G7 “quan ngại sâu sắc” về căng thẳng Biển Đông
Lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 hôm nay (5/6) đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời kêu gọi các nước không sử dụng vũ lực mà giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay trong ngày nhóm họp đầu tiên của G7 tại Brussels, Bỉ, sau khi Mỹ đã cảnh báo Bắc Kinh về thái độ ngày càng quyết liệt trong tranh chấp chủ quyền của nước này.
Các lãnh đạo G7 quan ngại sâu sắc về căng thẳng tại Biển Đông
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng tại biển Đông và Hoa Đông”, các nhà lãnh đạo khẳng định trong một tuyên bố chung. “Chúng tôi phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thông qua việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa, ép buộc”.
Thông báo cũng kêu gọi tất cả các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp.
Năm 2012, Nhật đã quốc hữu hóa quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông mà nước này kiểm soát nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Vụ việc đã châm ngòi cho những đối đầu căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang có những tranh chấp lãnh hải với nhiều quốc gia trong khu vực về biển Đông, mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ.
Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều khẳng định có chủ quyền với một phần vùng biển này, trong đó Philippines và Việt Nam là lên tiếng mạnh mẽ nhất phản đối tuyên bố của Trung Quốc.
Video đang HOT
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ hồi tháng trước đã cáo buộc Trung Quốc “có hành động gây bất ổn” tại Biển Đông.
Sẵn sàng gia tăng trừng phạt Nga
Các nhà lãnh đạo G7 cũng ra tuyên bố chung lên án Nga về “việc tiếp tục vi phạm” chủ quyền của Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Mátxcơva về cái ông gọi là “chiến thuật đen tối” tại Ukraine.
Mặc dù Tổng thống Nga Putin không dự hội nghị thượng đỉnh này, ông vẫn sẽ có cuộc đối thoại trực tiếp với một số lãnh đạo G7, không bao gồm ông Obama, tại Paris khi tới đây dự lễ kỷ niệm 70 năm quân đồng minh đổ bộ lên Normandy trong Thế chiến II vào ngày mai.
Tổng thống đắc cử của Ukraine, ông Petro Poroshenko hội đàm cùng ông Obama
“Chúng tôi đều đồng lòng lên án việc Liên bang Nga tiếp tục xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, thông báo khẳng định. “Chúng tôi sẵn sàng tăng cường các lệnh cấm vận, và cân nhắc các biện pháp hạn chế bổ sung để khiến Nga chịu thêm tổn thất nếu cần”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định với các phóng viên: “Chúng ta không thể để bất ổn tiếp diễn tại Ukraine”.
“Chúng tôi đã khẳng định rõ ràng rằng chúng tôi muốn tiếp tục cách tiếp cận 3 bước trong việc hỗ trợ Ukraine về các vấn đề kinh tế, đối thoại với Nga, và nếu không có tiến triển nào trong các vấn đề này…khả năng trừng phạt, tăng cường trừng phạt, vẫn còn trên bàn nghị sự”.
Mỹ công bố hỗ trợ tài chính cho Ukraine
Trước khi đến dự hội nghị trên, trong chặng dừng chân tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, Tổng thống Mỹ Obama đã gặp Tổng thống đắc cử của Ukraine, ông Petro Poroshenko, và cam kết hỗ trợ quân sự 5 triệu USD cho chính quyền Kiev, bao gồm áo giáp và kính nhìn trong đêm.
Ông Obama thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ cho Ukraine với tuyên bố: “Giờ chúng ta đang sát cánh cùng nhau và sẽ là mãi mãi, vì sự tự do của các bạn cũng là của chúng tôi”.
Theo Dân Trí
'Trung Quốc đủ liều lĩnh để tấn công nước khác'
Một chuyên gia nhận định những động thái gần đây của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông cho thấy Trung Quốc muốn cảnh báo nước này sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt mục đích.
Thời báo Epoch của Mỹ dẫn lời Richard D. Fisher, chuyên gia phân tích các vấn đề quân sự khu vực Đông Á của Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế (IASC), nhận định: "Sau khi phát đi thông điệp cảnh báo Trung Quốc đủ điên rồ để tấn công nước khác, Bắc Kinh sẽ biến Biển Đông trở thành ao nhà của họ".
Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung phát biểu tại Shangri-La 2014. Ảnh: Tân Hoa Xã
Trước những phát biểu được đánh giá là thô lỗ và thiếu tính xây dựng của Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung tại Shangri-La 2014, ông Fisher nhận định: "Nhiệm vụ của ông Vương là đe dọa nỗ lực bảo vệ lợi ích của Nhật Bản và Mỹ bằng cách phủ nhận sự liên quan của Trung Quốc với tình trạng căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông".
Chuyên gia này còn nhận định mục tiêu của Trung Quốc không phải là cãi lý mà là sử dụng giọng điệu hiếu chiến để đe dọa các nước khác trong khu vực và xa hơn là Mỹ. Trung Quốc muốn cho các nước xung quanh thấy họ hiếu chiến, sẵn sàng sử dụng các biện pháp cứng rắn nhằm đạt được yêu sách lãnh thổ mà chính quyền Bắc Kinh đề ra.
Các nhà phân tích mô tả chiến thuật của Trung Quốc là "cố tình gây sự" trên các vùng mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Họ dẫn chứng bằng các hành động ngang ngược của tàu công vụ Trung Quốc, bao gồm tấn công, bắt giữ tàu cá nước ngoài, chủ động đâm, va vào các tàu thực thi nhiệm vụ nước khác cùng cách hành xử thô bạo của ngư dân Bắc Kinh.
Tuy nhiên, những hành động ngang ngược của Trung Quốc có thể phản tác dụng. Nó đẩy Trung Quốc tới những thách thức lớn hơn. Sự ngang ngược, gây thù chuốc oán của Bắc Kinh sẽ khiến các quốc gia khác đoàn kết lại với nhau để bảo vệ chủ quyền, bao gồm cả liên minh Tokyo - Washington, ông Fisher nói.
Trong bài phát biểu dẫn đề tại Diễn đàn Shangri-La, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói: "Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực và đe dọa trong những tranh chấp chủ quyền là hành động mà họ không thể biện hộ. Các nước không thể dựa vào bạo lực vào áp bức mà phải dùng những biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột".
Ông Abe còn cam kết "hỗ trợ tối đa" để các nước ASEAN bảo vệ chủ quyền trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sử dụng ngôn từ mạnh mẽ và trực diện để phê phán Trung Quốc: "Trong những tháng gần đây, Trung Quốc thực hiện những hành động đơn phương gây bất ổn nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Mỹ sẽ không thờ ơ khi những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo trật tự quốc tế bị đe dọa".
Bỏ bài phát biểu được chuẩn bị trước tại Shangri-La, Tướng Trung Quốc lên tiếng chỉ trích: "Ông Abe và ông Hagel có sự chỉ trích một cách không tưởng tượng được với Trung Quốc. Tôi hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi. Có cảm giác như họ có sự phối hợp với nhau chặt chẽ, họ ủng hộ nhau, họ khuyến khích nhau. Họ lợi dụng lợi thế của người nói trước trong Shangri-La và đưa ra các hành động khiêu khích, thách thức với Trung Quốc".
Theo Zing
Bị chất vấn, Trung Quốc tìm cách lảng Trong ngày cuối cùng của Đối thoại Shangri-La 1-6, dư luận tiếp tục nóng lên vì bài phát biểu của Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc tại diễn đàn với chủ đề "Tầm nhìn của các cường quốc vì hòa bình và an ninh khu vực Thái Bình Dương". Về cơ bản Trung tướng Vương...