Gần 10 triệu người tử vong mỗi năm: Chuyên gia mách bạn 5 điều cần làm
Tăng huyết áp được coi là kẻ hại chết người thầm lặng, đa số người bệnh không có biểu hiện gì và đến khi bị nhồi máu cơ tim, bị đột quỵ mới biết là bị tăng huyết áp.
Ảnh minh họa.
Bệnh nhiều biến chứng
Theo PGS, TS Phạm Mạnh Hùng – Viện Trưởng Viện tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Mỗi năm có khoảng 10 triệu người tử vong và hơn 100 triệu người bị tàn phế trên toàn thế giới. Đến năm 2015 cả thế giới có khoảng 1.5 tỷ người mắc tăng huyết áp. Đây là một con số kinh khủng, đáng báo động có xu hướng tăng nhanh.
Tăng huyết áp là bệnh lý diễn biến nhiều năm mà người dân không hề biết. Tăng huyết áp được coi là kẻ làm chết người thầm lặng.
Đại đa số người mắc tăng huyết áp không có biểu hiện gì, 1 số ít có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Một số người cho rằng chỉ người già mới tăng huyết áp là sai lầm vì có nhiều trường hợp chỉ ngoài 20 tuổi đi kiểm tra sức khỏe đã bị tăng huyết áp.
Tăng huyết áp âm thầm gây biến chứng mắt, não, thận, nặng hơn là nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Nguyên nhân khiến tăng huyết áp gia tăng mạnh mẽ và trẻ hóa. 90% người bị tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, chỉ còn 10% biết nguyên nhân. Tuy nhiên, các yếu tố gia tăng tăng huyết áp đó là các yếu tố về lối sống hiện nay.
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển tiếp về kinh tế, chuyển tiếp từ lối sống cổ truyền ăn nhiều rau, vận động nhiều sang ăn nhiều thịt, ít rau và ít vận động hơn. Đó cũng là nguyên nhân làm gia tăng tăng huyết áp.
Thay đổi như thế nào?
Video đang HOT
Thứ nhất: Giảm ăn mặn, người Việt ăn mặn gấp đôi lượng muối bình thường nên phải giảm muối 1 nửa để đạt mốc lý tưởng.
Thứ hai: Không ăn quá nhiều chất béo, mỡ động vật trên cạn, thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, thực phẩm rán chiên vì chứa nhiều ảnh hưởng tới bệnh tim mạch.
Thứ ba: Khuyến khích ăn nhiều rau củ quả tươi, ăn càng rau nhiều màu sắc càng tốt.
Thứ tư: Chỉ ăn 1 – 2 thìa canh mỡ hàng ngày, uống thêm ít sữa bỏ kem hoặc sữa chua.
Thứ năm: Ăn tinh bột chế biến thô, tăng cường các loại hạt. Có thể ăn hai lát bánh mì đen, 1 lưng bát cơm một bữa.
Bên cạnh đó nên hạn chế uống rượu. không uống quá 2 đơn vị rượu /ngày đối với nam và 1 đơn vị đối với nữ. Mỗi đơn vị rượu tương đương với 150 ml rượu vang, 1 lon bia.
Ngoài chế độ ăn, việc luyện tập thể dục cũng rất quan trọng. Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo nên tập luyện 30 phút mỗi ngày, một tuần phải đạt 150 phút vận động. Nếu những người làm việc văn phòng nên có thói quen đứng dậy đi lại vận động thay vì ngồi một chỗ.
Theo infonet
Dấu hiệu nào cho thấy bạn có thể bị cao huyết áp nguy hiểm?
Dấu hiệu của cao huyết áp rất đa dạng. Bình thường người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, giật hai bên thái dương, choáng váng, chóng mặt, nóng bừng mặt, mất ngủ, đái đêm, chảy máu mũi, giảm thị lực, cảm giác ruồi bay, hồi hộp chống ngực... nhưng cũng có thể không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào.
Cứ 10 người trưởng thành có 4 người tăng huyết áp
GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam cho biết, tăng huyết áp được xem là "kẻ giết người thầm lặng" vì không có triệu chứng điển hình và thậm chí họ còn không biết mình bị bệnh.
Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam năm 2016, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn từ 18 tuổi trở lên là 47,5%.
Tuy nhiên vì không có những dấu hiệu điển hình nên có tới 60% bệnh nhân chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.
Một người được chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90mm thủy ngân. Nhiều người thậm chí huyết áp đến 250/100mm thủy ngân nhưng không hề có triệu chứng. Và điều này là rất nguy hiểm bởi huyết áp có thể tăng bất cứ lúc nào, đe dọa tính mạng người bệnh.
Dấu hiệu của cao huyết áp rất đa dạng. Bình thường người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, giật hai bên thái dương, choáng váng, chóng mặt, nóng bừng mặt, mất ngủ, đái đêm, chảy máu mũi, giảm thị lực, cảm giác ruồi bay, hồi hộp chống ngực...
Khi có một trong những dấu hiệu này hãy đến bệnh viện khám vì đó là những dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng bạn có nguy cơ bị cao huyết áp.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bệnh nhân, cơn tăng huyết áp không biểu hiện triệu chứng, bỗng dưng một ngày bệnh nhân bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não khi đến viện mới phát hiện huyết áp cao chót vót dù không có biểu hiện gì trước cơn đột quỵ xảy ra. Hay có bệnh nhân khi vào viện vì suy thận phải lọc máu mới ngỡ ngàng vì tình trạng huyết áp cao gây nên.
"Tăng huyết là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây Nhồi máu cơ tim cấp. Tỉ lệ người mắc tăng huyết áp ngày cằng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa"- GS Việt lo ngại.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Nhớ huyết áp như nhớ tuổi của mình
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, đây là thông điệp mà các chuyên gia muốn truyền tải đến người dân.
Bởi ở nhiều bệnh nhân, tăng huyết áp không biểu hiện triệu chứng, bỗng dưng một ngày bệnh nhân bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não khi đến viện mới phát hiện huyết áp cao chót vót dù không có biểu hiện gì trước cơn đột quỵ xảy ra.
"Bạn không có triệu chứng không có nghĩa bạn không bị tăng huyết áp. Đó là lý do chúng tôi khuyến cáo người dân cần chủ động kiểm tra huyết áp của mình, không đợi đến lúc có triệu chứng cơ năng mới đo huyết áp", GS Việt khuyến cáo.
Khám, đo huyết áp miễn phí cho người dân. Ảnh: H.Hải
Nhất là với gia đình có tiền sử cao huyết áp, con cái cũng cần chú ý, kiểm tra huyết áp từ sớm theo định kỳ. Hãy đo, kể cả khi bạn thấy bình thường nhất để phát hiện nguy cơ tăng huyết áp. Việc kiểm tra huyết áp rất đơn giản, có thể thực hiện ngay tại trạm y tế xã"
Hiện nay tăng huyết áp vô căn chiếm 90%, trước đây gặp chủ yếu người cao tuổi nhưng nay có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, trẻ hoá do lối sống, sinh hoạt thiếu lành mạnh như uống bia rượu, ăn mặn, lười vận động dẫn đến béo phì.
Bia rượu không chỉ nguy cơ gây tai nạn giao thông, mà nó là căn nguyên của hàng loạt bệnh nguy hiểm, trong đó có tăng huyết áp. Vì thế, để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm chết người này, hãy hạn chế rượu bia. Ảnh: H.Hải
Vì thế, để phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng, người dân cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý và giảm muối; ăn nhiều rau, hoa quả; hạn chế rượu bia; không hút thuốc lá; duy trì cân nặng phù hợp; vận động thể lực đều đặn. Vận động thể lực (tập thể dục) ít nhất 30 phút/ngày và đi bộ khoảng 10.000 bước chân/ngày.
GS Việt cũng khuyến cáo, người bệnh khi được chẩn đoán huyết áp và phải điều trị bằng thuốc suốt đời. "Cần tránh tình trạng khi được điều trị ổn định, nhiều người nghĩ là bệnh đã khỏi nên bỏ thuốc rất nguy hiểm, có thể tái phát, lên cơn tai biến do tăng huyết áp đột ngột", GS Việt khuyến cáo.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bị đột quỵ: Được cấp cứu trong "giờ vàng" hiệu quả sẽ cao Trao đổi với VietTimes sáng nay, 15/4, TS. Nguyễn Văn Chi - Phó trưởng Khoa Cấp cứu - A9, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết: Thời tiết giao mùa, đột ngột chuyển nóng hoặc chuyển lạnh, nắng nóng, lạnh sâu, đều là những yếu tố nguy cơ làm tăng số người bị đột quỵ, nhất là người có bệnh huyết áp, tim...