FWD Việt Nam tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 15.000 tỷ đồng
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam vừa công bố tăng vốn điều lệ của công ty lên hơn 15.000 tỷ đồng, tiếp tục giữ vững vị trí là công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất tại Việt Nam, tính theo vốn điều lệ.
Ảnh T.L minh họa
Theo đó, Bộ Tài chính đã chấp thuận cho FWD tăng vốn từ 13.937.245.000.000 đồng lên đến 15.174.245.000.000 đồng, trong tháng 12/2020. Đây là đợt tăng vốn thứ hai của FWD trong năm nay sau đợt tăng vốn vào tháng 3/2020; đưa FWD lần đầu tiên vượt qua nhiều tên tuổi khác để dẫn đầu thị trường bảo hiểm về quy mô vốn điều lệ.
Việc liên tục gia tăng sức mạnh tài chính cho thấy cam kết mạnh mẽ của Tập đoàn FWD đối với thị trường Việt Nam, cùng với tầm nhìn thay đổi cảm nhận của mọi người về bảo hiểm.
Với các doanh nghiệp bảo hiểm, việc tăng vốn cũng đồng nghĩa với việc cam kết mức trách nhiệm đối với khách hàng và đối tác sẽ tăng cao, song song với việc giúp cho công ty nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng cường sự hiện diện trên toàn quốc.
Video đang HOT
Với tiềm lực tài chính vững mạnh, FWD đã đẩy mạnh phát triển công nghệ, liên tục cho ra mắt những sản phẩm ưu việt, hướng đến khách hàng. Gần đây nhất, FWD một lần nữa cho thấy những bước đi tiên phong, sáng tạo đột phá trên thị trường khi triển khai dự án đặc biệt “FWD Bảo hiểm dễ hiểu”.
Dự án này được đánh giá cao khi có 4 cải tiến lớn trong các văn bản và tài liệu liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể là hình thức sinh động, cấu trúc rõ ràng, nội dung đơn giản và ngôn ngữ thân thiện, nhằm giúp khách hàng hứng thú trong việc đọc thông tin, tăng tốc độ đọc, dễ hiểu và dễ nắm rõ quyền lợi của mình.
Trước đó, doanh nghiệp này còn giới thiệu ra thị trường dịch vụ 24h E-Claim, nhằm rút ngắn thời gian chi trả bồi thường cho khách hàng đối với một số quyền lợi nằm viện và phẫu thuật. Cụ thể, khách hàng chỉ mất 1 phút nộp hồ sơ, 30 phút nhận thông báo, 24 giờ nhận quyền lợi, mọi thao tác đều hoàn toàn trực tuyến, rất thuận tiện và dễ dàng.
FWD Việt Nam được thành lập vào năm 2016 và là thành viên của Tập đoàn bảo hiểm FWD – có phạm vi hoạt động rộng khắp châu Á. Với chiến lược ưu tiên phát triển công nghệ số, FWD Việt Nam là công ty bảo hiểm khác biệt, có nền tảng vững chắc dựa trên các thế mạnh riêng có: sản phẩm đột phá, hệ thống phân phối tập trung vào chất lượng, số hóa mọi quy trình và chiến lược thương hiệu khác biệt.
Trong nhiều năm qua, FWD Việt Nam liên tục là một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thị trường./.
Transimex (TMS): Cổ đông lớn đua nhau thoái vốn, cổ phiếu vẫn tăng trần
Các cổ đông lớn của CTCP Transimex (mã TMS - HOSE) là Công ty c ổ phần Đầu tư Toàn Việt và nhà đầu tư ngoại Casco Investments Limited liên tục thông báo bán ra lượng lớn cổ phiếu TMS.
Cụ thể, từ ngày 17/12/2020 đến ngày 15/01/2021, Công ty cổ phần Đầu tư Toàn Việt (Đầu tư Toàn Việt) sẽ đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư.
Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, Đầu tư Toàn Việt sẽ giảm sở hữu tại TMS từ 3,6 triệu đơn vị, tỷ lệ 5,1% xuống còn khoảng 1,6 triệu đơn vị, tỷ lệ 2,3% và không còn là cổ đông lớn của Transimex.
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Đầu tư Toàn Việt đã đăng ký bán ra 7 lần, tuy nhiên vẫn chưa có lần nào bán trọn lô cổ phiếu đã đăng ký. Trong đó, gần đây nhất là ngày 11/12, Đầu tư Toàn Việt đã bán 1,16 triệu cổ phiếu trong tổng số 2 triệu cổ phiếu TMS đăng ký bán.
Được biết, ông Bùi Tuấn Ngọc hiện đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Trasimex và Đầu tư Toàn Việt, hiện đang nắm giữ 462.643 cổ phiếu TMS, tương ứng tỷ lệ 0,653%.
Bên cạnh đó, cổ đông lớn nhất của Transimex là Casco Investments Limited cũng đã đăng ký bán toàn bộ 17,2 triệu cổ phiếu TMS, tương ứng tỷ lệ 24,3%, thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 09/12/2020 đến ngày 08/01/2021.
Tuy nhiên, trong phiên 14/12, khối ngoại bất ngờ giao dịch bán thỏa thuận cổ 16,79 triệu cổ phiếu TMS với tổng giá trị hơn 560 tỷ đồng, tương ứng mức giá bình quân 33.350 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, nhiều khả năng giao dịch bất thường trên tại TMS là đến từ nhà đầu tư ngoại Casco Investments Limited và nếu đúng thì tổ chức này sẽ không còn là cổ đông lớn của Transimex.
Tổ chức đầu tư tài chính Casco Investments Limited bắt đầu trở thành cổ đông lớn tại Transimex sau khi mua vào gần 840.000 cổ phiếu TMS vào 20/02/2013, nâng lượng sở hữu cổ phiếu có sẵn từ 907.000 lên hơn 1,7 triệu cổ phiếu, chiếm 7,57% vốn điều lệ (vốn điều lệ của Transimex giai đoạn này là 230,7 tỷ đồng).
Transimex có vốn điều lệ hơn 708 tỷ đồng, tương ứng hơn 70,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, là một trong 10 công ty lớn nhất hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển và kinh doanh kho bãi tại Việt Nam.
Về kết quả kinh doanh, 9 tháng năm 2020, Transimex ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.290 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 234 tỷ đồng, tăng 39%.
Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch 14/12, cổ phiếu TMS tăng trần lên mức 35.700 đồng, tăng 6,9%, giá trị vốn hóa thị trường hơn 2.500 tỷ đồng.
Nhóm lãnh đạo chủ chốt của Hyundai Thành Công thâu tóm Chứng khoán HVS Thành công với lĩnh vực cốt lõi, Thành Công Group đang dần mở rộng hoạt động sang mảng bất động sản và tài chính. Riêng mảng tài chính, nhiều nguồn tin cho biết Thành Công Group và các bên liên quan đã nắm giữ một lượng cổ phần lớn tại Eximbank. Và hôm nay, mua lại Chứng khoán HVS sẽ mở rộng lĩnh...