Game thủ LMHT đề nghị Riot chỉnh sửa Bệ Đá Cổ vì thấy các tướng sử dụng năng lượng quá thiệt thòi
Ý tưởng từ cộng đồng LMHT đó là Bệ Đá Cổ sẽ hồi năng lượng theo tỷ lệ mana đã mất.
Mới đây thì cộng đồng LMHT đã chỉ ra rằng khả năng hồi phục của Bệ Đá Cổ đang tỏ ra thiếu sự công bằng giữa các vị tướng tại giai đoạn đi đường. Cụ thể thì tốc độ hồi phục của Bệ Đá Cổ ở trước phút 20 sẽ luôn là 2,1% máu và năng lượng tối đa mỗi 0,25 giây. Trong trường hợp bạn biến về với lượng máu lớn hơn năng lượng (theo tỷ lệ phần trăm) thì game thủ sẽ phải tốn thêm thời gian để hồi đầy mana. Đây được xem là sự thiệt thòi so với những tướng không sử dụng năng lượng.
Chúng ta nên được hồi mana nhanh hơn ở Bệ Đá Cổ trong giai đoạn đầu trận để không bị thiệt thòi so với các tướng không dùng năng lượng.
Hiện tại thì Bệ Đá Cổ sẽ hồi cho tướng 2,1% máu và năng lượng tối đa mỗi 0,25 giây, sau phút thứ 20 thì chỉ số này được tăng lên cùng hiệu ứng Vệ Quân.
Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ có nhiều máu hơn năng lượng (tính theo phần trăm) khi biến về. Điều không công bằng ở đây đó là bạn tốn quá nhiều thời gian chờ ở Bệ Đá Cổ chỉ để hồi năng lượng. Nếu rời đi sớm hơn thì bạn chỉ có thể hồi được khoảng 70% năng lượng mà thôi. So sánh với các tướng không dùng năng lượng thì khoảng thời gian bạn phải bỏ thêm chỉ để hồi mana có thể lên tới 8 giây.
Con số này có vẻ không quá nhiều nhưng ở đầu trận thì có có thể tạo ra sự khác biệt trong việc kiểm soát đường. Điều này rõ ràng là không công bằng chút nào.
Video đang HOT
Tôi nghĩ Riot nên thêm khả năng hồi năng lượng theo phần trăm mana đã mất để giải quyết vấn đề. Ví dụ như chuyển thành hồi 1,5% năng lượng tối đa 5% năng lượng đã mất mỗi giây chẳng hạn.
Bệ Đá Cổ có lẽ cần một sự chỉnh sửa nào đó để giúp tướng dùng mana hồi năng lượng nhanh hơn
Một trong những lợi thế của các tướng không dùng năng lượng đó là chúng có thể sử dụng chiêu thức thoải mái mà chẳng cần quan tâm tới chỉ số này. Những tướng như Renekton, Sett có thể sử dụng những kỹ năng diện rộng của mình một cách miễn phí mà vẫn đẩy đường cực kỳ tốt. Trong khi đó các Pháp sư ở đầu trận buộc phải tung chiêu liên tục và tốn rất nhiều năng lượng để làm điều tương tự. Các tướng dạng này cũng phải ở lại Bệ Đá Cổ lâu hơn để hồi lại số năng lượng đã mất.
Trong trận đấu giữa T1 và DRX, Faker đã tận dụng rất tốt lợi thế không dùng năng lượng của Renekton để thực hiện việc “bán máu đẩy đường” và ép Ryze phải dùng Dịch Chuyển đón lính
Sau đó thì Faker có thể đi bộ trở lại Đường giữa để tiếp tục farm mà không phải tốn Dịch Chuyển như đối thủ
Đây rõ ràng là một điểm thiệt thòi đối với các tướng sử dụng năng lượng mà Riot Games cần có một số điều chỉnh. Riot có thể áp dụng ý tưởng về việc Bệ Đá Cổ sẽ hồi năng lượng theo tỷ lệ mana đã mất từ phía cộng đồng. Việc này sẽ giúp các tướng dùng mana “sạc” năng lượng nhanh hơn sau khi biến về và không còn chịu nhiều thiệt thòi nữa.
Đấu Trường Chân Lý: Lý do khiến đội hình Thây Ma "bá đạo" lại trở thành "con dao hai lưỡi" ở mùa 5.5
Điều gì đã biến Thây Ma từ đội hình gần như chắc chắn leo top lại khiến game thủ "đau đầu" ở mùa 5.5.
Kể từ khi mùa 5.5 xuất hiện, đội hình Thây Ma từ chỗ đang rất mạnh, những tưởng sẽ được buff hay ít nhất là giữ nguyên sức mạnh với sự góp mặt của Fiddlestick và các quân cờ khác cũng không bị nerf quá nhiều, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Ở mùa này, Thây Ma có nhiều cách vận hành nhưng lại khiến game thủ đau đầu khi chỉ cần một sai lầm là có thể chuyển từ top đầu thành hạng chót.
Sự hụt hơi của Kalista
Có một sự thật, ở 2 đội hình Thây Ma được xếp ở mức tier S và tier A với lần lượt tỷ lệ thắng là 29.6% và 11.7% cùng tỷ lệ vào top 4 lần lượt là 70.3% và 52.2% đều không có sự góp mặt của vị tướng Thây Ma - Quân Đoàn mang tên Kalista. Lượng sát thương từ Đâm Xuyên không còn là trở ngại về cuối game nữa khi rất nhiều cái tên cứng cáp có thể làm dàn chắn còn những cái tên sát thương như Lucian, Vel'Koz hay thậm chí là Senna, Nocturne hoàn toàn có thể "thổi bay" Kalista trong một nốt nhạc.
Tuy nhiên, nhiều game thủ muốn tối đa lượng máu của Thây Ma Sion nhất có thể nên vẫn giữ Kalista lại và do đó, vô tình làm mất đi một slot tướng mà tác dụng lại cực kém. Căn bản, chỉ cần 3 cái tên là Brand, Nunu và Fiddlestick là đã đủ và những cái tên như Heimerdinger, Volibear hay Teemo mới thực sự là sát thương chủ lực hữu dụng.
Sự biến mất của Ryze
Có một sự thật rằng, ở mùa 5, sở dĩ Kalista hay Sion Thây Ma có đất diễn phần lớn nhờ vào 2 cái tên chính là Nunu và Ryze. Khả năng sốc sát thương và khống chế cũng như kết liễu mục tiêu chớp nhoáng của cặp đôi này là không cần bàn cãi, chưa kể, Ryze còn mạnh hơn nhờ có Bùa Xanh Hắc Ám giúp vị tướng này ra chiêu liên tục.
Ở mùa 5, việc bổ sung Fiddlestick với Thây Ma - Tà Thần - Bí Ẩn mang lại cho đội hình này khả năng kháng phép cũng như hồi phục tốt nhưng vô tình, việc mất đi Ryze khiến Thây Ma không còn khả năng khống chế mạnh nữa. Với việc sự càn lướt của Sion bây giờ quá dễ ngăn chặn, thì sự vắng mặt của Ryze càng khiến người ta thêm nhớ một đội hình đã từng "bách chiến bách thắng" như thế nào ở mùa 5.
Sai lầm từ ý định chơi xoay quanh Zyra
Ma Pháp Sư là một tộc hệ khá mạnh với lượng sát thương phép khủng cũng như khống chế, sát thương diện rộng từ những cái tên như Brand, Zyra, Ziggs hay Vel'Koz. Tuy nhiên, nếu Zyra bị ghép vào một đội hình Thây Ma và trở thành nguồn sát thương chính, cô chính là lý do hàng đầu khiến lối chơi này thất bại thảm hại.
Zyra có khống chế nhưng sát thương của cô là không đủ để có thể dứt điểm bất kỳ mục tiêu nào kể từ giai đoạn giữa game trở đi. Do đó, dồn đồ cho Zyra là vô cùng tai hại khi vừa tốn trang bị mà hiệu quả không cao. Chưa kể, việc chơi xoay quanh 2 Ma Pháp Sư trong đội hình 4 Thây Ma vừa yêu cầu người chơi phải tốn ít nhất 18 vàng cho Brand 3 sao và 27 vàng cho Zyra 3 sao. Một lượng kinh tế như vậy bỏ ra vừa khiến người chơi khó có thể nâng cấp đội hình về cuối game, vừa lãng phí vô ích.
Đội hình 4 Thây Ma xoay quanh Brand và Zyra chỉ được xếp tier C với 3.5% thắng và xấp xỉ 35% vào được top 4. Trong khi đó, những đội hình Thây Ma đạt tier cao thậm chí còn không có sự góp mặt của Mẹ Rồng.
"Tài năng trẻ" Faker lại gây sốc với pha highlight cùng Ryze, T1 kiên quyết không cho DragonX một ván thắng danh dự Pha xử lý quyết đoán của Faker đã giúp T1 nhanh chóng kết liễu cặp Bo3 này và chính thức chen chân vào top 4. Ở tuần thi đấu áp chót của vòng bảng LCK Mùa Hè 2021, khi cả 6 tấm vé vào vòng Playoffs đều đã có chủ, thì các trận đấu gần như chỉ còn mang ý nghĩa danh dự...