp này nhà trường phải cử giáo viên băng rừng đến vận động các em quay lại trường. Các thầy cô giáo phải mất từ 2 - 3 ngày cho mỗi chuyến đi như thế.
"Kinh tế gia đình khó khăn, cuộc sống bán trú còn nhiều thiếu thốn nên các em phải nỗ lực rất nhiều để bám trường, bám lớp. Chúng tôi chỉ mong có điều kiện xây dựng khu nhà bán trú khang trang hơn cho các em", thầy Thành chia sẻ.
Cuộc sống bán trú của học sinh xã Ba Giang còn nhiều thiếu thốn
Thông tin với PV Dân trí, Chủ tịch UBND xã Ba Giang Trần Thanh Hoài, cho biết, tổ Gò Lút, Vùng Khâm, Gò Xiêng có 55 hộ với 99 nhân khẩu thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Ba khu dân cư này nằm sâu trong khu vực rừng phòng hộ, chưa có đường giao thông kết nối với trung tâm xã. Chính vì vậy, đời sống của người dân vẫn còn theo kiểu tự cung, tự cấp.
"Chúng tôi muốn mở một con đường nhỏ cho các em học sinh cũng như người dân địa phương thuận tiện hơn trong việc đi lại. Tuy nhiên việc này gặp khó khăn vì đây là khu vực bảo vệ rừng phòng hộ. Mặt khác, Ba Giang là xã đặc biệt khó khăn nên chính quyền địa phương không có kinh phí để thực hiện", ông Hoài nói và bày tỏ mong muốn có sự quan tâm đặc biệt của chính quyền cấp trên đối với thôn Ba Nhà.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Hà Tĩnh: Cô giáo lặng người khi đọc bức thư của học trò cũ "Tình cảm của em gửi đến cô khó có thể bằng lời mà nói ra hết được. Cô luôn nhẹ nhàng, hiền dịu, dành sự quan tâm đặc biệt cho em. Những lần em bị các bạn bắt nạt, trêu chọc, cô luôn bảo vệ, an ủi em. Những lúc đó, cô như người mẹ hiền bảo vệ em trước những con người...