Game thủ thế hệ 8-9x càng già càng lười chơi: Do game ngày xưa quá chất hay thời gian đã bào mòn tất cả?
Không thể phủ nhận một thực tế rằng, các game thủ thế hệ đầu 8-9x dường như không còn quá hào hứng với các tựa game ngày nay.
Không thể phủ nhận rằng làng game Việt đang ngày càng phát triển với sự ra đời của hàng loạt những tựa game có tiếng, mức độ phủ sóng cao như Liên Quân Mobile, Liên Minh Huyền Thoại hay thậm chí là cả Free Fire cũng như Tốc Chiến. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế rằng, lứa game thủ thế hệ 8-9x, những người nay cũng đều đã ở vào giai đoạn 26-30 tuổi đang ngày càng hạn chế đam mê cũng như giảm thiểu tối đa thời gian chơi của mình. Phải chăng là do game ngày xưa quá chất tới mức nhớ mãi không quên hay do thời gian đã bào mòn đi sự đam mê của các game thủ.
Game ngày xưa quá chất
Đây chắc chắn là một lý do không thể phủ nhận. Khi nhắc tới huyền thoại của làng game Việt, nhiều người sẽ chỉ liên tưởng ngay tới MU Online, Kiếm Thế hay Võ Lâm Truyền Kỳ chứ mấy ai dám liệt kê LQMB hay Free Fire vào danh sách này. Quả thật, những cái tên kể trên đã gây được ấn tượng mạnh mẽ, sâu đậm trong tư tưởng của các game thủ thế hệ 8-9x.
Hãy cứ nhìn vào việc mỗi khi có một phiên bản Kiếm Thế, Võ Lâm remake hoặc được chuyển thể lên mobile, số lượng người chơi luôn rất đông đảo, đột biến ở thời điểm đầu với sự tham gia của không ít những game thủ lớn tuổi, những người thuộc thế hệ 8-9x và đã quá quen với dòng game cày cuốc truyền thống ở Việt Nam. Và đảo mắt qua để tìm kiếm một tựa game PC “cày cuốc” mang phong cách quen thuộc như thời xưa ở làng game Việt hiện tại thì thật là khó. Quanh đi quẩn lại vẫn chỉ có LQMB hay Free Fire, PUBG Mobile mà thôi.
Video đang HOT
Không còn lửa như xưa
Những tựa game MOBA như LMHT, DOTA 2 hay Liên Quân Mobile có thể coi là phiên bản cải tiến rất nhiều và là những cái tên chất lượng, duy trì độ phủ sóng cao ở thời điểm hiện tại. Thế nhưng chắc chắn, trong con mắt của nhiều người, đôi khi chơi D-DAY, DOTA 1 còn vui hơn.
Cũng dễ lý giải cho sự hồi ức này vì mặc dù những D-DAY, DOTA 1 có vẻ quá lỗi thời thế nhưng ở vào giai đoạn những năm 2007, chúng chính là những “ông hoàng” ở các quán net cỏ. Thời xưa cũng làm gì có giải đấu, có các streamer lên sóng chơi cho chúng ta xem, và bản thân các game thủ ngày ấy đôi khi cũng chẳng có nổi một dàn PC ở nhà nữa là. Cái gì càng thiếu thì càng hiếm, càng đáng được trân trọng và đó cũng là lý do vào những năm ấy, DOTA, D-DAY luôn là đấu trường “máu lửa” nhất với các game thủ. Để rồi giờ đây, khi cuộc sống đủ đầy, công nghệ phát triển, người ta mới dần mong muốn tìm lại “ngọn lửa” nhiệt huyết như thời nào.
Thời gian cũng đã bào mòn đi đam mê
26-30 tuổi, giai đoạn mà nhiều game thủ của thế hệ 8-9x cũng đã có gia đình, có một cuộc sống ổn định và đôi khi, đam mê dần phải nhường chỗ cho trách nhiệm. Bên cạnh đó, sự ra đời của vô số những nền tảng livestream cũng phần nào giải quyết được những nhu cầu, bức bối của một bộ phận các game thủ “già”. Hãy cứ nhìn một số tựa game như AOE II, nhiều người có thể không hay chơi, thậm chí là không biết chơi nhưng vẫn vào xem một cách rất đều đặn.
Càng trưởng thành, càng có nhiều thứ gọi là trách nhiệm bó buộc đam mê của các game thủ
Kể ra, những người thuộc thế hệ 8-9x có thể coi là lứa game thủ đầu tiên của làng game Việt. Và chắc chắn, dù có già đi, thời gian có trôi qua thì đam mê game trong họ vẫn luôn còn, nhưng là được thể hiện qua nhiều cách khác nhau thôi.
NPH này từng một thời rồng phượng tại VN và 3 trò chơi khiến game thủ quặn thắt khi nhớ về thanh xuân
Nếu là một game thủ kỳ cựu thì hẳn sẽ nhớ đến NPH từng một thời xưng vương xưng bá trước cả những VNG hay FPT Online.
Lịch sử phát triển game online tại Việt nam đã trải qua được một chặng đường khá dài với nhiều cung bậc và những ngã rẽ thú vị. Trong suốt gần hai thập kỷ từ khi bắt đầu nhen nhóm cho tới lúc hoàng kim, đã có hàng loạt nhà phát hành đến rồi lại đi. Có thể kể đến khai quốc công thần như VNG, FPT Online, VTC Game...
Nhưng nếu chỉ liệt kê những ông lớn kể trên thì có lẽ là một thiếu sót rất lớn. Bởi trước khi MU Online được phát hành chính thức tại Việt Nam vào năm 2005 bởi FPT Online, trước lúc Võ Lâm Truyền Kỳ được Vinagame lúc đó mang về cũng trong năm 2005 thì thị trường game Việt đã có một cái tên đầu tiên.
Đó chính là Gunbound, tựa game bắn súng tọa độ từng một thời xưng vương xưng bá tại làng game Việt. Gunbound mới chính là trò chơi đầu tiên được chính thức phát hành tại Việt Nam vào tháng 1/2004 bởi Asiasoft. Đúng vậy, Asiasoft mới là cái tên lớn tuổi hơn cả Vinagame ngày đó và VNG sau này.
Asiasoft cũng là NPH gắn liền với những tựa game nổi tiếng bên cạnh Gunbound bao gồm TS Online (phát hành 5/2005) và sau đó là Cabal Online. Ba cái tên này cũng là những tựa game khiến game thủ Việt một thời đau đến quặn thắt khi đóng cửa. Đến bây giờ, Gunbound vẫn là một tượng đài của dòng game bắn súng canh tọa độ còn TS Online thì có một vị trí không thể thay thế trong lòng người chơi yêu thích thể loại turnbase.
Còn nhớ đến tận bây giờ, nhiều game thủ vẫn còn vô cùng tiếc nuối khi mà Gunbound và TS Online cũng như Cabal Online tuyên bố dừng cuộc chơi. Mãi về sau này, hàng loạt những tựa game cùng thể loại như Cổ Long Online đều bị đưa lên bàn cân so sánh với TS Online, còn với dòng game bắn súng tọa độ thì nhiều game thủ vẫn chưa thể tìm ra được cái tên thay thế Gunbound.
Tiếc rằng sau này, Asiasoft không còn giữ được vị thế của một trong những ông lớn đời đầu tại thị trường Việt Nam. Nhưng nhắc đến những Gunbound, TS Online, Cabal Online thì chắc chắn nhiều người vẫn không khỏi bồi hồi nhớ về một thời thanh xuân bỏng cháy của mình.
4-4 Aduka, Solo Boomerang và những hoài niệm một thời về huyền thoại Gunbound mà các game thủ nhớ mãi Ai đã từng chơi Gunbound chắc hẳn chẳng thể nào quên được những hình ảnh này. Trong thời kỳ mà những Võ Lâm Truyền Kỳ, MU Online hay Kiếm Thế và các tựa game cày cuốc khác đang làm mưa làm gió ở thị trường Việt Nam, vẫn có một cái tên thật sự nổi bật và tạo ra trào lưu cực kỳ...