Game quân sự – lợi ích cũng có thể là thảm họa
Những năm 1990, quân đội Mỹ phát triển trò chơi mô phỏng quân sự và bắt đầu thương mại hóa từ 2002.
Dù đi sau nhưng người Trung Quốc cũng không kém phần hồ hởi với sản phẩm đầu tiên mang tên Glorious Mission ra mắt tháng 5/2012. Tân binh quân đội Mỹ và một số quốc gia khác hiện sở hữu một kho các trò chơi video và mô phỏng với hy vọng có thể rèn luyện kỹ năng chiến đấu và thậm chí có thể bảo vệ họ khỏi các căng thẳng tâm lý trên tác chiến thực địa.
Công cụ quảng cáo
Dù còn nhiều ý kiến phản đối khi cho rằng chiến trường ảo dù có giống như thật thế nào vẫn che lấp thực tế khắc nghiệt của chiến tranh nhưng các trò chơi chiến tranh quân sự miễn phí này đang trở thành công cụ tuyển dụng cho Quân đội Mỹ hiện quả hơn tất cả các quảng cáo khác cộng lại.
Chính vì vậy, Quân đội Mỹ cũng đang sử dụng các trò chơi này để huấn luyện người chơi thế hệ trẻ những người là tín đồ quen thuộc của các trò chơi quân sự được thương mại hóa như Tác chiến hiện đại 2 (Modern Warfare 2), hay Quân đội Mỹ (America Army-3).
Trong America Army, người chơi có thể thực hành huấn luyện ảo trong các doanh trại và trường bắn cũng như chiến đấu tổ đội với nhóm người chơi địch thủ trực tuyến khác. Những người chơi đã hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ huấn luyện ví dụ như cứu thương, thậm chí còn có lợi thế trong thời gian “chiến đấu trực tuyến” ví như có khả năng cứu đồng đội đang bị thương.
Các trò chơi điện tử quân sự có thể dẫn tới sự biến dạng trong quan điểm
Video đang HOT
của con người về chiến tranh tàn khốc
Phiên bản game quân sự đang được Lục quân Mỹ sử dụng là Virtual Battlespace 2 (VBS-2).
VBS-2 cũng chính là đối thủ đã giành chiến thắng trong cuộc đấu với America Army (AA-3) để trở thành game huấn luyện chính thức của Lục quân Mỹ. VBS-2 bắt đầu được sử dụng từ tháng 4/2007 là hệ thống huấn luyện dựa trên trò chơi video cung cấp cho người lính nền tảng huấn luyện các chiến thuật tổ nhóm, kỹ thuật và quy tắc trong các chiến dịch quy mô đầy đủ.
Là trò chơi huấn luyện 3D, góc nhìn người thứ nhất VBS-2 cung cấp các môi trường bán nhập vai thực tế, các địa hình năng động, hàng trăm thực thể mô phỏng dân sự và quân sự, các loại địa hình thực tế địa lý cụ thể và thực tế điển hình. Trang bị đa quốc gia, thủy quân lục chiến và lục quân Mỹ cũng được mô hình hóa trong trò chơi này với hơn 100 người có thể tham gia cũng một bài tập trực tuyến.
Vũ khí truyền thông
Trung Quốc, dường như cũng cảm thấy khó chịu khi kém cạnh trong lĩnh vực game quân sự huấn luyện và thương mại hóa. Tháng 5/2012, phiên bản game góc nhìn người thứ nhất made in China chính thức ra mắt game thủ Trung Quốc với tên gọi Nhiệm vụ Vinh quang (Glorious Mission).
Glorious Mission, game chiến tranh trực tuyến nhiều người đầu tiên của Trung Quốc chơi là sản phẩm hợp tác của Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) và nhà sản xuất Giant Interactive Group, không hẳn là một sản phẩm thương mại khi nguyên bản đầu tiên của nó được thiết kế cho các bối cảnh tác chiến cho quân đội Trung Quốc và cũng là trò giải trí trong thời gian rảnh rỗi.
Glorious Mission sản xuất trên công nghệ Unreal 3, chuyên dùng để dựng kỹ xảo trong các tác phẩm phim điện ảnh. Trong trò chơi trên, các chi tiết đồ họa cũng mô tả khá cụ thể các loại vũ khí hiện có của PLA và các cuộc tập trận 3D dựa trên kỹ năng cụ thể của binh sỹ.
Thậm chí ngay cả tiếng nói của các nhân vật trong game cũng được lồng ghép từ giọng nói của các binh sỹ Trung Quốc.
Tuy nhiên, điểm nổi bật trong Glorious Mission thì không phải đồ họa, chiến thuật hay âm thanh mà đối thủ chính của người chơi lại là đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của … Quân đội Mỹ với các trang thiết bị và phương tiện chiến tranh hiện đại.
Thậm chí, hình ảnh đại diện cho Glorious Mission chính là tàu sân bay đầu tiên của nước này vừa mới chính thức biên chế cho hải quân mang tên gọi Liêu Ninh (CV 16) hoán cải từ tàu sân bay Varyag cũ kỹ những năm 1980.
Các trò chơi điện tử quân sự đang là một công cụ tuyển dụng cho quân đội Mỹ
Ngược lại, trong các trò chơi của phương Tây, người chơi được xem là Quân đội Mỹ còn đối phương là kẻ thù giả tưởng với các trang bị từ Nga hoặc Trung Quốc.
Trong khi đó, một số phiên bản game thương mại sắp ra đời ví dụ như Huân chương Danh dự (Medal of Honor) dự kiến ra mắt cuối tháng 10/2012 cho phép người chơi có thể chọn lựa hoặc là chiến đấu với quân Mỹ hoặc là với các tay súng nổi dậy Taliban tại Afghanistan.
Việc xóa nhòa ranh giới giữa giải trí và chiến tranh có thể mang lại những hậu quả không mong muốn, Peter Singer, chuyên gia quân sự Viện Brookings nhận định, hiện tượng “giải trí quân sự” này có thể dẫn tới sự biến dạng trong quan điểm của con người về chiến tranh tàn khốc.
Hải quân Mỹ năm 2009 đã quyết định phát triển trò chơi video quân sự huấn luyện chính thức với tên gọi là VESSEL (Virtual Environments for Ship and Shore Experiential Learning) góc nhìn người thứ nhất nhằm tăng cường khả năng đánh giá, giải quyết vấn đề, ra quyết định và xử lý tình huống của thủy thủ. VESSEL không chỉ có các mô hình chuyến bay cho phi công hải quân và sỹ quan mặt nước huấn luyện định vị trong các khoang lái mô phỏng lớn mà còn có thể chơi như trên PlayStation hay Xbox chỉ bằng cách cho một chiếc đĩa trò chơi vào máy tính trong phòng làm việc. Không quân Mỹ năm 2010 cũng đưa ra thông báo sẽ phát triển game hỗ trợ huấn luyện chính thức nhưng chưa rõ tên gọi và định hướng.
Lục quân Mỹ còn sử dụng một số trò chơi huấn luyện khác như UrbanSim: tác chiến chống phiến quân nổi dậy và ổn định trật tự trong đó binh sĩ đảm nhận vai trò một chỉ huy tiểu đoàn lục quân, lập kế hoạch và thực hiện hoạt động trong kịch bản giả tưởng VBS-2 Fires: hỗ trợ chi viện hỏa lực bao gồm pháo binh, súng cối với cấp độ chi tiết cao
Thương lượng song phương (Bilateral Negotiation Trainer) cung cấp môi trường thực hiện các cuộc gặp và đàm phán trong từng bối cảnh văn hóa cụ thể Hệ thống huấn luyện văn hóa và ngôn ngữ với các phát minh mới nhất về công nghệ cho phép học tập nhanh chóng và nắm bắt một ngôn ngữ, văn hóa nước ngoài, có thể giao tiếp thông thường sau một vài giờ nghiên cứu.
Theo ANTD
Webgame thuần Việt Generation 3 Open Beta ngày 26/9
Theo tin mới nhận từ NPH VTC game Generation 3 sẽ chính thức thương mại hóa vào 11h ngày 26/9/2012 với hang loạt sự kiện hấp dẫn cho cộng đồng game thủ tham gia.
Đại diện NPH VTC cho hay với hơn 30.000 tài khoản tham gia test giai đoạn Closed Beta cùng sự ra mắt 2 server OKIAST và ACACIA game đã chiếm được không ít cảm tình của game thủ Việt bởi sự trải nghiệm mới lạ về đồ họa 3D về các công trình kiến trúc đặc sắc và đa dạng.
Bên cạnh những lợi thế về đồ họa thì ở phiên bản thương mại hóa Generation 3 sẽ được cập nhật thêm tính năng "Thảo phạt", hình ảnh bên trong công trình riêng biệt cho 3 quốc gia, đặc biệt cập nhật thêm hệ thống danh tướng, vũ khí và trang bị hoàn toàn mới.
Theo Gamek
Đại Chiến Mỹ Nữ Open Beta ngày 24/09 Sau một thời gian Close Beta khá thành công với nhiều tính năng hấp dẫn, thì nay theo tin mới nhận được, vào 9h00 sáng ngày 24/09/2012 Game Đại Chiến Mỹ Nữ sẽ chính thức bước vào giai đoạn Open Beta thương mại hóa với nhiều sự kiện hấp dẫn dành cho cộng đồng game thủ tham gia. Theo như nhà phát hành...