G7+Nga: Hồi kết cuộc hôn nhân chính trị gượng ép
Dự luật chống việc Nga quay về G7 được đệ trình lên Quốc hội Mỹ. Mặc dù chưa có kết quả cuối cùng nhưng chắc chắn nó sẽ được thông qua.
Mỹ ra dự luật cấm Nga trở lại G7
Theo tin của giới truyền thông Mỹ, thành viên của Đảng Dân chủ là nghị sĩ Albio Cyres, đã đệ trình lên Quốc hội Hoa Kỳ dự luật chống lại việc Nga quay trở về với G7 (Group of Seven, tức là Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển, bao gồm: Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Hoa Kỳ và Canada).
Theo tài liệu, sự tham gia của Moscow vào câu lạc bộ quốc tế chỉ có thể được chấp thuận sau khi Nga tuân thủ một số điều kiện nhất định.
Cụ thể, nghị sĩ khẳng định Nga “chiếm” lãnh thổ Ukraine và thực hiện “các cuộc tấn công vào các nền dân chủ trên toàn thế giới”, với ám chỉ Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ hoặc tiến trình Brexit ở Anh, hay là tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Theo ông Albio Cyres, để trở lại tham gia vào hội nghị thượng đỉnh Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7), Moscow nên từ bỏ những hành động như vậy. “Hạ viện Hoa Kỳ cần lên tiếng kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo G-7 phản đối sự trở lại của Nga” – nghị quyết nói.
Ông Cyres tin rằng, Tổng thống Donald Trump đang đi những bước mâu thuẫn với luật pháp Hoa Kỳ và sự đồng thuận quốc tế bằng cách ủng hộ việc đưa Nga trở lại câu lạc bộ G7. Theo nghị sĩ, hành động của nhà lãnh đạo Mỹ làm suy yếu vị thế đàm phán của Washington.
Liên bang Nga đã bị loại khỏi G8 (Canada, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Ý) vào năm 2014 sau khi Crimea sáp nhập với Nga. Hội nghị thượng đỉnh năm đó lẽ ra sẽ được tổ chức ở Sochi vào tháng 8, nhưng các nhà lãnh đạo khác của G8 đã không đến Nga, để phản đối hành động của Moscow sáp nhập một phần lãnh thổ của Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi cuối tháng 8 đã hứa sẽ mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tới tham dự hội nghị G7 năm 2020, tổ chức tại Hoa Kỳ. Theo quan điểm của nhà lãnh đạo Mỹ, việc cùng với Nga thảo luận nhiều vấn đề quốc tế là đúng đắn và cần thiết.
Người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng, việc Nga trở lại G8 là đúng đắn, vì nhiều chủ đề trong chương trình nghị sự của G7 liên quan đến Moscow. Theo ông Trump, Nga phải có mặt trong hội trường G8, để thảo luận về các vấn đề của Iran, Syria và Triều Tiên.
Video đang HOT
Vào cuối tháng 8, tờ The Guardian đã báo cáo rằng, Trump đã có một cuộc cãi vã với các nhà lãnh đạo các nước thành viên câu lạc bộ về vấn đề Nga trở lại. Chỉ có nguyên thủ 2 nước G7 là Pháp và Italia ủng hộ việc mời Nga trở lại nhóm, Nhật Bản không nêu ý kiến, còn lại là phản đối.
Nga đâu cần trở lại G7, Mỹ cần gì phải ra luật?
Mặc dù dự luật cấm Nga trở lại G7 vẫn chưa được ban hành thành luật nhưng hầu như chắc chắn là nó sẽ được thông qua. Nhưng giới phân tích cho rằng, chẳng cần dự luật đó, việc Moscow trở lại định dạng G7 có lẽ là việc khó như lên trời hái sao! Sở dĩ giới phân tích đưa ra nhận định trên là do hai nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất là: Nga không còn muốn quay lại G7
Bình luận về khả năng quay trở lại của Nga, người phát ngôn của chính quyền My nói với các phóng viên hôm 23/8 rằng, nếu muốn quay trở lại với G7, ngoài việc phải chấp thuận những điều kiện của Mỹ, Nga còn phải tư đưa ra đề nghị về việc tái hợp của G8.
Mặc dù như vậy, Mỹ đã bao giờ nghĩ rằng Nga có thiết tha trở lại với G7 hay không? Trên thực tế, Moscow đã không ít lần thể hiện sự không mấy thiết tha trở lại G8, ngay cả Tổng thống Putin cũng đã từng khẳng định, Nga không cần G8.
Trải qua 21 năm ‘chung chạ’ với G7, Nga đã nhận ra rằng, bất luận là về địa-chính trị, hình thái ý thức hay là các tiêu chí kinh tế của G8, Nga chẳng có điểm nào chung với 7 nước kia, thực chất, cuộc hôn nhân gượng ép này chỉ giúp hình thành nên cái gọi là “G7 Nga”.
Có thể nói, ngay từ khi mời mọc Nga vào G8 năm 1998, Washington và các nước đồng minh đã mượn cớ “thống nhất hành động” và “dân chủ hóa” để nhốt “gấu Nga” vào trong “cái lồng vàng G8″, để Moscow khỏi vượt tầm kiểm soát, phải nhượng bộ một số quy tắc của G7.
Do đó, Nga không mấy mặn mà với ý tưởng trở lại với cuộc hôn nhân “đồng sàng dị mộng” này. Mặc dù cho biết Moscow “không từ chối bất kỳ tiếp xúc nào” nhưng ông Putin còn thòng thêm một câu rằng: Nga không đặt ra điều này là “muc tiêu chinh” và chỉ xem xét nếu ” nhận được lời mời chính thức”.
Thứ hai là: Nga không bao giờ chấp nhận điều kiện của G7
Giới chức lãnh đạo Mỹ cho biết sau hội nghị thượng đỉnh G7 rằng, năm 2014, Nga đã bị loại khỏi G8 do thôn tính Crimea của Ukraine. Hiện nay, việc Moscow trở lại định dạng G8 là “có thể được xem xét”, nhưng chỉ sau khi vấn đề Ukraine được giải quyết và Nga rời khỏi Crimea.
Trong hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã gắn vấn đề khôi phục định dạng G8 với tiến bộ trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraine, bao gồm cả cuộc nội chiến ở Donbass, miền đông của đất nước và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Về cuộc nội chiến ở miền Đông Ukraine, Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng, tiến trình chính trị ở Ukraine tan vỡ là do chính quyền Kiev không chịu thực hiện Thỏa thuận Minsk, chứ không phải do lực lượng ly khai Donetsk và Lugansk hay Nga – bên không hề tham chiến ở Donbass.
Về vấn đề Crimea, nhà lãnh đạo Nga đã tuyên bố thẳng thừng rằng, bán đảo này trở về với “đất mẹ Nga” là hợp với lòng dân và không vi phạm luật lệ quốc tế nào. Vấn đề Crim ea không bao giờ thay đổi và đã chính thức khép lại.
Do hai nguyên nhân chính trên đây, chắc chắn là Moscow sẽ không tiếp nhận bất cứ điều kiện nào để tái hợp với G7, đặc biệt là về vấn đề chủ quyền của bán đảo Crimea.
Như vậy, việc Nga quay lại với G8 sẽ chỉ xảy ra nếu có một trong hai điều kiện tiên quyết sau: Nga trả lại Crimea cho Ukraine và cầu xin được quay trở lại hoặc các nước phương Tây thay đổi quan điểm của mình, công nhận Crimea của Nga (hoặc chí ít là làm ngơ) và mời Nga quay trở lại G7.
Có thể khẳng định rằng, những điều kiện này sẽ không bao giờ xảy ra trong bối c ảnh hiện nay! Vì vậy, Nga sẽ không tình nguyện trở lại G8, nên Mỹ cũng chẳng cần ra luật cấm Nga trở lại G7 làm gì!
Thiên Nam
Theo baodatviet
Đối thoại giữa Nga và NATO còn ít hơn cả thời Chiến tranh Lạnh
Tướng Mỹ bày tỏ quan ngại về việc NATO hiện không còn hiểu Nga như trước.
Trả lời phỏng vấn của tờ Associated Press, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Tối cao quân đồng minh NATO ở châu Âu, Tướng Curtis Scaparotti, cho rằng Nga và các nước phương Tây cần duy trì liên lạc chặt chẽ hơn để hiểu rõ hơn về ý định của nhau.
Quân đội NATO. (Ảnh: RIA Novosti)
Theo ông, một cuộc đối thoại không đủ tích cực giữa các cường quốc hoàn toàn có thể dẫn đến một cuộc đối đầu vũ trang.
Tướng Mỹ tuyên bố: "Trong thời Chiến tranh Lạnh, chúng tôi hiểu những tín hiệu của nhau. Chúng tôi có những trao đổi. Còn bây giờ, tôi e rằng chúng ta không biết về họ (Nga) được như hồi đó".
Theo ông Scaparotti, giao tiếp và tương tác giữa các bên là một "phần quan trọng của việc kiềm chế căng thẳng". Đồng thời, vị tướng Mỹ tin rằng "việc biết được tiềm năng và ý định của kẻ thù có thể giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột".
Chỉ huy Bộ Tư lệnh Tối cao quân đồng minh NATO ở châu Âu đưa ra giải pháp: "Vì vậy tôi nghĩ rằng chúng ta cần liên lạc nhiều hơn với Nga. Điều này sẽ đảm bảo rằng chúng ta có thể hiểu nhau và tại sao chúng ta phải làm những điều đang làm".
Ông Scaparotti kết luận rằng sự tương tác đó không nhất thiết là phải quá nhiều.
(Nguồn: RIA Novosti)
TƯỜNG NGUYỄN
Theo VTC
Kim Jong Un sắp lần đầu tiên đặt chân đến Nga gặp Putin? Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un có thể lần đầu tiên đặt chân đến Nga vào tuần tới để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong một sự kiện được giới quan sát chú ý đặc biệt. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un sẽ sớm có chuyến thăm đến Nga. Theo Sputnik, cuối tháng trước, Kim Chang Son - nhân vật...