Gã tử tù và những vụ giết người, cướp của hàng loạt
Sau khi bóp cổ chị N bất tỉnh giữa rừng cao su vắng người, Lò Văn Phóng cùng đồng bọn kéo chị này vào khu nghĩa địa rồi thay nhau xâm hại. Khi chị N tỉnh dậy kêu cứu thì bị chúng ra tay giết chết, rồi đem vùi thi thể dưới hố mộ trong khu nghĩa địa phi tang.
TAND tỉnh Bình Dương đã mở phiên tòa xét xử một đối tượng giết người nguy hiểm từng gây ra nhiều vụ cướp, giết hàng loạt gây hoang man dư luận đối với bị cáo L ò Văn Phóng (SN 1992, ngụ huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Kết thúc phiên tòa này, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Lò Văn Phóng 18 năm tù về tội “giết người”; 3 năm tù về tội “cướp tài sản” và 2 năm tù về tội “hiếp dâm”. Do lúc phạm tội bị cáo chưa đủ 18 tuổi nên tổng hình phạt chung đối với bị cáo là 18 năm tù.
Ngoài hình phạt trên, trước đó Phóng cũng đã từng gây ra một vụ giết người man rợ xảy ra tại tỉnh Sơn La. Và vào gày 30/5/2012, Lò Văn Phóng bị TAND tỉnh Sơn La xử phạt tử hình về tội “giết người”, 5 năm tù về tội “cướp tài sản”, 10 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 1 năm tù về tội “trộm cắp tài sản”.
Trong quá trình bị giam giữ, ngày 3/12/2013, tại trại giam Công an tỉnh Sơn La, Lò Văn Phóng đã tự viết đơn trình báo cơ quan CSĐT công an tỉnh Sơn La về hành vi phạm tội vào ngày 14/12/2008 tại tỉnh Bình Dương. Cơ quan CSĐT công an tỉnh Sơn La đã chuyển hồ sơ cho cơ quan công an tỉnh Bình Dương điều tra, khởi tố Lò Văn Phóng. Qúa trình điều tra, Phóng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội cùng đồng bọn.
Theo hồ sơ vụ án xảy ra tại tỉnh Bình Dương do Lò Văn Phóng cùng đồng bọn gây ra. Vào ngày 23/11/2008, Phóng từ nhà ở xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, đến bến xe Mỹ Đình, TP Hà Nội, để tìm việc làm và quen với một người bạn tên Hiệp (chưa rõ lai lịch). Gặp người đồng cảnh ngộ nên Hiệp rủ Phóng vào tỉnh Bình Dương để cả hai cùng tìm việc làm.
Video đang HOT
Bị cáo Lò Văn Phóng tại phiên xét xử
Sau đó, Hiệp điều khiển xe máy chở Phóng từ Hà Nội vào TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, thuê phòng trọ ở để đi tìm việc làm. Ngày 13/12/2008, do không tìm được việc, không có tiền tiêu xài, nên Hiệp rủ Phóng để khu vực xã Tân Bình (huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) để tìm cơ hội trộm cắp tài sản.
Bàn bạc xong, Hiệp điều khiển xe máy chở Phóng đến khu vực ấp 3, xã Tân Bình, thì phát hiện một căn nhà nằm trong lô cao su, nên theo dõi chờ cơ hội để thực hiện trộm cắp. Khoảng 0h, ngày 14/12/2008, thấy chị Nguyễn Thị N (SN 1976) xe đạp một mình đi cạo mủ cao su, có đeo 1 đôi bông tai, nên Phóng và Hiệp chạy xe đến gần. Lúc này chị N đã xuống xe dắt bộ. Phóng xuống xe đi bộ theo chị N và giả vờ hỏi đường… Bất ngờ Phóng dùng chân đạp ngã chiếc xe đạp rồi ôm vật chị N xuống đường. Chị N kêu cứu thì Hiệp chạy đến tiếp sức cùng Phóng bóp cổ chị N cho đến khi chị này nằm bất động.
Phóng và Hiệp kéo chị N vào lô cao su được một đoạn thì chị này tỉnh lại và kêu cứu. Phóng và Hiệp tiếp tục bóp cổ chị N cho đến khi chị này không còn cử động được nữa. Sau đó Hiệp nói Phóng đem xe vào lô cao su cất giấu. Giấu xe xong, Phóng và Hiệp thay nhau thực hiện hành vi xâm hại nạn nhân. Phóng còn tháo lấy đôi bông tai và bộ vòng đeo tay vàng 18K của chị N. Sợ nạn nhân nhận dạng và tố cáo, 2 đối tượng đã sát hạt, rồi khiêng thi thể chị N ném xuống một hố gần đó.
Cả hai lấy xe mô tô chạy về phòng trọ ở TP Thủ Dầu Một trú. Đến sáng cùng ngày, Hiệp bán bộ vòng đeo tay cướp của chị N được 600 ngàn đồng và bán đôi bông tai được 1,7 trệu đồng. Phóng và Hiệp lấy xe máy chở nhau ra Hà Nội, trên đường đi về cả 2 đã sử dụng số tiền trên để tiêu xài.
Ra đến Hà Nội, Hiệp còn chia cho Phóng 500 ngàn đồng và từ đó Phóng không gặp lại Hiệp nữa. Phóng trở về quê ở tỉnh Sơn La sinh sống và tiếp tục gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và giết người khác và bị TAND tỉnh Sơn La xử phạt như trên.
Theo An ninh Thủ đô
Vụ án Hồ Duy Hải: Đủ cả 4 căn cứ để kháng nghị
Tử tù Hồ Duy Hải bị tuyên án tử hình trong vụ án giết người, cướp của tại Bưu điện Cầu Voi (Long An) và đã có quyết định thi hành án tử hình ngày 5.12.2014. Tuy nhiên, trưa ngày 4.12, Chủ tịch nước đã quyết định tạm hoãn thi hành án...
Trên các phương tiện thông tin cũng đã phân tích những tình tiết trong vụ án có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trong tố tụng mà chưa được các cơ quan tư pháp làm rõ.
Báo Lao Động có bài "Oan hay không cũng phải làm rõ" ra ngày 3.12.2014 và loạt bài về vụ án khởi đăng từ tháng 8.2008.
Đoàn giám sát của Quốc hội đã xếp vụ án này là một trong ba vụ án đặc biệt nghiêm trọng.
Tại phiên thảo luận của đoàn giám sát về án oan sai- trong đó có một số vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng - ngày 20.3, bà Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - Phó trưởng đoàn giám sát của UB Thường vụ Quốc hội, trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án nêu: Những vụ án khác chỉ cần 1 trong 4 căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm, trong khi vụ án Hồ Duy Hải có đầy đủ cả 4 căn cứ gồm: Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử; có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự.
"Những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của vụ án được thể hiện trong quá trình điều tra như khám nghiệm hiện trường và quy định về thu thập, đánh giá chứng cứ, thiếu xót trong trưng cầu giám định. Những mâu thuẫn trong vụ án không được làm rõ trong điều tra, xét hỏi tại phiên tòa. Kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án ( chứng cứ ngoại phạm). Kết luận trong bản án sai với kết luận giám định. Đặc biệt là bản án phúc thẩm đã phản ánh không đúng về phiên sơ thẩm.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều lựa chọn sử dụng những chứng cứ có lợi trong việc buộc tội mà không phản ánh trung thực, khách quan những chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội"- bà Nga phân tích và kiến nghị, cần xem xét lại một cách thận trọng để có thể hoàn toàn yên tâm có đủ căn cứ kết tội.
Ông Nguyễn Văn Hiến, uỷ viên Ủy ban Tư pháp cũng nêu quan điểm: Không có chứng cứ trực tiếp nào để kết tội Hồ Duy Hải. Các bản án kết tội chỉ căn cứ vào lời khai của Hải. Nghiên cứu cả quá trình qua các lần khai của Hồ Duy Hải, tôi thấy nghi ngờ. Những cái đáng nhẽ không nhớ thì lại kể rất chi tiết, những cái cần nhớ thì mãi sau này mới thấy có hướng lái cho phù hợp với biên bản hiện trường..."
Trước đó, bà Lê Thị Nga đã có văn bản kiến nghị gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Chánh án TANDTC và Viện trưởng Viện KSNDTC về vụ án đặc biệt nghiêm trọng này.
Theo Linh Trần
Lao động
Đứt đôi khí, thực quản vì dây căng ngang đường Khi đang chạy xe qua rừng cao su, bất ngờ anh Tâm bị một sợi dây bằng kim loại treo ngang đường cứa đứt thực quản và cổ họng. Nạn nhân chạy xe máy trong rừng cao su chẳng may vướng phải dây phơi giăng ngang đường đi khiến đứt đôi khí quản và thực quản nhưng nhìn bên ngoài, vùng cổ chỉ...