Ford hạn chế sản xuất tại các nhà máy Bắc Mỹ do thiếu chip
Nhà máy sản xuất ô tô của Ford tại Bắc Mỹ sắp buộc phải tạm thời giảm sản lượng sản xuất của mình do vấn đề thiếu hụt chip toàn cầu liên tục kéo dài.
Theo Engadget, một phát ngôn viên của Ford nói với Reuters vào cuối tuần qua rằng công ty sẽ cắt giảm hoặc tạm ngừng sản xuất tại 8 nhà máy của họ trên khắp các quốc gia Bắc Mỹ gồm Mỹ, Mexico và Canada. Quá trình ngừng hoạt động bắt đầu vào ngày 7.2.
Trong số các nhà máy bị ảnh hưởng có nhà máy ở thành phố Kansas (Mỹ), vốn là nơi Ford sản xuất F-150, một trong những mẫu xe bán tải phổ biến và mang lại lợi nhuận cao nhất cho hãng.
Video đang HOT
Hoạt động sản xuất của Ford tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chip
Đây không phải là lần đầu tiên quá trình sản xuất của Ford bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt chip, và đây cũng không phải là nhà sản xuất ô tô duy nhất bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Vào tháng 9 năm ngoái, General Motors đã tạm thời đình chỉ sản xuất tất cả các nhà máy ngoại trừ bốn nhà máy ở Bắc Mỹ trong bối cảnh thiếu linh kiện. Vào đầu năm, Bộ Thương mại Mỹ đã cảnh báo những hạn chế về nguồn cung liên quan đến chất bán dẫn sẽ kéo dài cho đến nửa cuối năm nay.
Trước các vấn đề thiếu hụt chip diễn ra, các công ty như Ford đều có hành động nhằm giải quyết. Vào tháng 11 năm ngoái, công ty công bố quan hệ đối tác chiến lược với GlobalFoundries để thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn của Mỹ, tuy nhiên thỏa thuận này cần thêm thời gian để đạt được. Trong tuyên bố với Reuters, Ford cho biết họ hy vọng hoạt động sản xuất của mình sẽ được cải thiện đáng kể trong nửa cuối năm nay.
Mỹ quan ngại về tình trạng thiếu hụt chip
Gina Raimondo, Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhận định rằng tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu sẽ còn tiếp tục kéo dài trong năm 2022.
Cụ thể, trong một cuộc họp báo với Bloomberg và The Washington Post cách đây vài ngày, bà Gina đã công bố báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về tình hình sản xuất chip, đồng thời bày tỏ sự lo lắng rằng tình trạng thiếu hụt này "không có dấu hiệu biến mất trong 6 sáng tới đây".
Dựa trên thông tin tổng hợp từ hơn 150 công ty trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, bản báo cáo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đi sâu hơn vào gốc của vấn đề: nguồn cung hạn chế trầm trọng trong năm 2021, trong khi đó "cầu" lại tăng đến 17% so với năm 2019.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về sự kéo dài của tình trạng thiếu hụt chip
Bên cạnh đó, lượng chip dự trữ của các nhà sản xuất chỉ đủ dùng cho khoảng 5 ngày, thay vì 40 ngày như trong năm 2019. Điều này đồng nghĩa với việc "nếu một nhà máy trong chuỗi cung ứng phải đóng cửa 2-3 tuần, cơ sở sản xuất và nhân công ở Mỹ sẽ bị trì trệ, ngừng hoạt động vì lượng hàng trong kho không đủ".
Các loại chip chịu tác động lớn nhất là chip logic kế thừa (sử dụng trong các thiết bị y tế, ôtô), chip analog (quản lý điện năng, cảm biến hình ảnh, tần số vô tuyến) và chip quang điện tử (trong cảm biến, công tắc). Những bộ vi xử lý tối tân có tiến trình ngắn (từ 10nm đổ xuống) của Intel, AMD, Nvidia, Qualcomm, Samsung và Apple ít chịu ảnh hưởng hơn.
Báo cáo cho rằng nạn thiếu hụt chip là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng lạm phát cao hơn ở Mỹ. Chính vì vậy, Bộ Thương mại đã đề xuất Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật CHIPS - một phần của Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới (USICA), chi 52 tỉ USD cho ngành bán dẫn trong nước. "Điều Quốc hội cần làm bây giờ là phải thông qua tài trợ chip càng sớm càng tốt", bà Gina nhấn mạnh.
Kể từ tháng 3.2020, dịch Covid-19 bùng phát đã tạo ra cuộc khủng hoảng chip bán dẫn trầm trọng trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp ôtô, theo sau đó là các ngành thiết bị y tế, thiết bị gia dụng, điện tử tiêu dùng... Đến thời điểm hiện tại, tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Khi nào tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu chấm dứt? Một trong những chủ đề công nghệ nóng nhất năm nay là sự thiếu hụt chip toàn cầu. Đại dịch Covid-19 chính là nguyên nhân lớn nhất. CEO Qualcomm: Tình trạng đang dần cải thiện và sẽ tốt hơn trong năm sau Khi dịch bệnh mới xuất hiện, các nhà sản xuất ô tô dự đoán doanh số bán hàng sẽ bị tác...