Game lậu nước ngoài tại Việt Nam đã bị xóa sổ
Tiếp nối đợt thanh tra thời gian qua, các cổng game như Myw hay Gấu Bay cũng đã chính thức ngừng hoạt động. Ở thời điểm hiện tại, kiểm tra những cổng game lậu trên, tất cả đều đã ngừng cung cấp dịch vụ. Đây rõ ràng là một tín hiệu vô cùng đáng mừng với không chỉ những game thủ Việt mà còn cho cả thị trường game Việt Nam nói chung.
Với những con số về doanh thu của thị trường game online Việt Nam mà ông Lê Hồng Minh chia sẻ trong cuộc Hội thảo “Nâng cao hiệu quả trong quản lý trò chơi trực tuyến” diễn ra vào tháng 07 vừa qua, rõ ràng làng game Việt của chúng ta là một thị trường đầy tiềm năng thu hút không chỉ những nhà phát hành trong nước mà còn cả những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Những hiểm họa đối với thị trường…
Và như GameK đã phản ánh trong nhiều bài viết trước, bên cạnh những doanh nghiệp làm việc nghiêm túc, quan tâm tới lợi ích của game thủ, cũng có không ít những nhà phát hành nước ngoài chỉ tập trung vào lợi nhuận, tung ra những tựa game online mập mờ về thông tin.
Có thể điển hình là một số doanh nghiệp Trung Quốc như Koram Games… khi thâm nhập vào thị trường trong nước đã có những hành vi mờ ám, tạo hiểm họa đến cho game thủ, cho các nhà phát hành Việt Nam và đe dọa cả thị trường nội địa.
Hầu hết những game online của các nhà phát hành nước ngoài như thế này đều hoạt động không có giấy phép. Nói một cách khác, chúng hoạt động không khác gì những game online lậu (hay còn được gọi với cái tên private server), hoàn toàn không đóng thuế cho Nhà nước.
Video đang HOT
Về phần cộng đồng game thủ Việt, với những tựa game online có phần mập mờ về thông tin, chính chúng ta sẽ nắm phần thiệt thòi khi nạp tiền vào tải khoản trong game. Nếu nhà phát hành làm việc theo kiểu chộp giật, đột ngột đóng cửa game sau khi đã kiếm đủ lợi nhuận, game thủ sẽ chẳng biết dựa vào đâu để khiếu nại vì ngay cả NPH cũng vô cùng mập mờ về thông tin chăm sóc khách hàng.
… Đã bị ngăn chặn kịp thời
Ngay sau khi cuộc hội thảo về game online diễn ra, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP: Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã được ban hành. Văn bản này được xem như là một công cụ quản lý game online phù hợp với tình hình hiện tại, trong khi Thông tư liên tịch số 60 ban hành vào năm 2006 đã có phần cũ kỹ và không còn phù hợp với tình hình hiện tại.
Cũng trong những động thái nhằm thanh lọc thị trường game online Việt Nam, cũng như đứng trước những biến tướng diễn ra trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra nhiều sản phẩm game online do doanh nghiệp nước ngoài đứng sau có dấu hiệu hoạt động mờ ám.
Vào khoảng đầu tháng 08, thanh tra Bộ TT & TT đã yêu cầu các nhà mạng cung cấp dịch vụ internet chặn tất cả các tên miền và máy chủ truy cập truy cập đến 4 game online của Công ty TNHH Koram Games Hồng Kông do chưa được cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp phép.
Tiếp nối đợt thanh tra thời gian qua, các cổng game như Myw.vn hay Gấu Bay (gaubay.com) cũng đã chính thức ngừng hoạt động. Ở thời điểm hiện tại, kiểm tra những cổng game lậu trên, tất cả đều đã ngừng cung cấp dịch vụ. Đây rõ ràng là một tín hiệu vô cùng đáng mừng với không chỉ những game thủ Việt mà còn cho cả thị trường game Việt Nam nói chung.
(Ảnh: 2 cổng game lậu là Myw.vn và Gaubay.com đã bị ngừng hoạt động)
Theo ông Nguyễn Phan Phúc, Phó trưởng phòng thanh tra Báo chí Xuất bản – Bộ Thông tin và Truyền thông thì kết quả bước đầu của cuộc thanh tra do Bộ tiến hành đã ngăn chặn toàn bộ các sản phẩm game online trái phépdo doanh nghiệp nước ngoài cung cấp tại Việt Nam.
“Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tiếp tục đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam được cung cấp các sản phẩm tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mọi vi phạm pháp luật xung quanh việc cung cấp game online tại thị trường Việt Nam sẽ bị xử lý triệt để”, ông Phúc cho biết thêm.
Tương lai xán lạn cho cộng đồng game
Để làng game Việt có thể phát triển đúng như thực lực, việc truy quét và tẩy chay những doanh nghiệp, những nhà phát hành game online có biểu hiện hoạt động mờ ám, không đặt quyền lợi của cộng đồng game thủ làm trọng là điều cực kỳ cần thiết.
Chính vì vậy việc quan tâm, theo sát những chuyển động của thị trường, thanh kiểm tra những đơn vị trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực game online của các cơ quan chức năng, mà cụ thể hơn là Bộ Thông tin và Truyền thông là vô cùng kịp thời và cũng là điều cộng đồng game thủ mong chờ.
Ông Nguyễn Phan Phúc, Phó trưởng phòng thanh tra Báo chí Xuất bản – Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định các cơ quan chức năng luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía các doanh nghiệp trong nước, cũng như từ các phương tiện truyền thông để công cuộc thanh lọc những sản phẩm game online trái phép tại Việt Nam triệt để hơn.
Rõ ràng, khi các cơ quan chức năng theo dõi làng game và sẵn sàng có những biện pháp cần thiết với những doanh nghiệp đem lại hiểm họa cho thị trường, đó cũng là lúc chúng ta có thể tin tưởng vào một tương lai vô cùng xán lạn cho làng game Việt.
Theo VNE
Ông Lê Hồng Minh - CEO VNG nắm trong tay 950 tỷ VNĐ
Với 6,43 triệu cổ phiếu đang nắm giữ, tạm nhân với mức giá 150.000 VNĐ/cp thì giá trị lượng cổ phiếu ông Minh đang nắm giữ có trị giá hơn 950 tỷ VNĐ.Ngày 12/4, công ty cổ phần VNG, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ game online lớn nhất Việt Nam, đã hoàn tất việc phát hành riêng lẻ 1.697.015 cổ phiếu với giá chào bán 150.260 VNĐ/cổ phiếu cho ông Lê Hồng Minh - chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của công ty.
Ông Lê Hồng Minh - CEO VNG.
Tổng số tiền bỏ ra là 255 tỷ VNĐ và sau đợt chào bán trên ông Minh sở hữu 6.341.277 triệu cổ phiếu, tương đương 21,4% cổ phần. Mức giá hơn 150.000 VNĐ không phải là điều ngạc nhiên với VNG. Theo số liệu, tính đến hết năm 2011, VNG đã bỏ ra hơn 855 tỷ VNĐ để mua lại 5,84 triệu cổ phiếu, tương ứng giá mua lại là 146.000 VNĐ/cổ phiếu.
Với 6,43 triệu cổ phiếu đang nắm giữ, tạm nhân với mức giá 150.000 VNĐ/cp thì giá trị lượng cổ phiếu ông Minh đang nắm giữ có trị giá hơn 950 tỷ VNĐ, tương đương giá trị tài sản của ông Đặng Thành Tâm hay ông Nguyễn Văn Đạt, hai người ở vị trí 12-13 trong top những người giàu nhất thị trường chứng khoán. Khi đó, giá trị VNG tương ứng vào khoảng 4400 tỷ VNĐ, tương ứng hơn 200 triệu USD.
Theo GameK
CEO VNG Lê Hồng Minh chia sẻ lý do thành công Từng là một game thủ hàng đầu Việt Nam, ông Lê Hồng Minh từng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự World Cyber Game tại Hàn Quốc năm 2002. Chỉ 2 năm sau, ông lập nên VinaGame với tham vọng khai thác mảnh đất màu mỡ game online tại Việt Nam. Ngay lập tức, VinaGame đã tăng trưởng đột phá và nhanh chóng...