Fiio M9 – Giới thiệu, đánh giá chất âm tổng quát máy nghe nhạc mới nhất của Fiio
Phần cứng của M9 không được thay đổi quá nhiều khi tiếp tục sử dụng chip SoC Exynos 7270 (giống với M7) và 2 chip DAC AKM4490 (tương tự như Q5 và X5 3rd Gen).
Dung lượng pin của M9 là 2350mAh và theo FiiO máy sẽ cho thời gian sử dụng liên tục khoảng 10 giờ hay 45 ngày ở chế độ chờ. Thiệt tình nếu nhìn vào thông số kỹ thuật thì cũng ko có gì đặc biệt nhưng cái chính là nghe như thế nào vì nội việc bố trí mạch cũng đã ảnh hưởng đến chất âm tổng thể rồi, nên mình liệt kê cái phần thông số DAC này nọ nọ kia ra cho có là chính chứ bản thân cũng ko quan tâm lắm
Về khả năng kết nối không dây, M9 sẽ tương thích với các codec Bluetooth như aptX, aptX HD, LDAC và HWA(LHDC). Đầu kết nối sử dụng cổng USB Type-C hỗ trợ việc trao đổi tín hiệu hai chiều từ việc nhận USB DAC của PC hoặc xuất tín hiệu digital audio qua OTG cho các portable DAC.
Cái gì tốt?
1. Âm thanh giàu cảm xúc, êm ả, chi tiết tốt, không gian thoáng đãng, trung âm đẹp
Đây là một chiếc máy nghe nhạc có công suất tốt và độ tĩnh cao, cá nhân mình nghe nó còn thấy thích hơn mẫu máy nghe nhạc đầu bảng là Fiio X7 Mk2 nữa. Chất âm của Fiio M9 êm, trong, âm trường rộng rãi và thoáng đãng, dải trầm đánh sâu, mềm nịnh tai với trung âm trầm và trung âm cao đều ngọt ngào, dày dặn, nghe những thể loại nhạc nhẹ nhàng sâu lắng đều cho trải nghiệm rất dễ chịu và thư giãn. Điển hình là mình nghe thử Fiio M9 với Sony IER-M7 với các bản nhạc như Ride ‘Em Cowboy của Juice Newton, Closing Time – Leonard Cohen, The Well – Jennifer Warnes, combo này mang lại những thời khắc giàu cảm xúc và nghe lâu không mệt, mặc dù mình mở volume khá lớn. Không gian của Fiio M9 có đủ ngang, cao và chiều sâu, không gian các bản thu live trong album Black – Abbey Road Live rất dễ gây ấn tượng, tiếng guitar và ca sĩ thể hiện rất rõ một sân vận động trong nhà (à, lúc Black thu album này thì ông chơi ngay sảnh to nhất của Abbey Road Studio, và nó trông không khác một cái sân banh trong nhà là mấy ), cao độ và trường âm như thể là Black la to tới đâu thì âm thanh sẽ đi sâu và kéo dài chiều cao của không gian trình diễn lên tới đó! Ôi cái này mấy ông vác đít đi nghe thử đi chứ tui nói lại bảo tui quá lời =)) Click vào đây và nghe thử.
Bass của Fiio M9 có điểm hay và không hay, nói về sự định hình và chi tiết bass của upper bass như trống kick, trống da, hay low bass như tiếng nện trống cái, contra-bass hay pipe organ thì Fiio M9 thể hiện rõ ràng và mạch lạc, các đoạn chuyển từ upper bass xuống low bass liền lạc, không bị hụt hay lòi lõm ở dải tần nào cả. Tuy nhiên cũng ở dải bass này có một điểm mình hơi chưa vừa ý lắm, trong clip anh em thấy mình có mở cái album Volbeat bản Dead but Rising ấy, bản đó hơi nhiều low-bass do guitar bass với trống kick hơi nặng và nhiều, lại chạy nhanh nên Fiio M9 hơi đuối sức, không phải nó không nhanh, mà là dường như những bản thu như thế này đòi hỏi một mạch amplifier mạnh hơn để các tầng bass trở nên gọn và dứt khoát hơn. Hoặc anh em phải phối Fiio M9 với một tai in-ear dễ kéo và có chất tiếng nhanh nhẹn một chút, ví dụ Campfire Polaris, hoặc Sony IER-M9. Một cách nữa, là tận dụng ngõ balanced 2.5mm để lấy gain và công suất lớn hơn một tý sẽ giải quyết phần nào, chỉ phần nào thôi, mình vẫn nghĩ cách phối ghép tai nghe là điều khả thi hơn.
Video đang HOT
2. Có Tidal trong danh mục ứng dụng
Fiio M9 có Wifi và tích hợp luôn Tidal vào trong giao diện người dùng vì thế tất cả những gì mình cần làm là đăng nhập tài khoản vào rồi tha hồ mà xài cái thư viện nhạc quen thuộc mà mình dùng để nghe trên dàn máy lớn hàng ngày. Bạn phím của Fiio M9 hơi nhỏ nên khó bấm chút.
3. Nút cuộn Volume
Từ hồi Astell&Kern ra mắt cái máy AK100 là mình đã khoái volume dạng nút cuộn này vì nó do cảm giác “vặn volume” hơn là nhấp nhấp 2 cái nút /-. Nút cuộn volume của Fiio M9 khá êm, dễ xài, vì đc thiết kế nằm sâu trong hốc 1 nên khó xảy ra hiện tượng bị cấn hay vô tình tăng âm lượng.
4. Xài phần cứng chơi nhạc tốt
Bên cạnh 2 DAC AKM4490, Fiio có nhét vào trong em M9 này một chip FPGA A3P030 được tùy biến của Actel, con chip này đóng vai trò nhận tín hiệu từ cpu Exynos 7270, quản lý xung tín hiệu của các bộ tạo xung và đồng bộ chúng với chip AKM4490. FPGA A3P030 này còn giữ vai trò như một bộ transport cho tín hiệu nhạc số DSD trước khi chúng được giải mã. Theo kinh nghiệm của mình thì khu vực transport và quản lý, đồng bộ xung này liên quan rất mật thiết với chất âm tổng thể, nghe êm ái, rộng rãi hay không cũng là do cái mạch ở khu vực này được thiết kế có tốt hay không.
Điểm trừ
1. Keo! Cho có 2GB bộ nhớ trong, bắt buộc phải mua thẻ nhớ ngoài
2. Các phím vật lý như nút nguồn và phím điều hướng nên làm lồi lên một chút.
Thực ra mình sẽ không để ý tới chuyện này đâu nhưng sau khi mình rờ cái máy nghe nhạc NW-A55 của Sony mới đây rồi thì mình thấy làm nút lồi lên thêm cỡ 1mm hay 1.5mm nữa sẽ giúp ta điều khiển dễ dàng hơn vì quả thực với trải nghiệm của mình, các nút bấm của Fiio M9 cho cảm giác hơi nông.
3. Tốc độ xử lý
Các thao tác điều hướng khá nhạy và phản ứng nhanh ở điều kiện là chơi nhạc Lossless 24bit hay 16bit bình thường, stream nhạc qua Tidal hay nghe DSD sẽ có hiện tượng bị chậm một chút.
Hết rồi đó. Đánh giá một cách “nhè nhẹ” là vậy, anh em đi nghe thử rồi feedback lại nào. Fiio cũng hay ra các firmware để update qua giao thức OTA và họ cũng siêng ra các bản cập nhật này lắm nên anh em có mua dùng thì nhớ 3 4 tuần kiểm tra một lần để trải nghiệm người dùng được trơn tru hơn nhóe!
Theo Tinh Te
FiiO hé lộ DAC/Amp mới tên gọi FiiO K3, nâng cấp toàn diện của FiiO E10k
FiiO K3 là mẫu DAC/Amp dành cho máy tính mới nhất của FiiO. Ban đầu sản phẩm được đặt tên FiiO E30, tuy nhiên sau một thời gian nghiên cứu FiiO đã quyết định đổi tên thành FiiO K3. Đây là sản phẩm hoàn toàn mới và được bán song song với E10k chứ không phải là phiên bản thay thế E10k như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Về mặt thiết kế, FiiO K3 được thay đổi rất nhiều so với E10k. Kích thước sản phẩm lớn hơn so với E10k, toàn bộ sản phẩm được bo tròn như các sản phẩm gần đây của hãng như FiiO Q1mkII hay FiiO M3k. FiiO có vẻ như đang thống nhất lại ngôn ngữ thiết kế cũng như cách đặt tên cho các sản phẩm của mình.
Mặt trước của sản phẩm bao gồm cụm volume to nổi bật, 2 cổng headphone out trong đó có 1 cổng balance 2.5mm, công tắc chỉnh Gain và một công tắc tăng giảm bass. Ở E10K thì công tắc Gain FiiO để phía sau, tuy nhiên họ đã chuyển lên phía trước ở K3 giúp người dùng tiện bật tắt hơn.
Cạnh sau bao gồm các cổng line out, coxial out và optical out dễ dàng cho việc kết nối. FiiO cũng trang bị cổng USB-C cho K3 giúp việc truyền tải tín hiệu nhanh và ổn định hơn.
FiiO K3 được trang bị chip DAC AKM AK4452 cho khả năng giải mã 32bit/383kHz. Cổng USB được nâng cấp lên chip XMOS XUF208 giúp truyền tải tín hiệu tốt hơn cùng OPA926 cho tầng amply giúp K3 có khả năng kéo khoẻ hơn, hạn chế nhiễu và ít méo tiếng.
Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về giá bán cũng như thời điểm ra mắt cụ thể, tuy nhiên với truyền thống của mình, FiiO K3 chắc chắn sẽ sớm đến tay người dùng trong năm nay.
Theo Tinh Te