Gả con gái vì số tiền sính lễ 50 USD
Áp lực tài chính do dịch COVID-19 cộng thêm trường học đóng cửa khiến tảo hôn trở thành biện pháp kiếm thêm thu nhập và cắt giảm nhân khẩu của nhiều gia đình.
” Cháu còn phải đi học. Cháu không muốn kết hôn rồi ở nhà “, cô bé học sinh lớp 5 Marie Kamara, sống tại Sierra Leone, đã xin vị hôn phu hơn 20 tuổi của mình như vậy.
Nhưng nỗi lo cơm áo đang đè nặng lên gia đình lớp hơn mong muốn của cô bé. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến cửa tiệm may của cha dượng Marie làm ăn sa sút. Tuy vị hôn phu của cô chỉ là một thợ mỏ, nhưng cha mẹ anh có thể chu cấp gạo cho 4 em gái của Marie và cho phép gia đình Kamara sử dụng nguồn nước của họ.
Cha mẹ Marie đưa cô về nhà chồng ngay khi nhận được khoản sính lễ 500.000 đồng leones (50 USD).
” Họ trả tiền để đổi lấy cháu vào một ngày thứ Sáu và rồi cháu chuyển đến nhà anh ấy ở “, Marie kể lại.
Cô bé Marie Kamara (trái) tại Sierra Leone, ngày 22/11/2020. (Ảnh: AP)
Cha mẹ “bán” con gái đổi tiền sính lễ
Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, các quốc gia trên thế giới đã đạt được tiến bộ trong việc xóa bỏ hủ tục và nạn tảo hôn, nhưng nền kinh tế bị tàn phá do COVID-19 đã tạo ra một bước lùi đáng kể. Áp lực tài chính trong gia đình ngày càng tăng, cộng thêm việc nhiều trường học phải đóng cửa, khiến các cuộc tảo hôn trở thành biện pháp kiếm thêm thu nhập và cắt giảm chi phí nuôi con của nhiều gia đình. Liên hợp quốc ước tính tới 13 triệu trẻ em gái có thể phải kết hôn trước tuổi vì hậu quả của đại dịch.
Hầu hết các cuộc tảo hôn đều diễn ra bí mật, khiến việc ngăn chặn chúng trở nên khó khăn hơn. Tổ chức bảo vệ quyền trẻ em Save the Children ước tính có gần nửa triệu trẻ em gái dưới 18 tuổi trên toàn thế giới có thể phải kết hôn trong năm 2020, hầu hết là ở châu Phi, châu Á và vùng Trung Đông.
Tảo hôn thường xảy ra do gia đình bé gái gặp khó khăn về kinh tế. Khi gả con gái, cha mẹ bé sẽ nhận được sính lễ là một ít đất đai, gia súc hoặc tiền mặt. Gia đình chồng sẽ nhận trách nhiệm nuôi cô gái, đổi lại, cô dâu phải làm việc cho nhà chồng, thường là việc đồng áng.
Một cô bé 13 tuổi ở Uttar Pradesh đã báo cảnh sát rằng người cha thất nghiệp định ép gả cô. Cuộc hôn nhân bị ngăn chặn lúc người cha đang đổi cô bé lấy 50.000 rupee (khoảng 675 USD) từ nhà trai.
Video đang HOT
” Sau khi giao dịch diễn ra, người cha đã bị bắt vì chúng tôi lo sợ rằng cô bé tội nghiệp có thể trở thành nạn nhân của buôn bán trẻ em “, cảnh sát Narendra Nath Srivastava cho biết.
Tương tự, tại tỉnh Sindh, miền nam Pakistan, các dịch vụ bảo vệ trẻ em báo cáo 17 cuộc tảo hôn bị ngăn chặn trong 10 tháng đầu năm 2020.
” Đó chỉ là con số nhỏ so với thực tế. Chúng tôi biết chắc như vậy “, Fauzia Masoom, giám đốc cơ quan Bảo vệ Trẻ em Sindh, cho biết.
” Khi bạn kết hôn, cha bạn không còn trách nhiệm phải nuôi bạn, trả học phí hay làm bất kỳ điều gì cho bạn “, Isata Dumbaya, quản lý tại tổ chức Partners in Health Sierra Leone, cho biết. ” Nếu bạn đến từ một gia đình đông con, đây là cách để cắt giảm nhân khẩu “.
Cô bé Isatu, 12 tuổi, đi bán bột gạo kiếm sống tại làng Komao, Koidu, Sierra Leone. (Ảnh: AP)
Lách luật để tảo hôn
Ở nhiều quốc gia, độ tuổi hợp pháp để kết hôn là 19, nhưng vẫn tồn tại những kẽ hở luật pháp cho phép cha mẹ gả con gái trong các trường hợp gia đình gặp khó khăn về kinh tế hoặc cô gái mang thai sớm để tránh bị dư luận đàm tiếu.
Có những trường hợp các nhà chức trách ngăn cản được đám cưới, nhưng đứa trẻ vẫn bị đưa về nhà chồng. Cơ quan bảo vệ trẻ em ở Bangladesh cho biết họ từng ngăn chặn được một cuộc hôn lễ được tổ chức bí mật, gia đình chú rể lập tức bỏ chạy khi bị phát hiện.
Các nhà chức trách sau đó tư vấn cho gia đình bé gái về hậu quả và tác hại của tảo hôn đối với con gái họ, rằng việc học hành của cô bé sẽ dang dở và mang thai sớm là không tốt cho sức khỏe của con. Gia đình cô bé giải thích rằng họ quá tuyệt vọng vì người cha mất việc làm, và hứa sẽ không để con kết hôn trước khi trưởng thành.
Sau khi các nhà chức trách rời đi, cha mẹ cô bé tổ chức đám cưới cho cô vào 2 giờ sáng cùng ngày.
Học sinh hát quốc ca tại một trường trung học ở Koidu, quận Kono, Sierra Leone, ngày 20/11/2020. (Ảnh: AP)
Vị thế của phụ nữ vẫn còn bị coi nhẹ
Việc cha mẹ sẵn sàng hy sinh con gái trong thời điểm kinh tế khó khăn cho thấy vị thế của những cô gái trẻ ở những vùng đó. Phần lớn họ bị coi như người giúp việc trong gia đình từ khi còn nhỏ, họ phải đi kiếm củi hoặc lấy nước từ lúc mặt trời mọc, và thường là người cuối được ăn. Đến khi lấy chồng, các cô gái còn phải làm nhiều việc hơn cho nhà chồng.
Thậm chí các cô dâu trẻ còn phải chịu đựng bạo lực gia đình.
Cô bé Kadiatu Mansaray 15 tuổi, từng mang thai ở tuổi 12, bị chính mẹ mình ép hôn để đổi lấy sính lễ.
” Cháu chưa hề sẵn sàng kết hôn. Cháu còn muốn học hỏi trước “, Kadiatu nói.
Kadiatu Mansaray bị chồng đánh đập và ly hôn chỉ vì chia sẻ thức ăn của gia đình với người khác. Một tháng sau khi trở về nhà mình, gương mặt vẫn còn những vết bầm tím chưa kịp lành.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, các cô dâu có thể thoát khỏi tình trạng tảo hôn nhờ sự giúp đỡ của người thân, nhưng sự trợ giúp đó thường chỉ là tạm thời.
Cô bé Naomi Mondeh mới 15 tuổi và chỉ học hết lớp 5 khi cha mẹ cô nói rằng họ không còn đủ khả năng cho cô đi học. Một thương nhân buôn gỗ đến từ nước láng giềng Liberia đã dùng 50 kg gạo làm sính lễ hỏi cưới Naomi.
” Họ nói với cháu rằng nếu cháu từ chối, họ sẽ không chăm sóc cháu nữa “, Naomi kể lại lời cha mẹ từng nói với cô.
Naomi Modeh tại một lớp học cắt may ở quận Kono, Sierra Leone. (Ảnh: AP)
Sau khi về nhà chồng, Naomi mới biết mình là vợ hai, cô bị đối xử lạnh nhạt và phải kiếm ăn từ lòng hảo tâm của những người hàng xóm. Một thời gian sau, cô một mình bỏ tới Koidu, thị trấn lớn nhất gần nơi cô ở, và sống nhờ nhà họ hàng. Mặc cho gia đình thuyết phục, Naomi kiên quyết sẽ không trở lại với chồng và nỗ lực học để trở thành thợ may.
” Không điều gì có thể khiến cháu quay lại với anh ta một lần nữa vì điều đó chỉ khiến cháu thêm đau khổ. Cháu sẽ giữ vững lập trường và không quay trở lại “, Naomi nói.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền
Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng.
"Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian nói với các phóng viên ở Sydney hôm 17/8.
Cuộc điều tra về đợt bùng phát Covid-19 liên quan tới du thuyền Ruby Princess tuần trước kết luận rằng giới chức NSW đã mắc sai lầm "không thể bào chữa" khi cho phép khoảng 2.700 hành khách, trong đó 120 người cảm thấy không khỏe, rời du thuyền vào trung tâm thành phố Sydney hôm 19/3. Giới chức NSW khi đó cho rằng du thuyền Ruby Princess có rủi ro nCoV thấp, trước khi phát hiện một số hành khách và thủy thủ nhiễm virus.
Cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng 914 ca nhiễm ở NSW có thể liên quan tới cụm dịch từ du thuyền Ruby Princess, chủ yếu là từ các hành khách. Thủ hiến Berejiklian đặc biệt gửi lời xin lỗi tới 62 người bị lây nCoV từ một du khách trên thuyền.
"Tôi không thể tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn hoặc người thân yêu của bạn tiếp tục bị ảnh hưởng và chịu tổn thương từ hậu quả của sự việc này", bà Berejiklian nói thêm.
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian tại Sydney hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Australia hồi tháng 3 đã kêu gọi 2.700 khách trên du thuyền Ruby Princess tự cách ly và sớm liên lạc với chính quyền sau khi phát hiện 4 người dương tính với nCoV.
Lãnh đạo cơ quan y tế bang New South Wales Brad Hazzard khi ấy cho biết việc Ruby Princess xuất hiện ca nhiễm rất đáng lo ngại. "Mối lo ngại rất lớn là những hành khách đó đã rời Ruby Princess mà không biết gì về các ca dương tính nCoV trên du thuyền họ đi", Hazzard nói.
Australia hiện ghi nhận hơn 23.500 ca nhiễm và 421 ca tử vong do nCoV, ít hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Sau khi mắc sai lầm trong xử lý cụm dịch trên Ruby Princess, Australia tiếp tục có những sai sót trong quản lý khách sạn dành cho người cách ly ở Victoria, khiến nước này trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Viện phát triển vaccine Covid-19 ít được biết đến của Nga Khi Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhiều sự chú ý đổ dồn về Viện Gamaleya - cơ sở điều chế vaccine. Một số người bày tỏ nghi ngờ về tốc độ của Nga, chỉ ra rằng các công ty dược phẩm của Nga tương đối nhỏ, Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya...