Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất sẽ tác động thế nào đến Mỹ và thế giới?
Có nhiều ý kiến cho rằng 2024 sẽ là một năm tuyệt vời để cắt giảm lãi suất. Nhưng với tình trạng lạm phát nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán, kỳ vọng cắt giảm lãi suất đang phai nhạt nhanh chóng.
Đồng tiền mệnh giá 1 USD. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 12/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) quyết định giữ lãi suất ổn định và chỉ dự kiến cắt giảm lãi suất một lần trong năm nay. Fed thực hiện theo lời kêu gọi của các nhà hoạch định chính sách nhằm duy trì chi phí đi vay ở mức cao trong thời gian dài hơn để ngăn chặn lạm phát.
Theo Bloomberg (Mỹ), việc chậm trễ trong nới lỏng chính sách tiền tệ và giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn có tác động lớn đến nền kinh tế Mỹ và thậm chí là thế giới.
Yếu tố lạm phát
Lạm phát ở Mỹ đạt đỉnh trên 7% vào năm 2022, phản ánh giá cả hàng hóa và dịch vụ gia tăng trên diện rộng. Nhưng hiện nay, lạm phát nhìn chung đã xuống dưới mức 3% và tình trạng tăng giá chủ yếu là do thiếu nhà ở kéo dài. Giá hàng hóa và phí bảo hiểm ô tô cũng đang góp phần khiến lạm phát cao hơn mục tiêu 2% của Fed.
Lãi suất chuẩn của Fed ảnh hưởng đến chi phí đi vay. Điều đó có nghĩa là các khoản vay để mua nhà và ô tô sẽ tiếp tục đắt hơn nhiều so với trước khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2022. Quyết định ngày 12/6 đồng nghĩa với việc Fed đã giữ mức lãi suất cao nhất trong 23 năm là 5,25- 5,5%.
Video đang HOT
Tác động từ chính sách của Fed
Chính sách của Fed tạo ra một tình thế khó khăn. Nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB), Ngân hàng Anh (BOE) và Ngân hàng Dự trữ Australia tiến hành chu kỳ nới lỏng riêng, điều đó có nguy cơ khiến đồng tiền của họ giảm giá. Từ đó kéo theo tăng giá nhập khẩu và làm suy yếu quá trình giảm lạm phát. Nhưng không nới lỏng có nguy cơ dẫn đến mất tăng trưởng.
Về phần mình, ECB đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào ngày 6/6. Việc BOE chuyển sang cắt giảm lãi suất có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn, và các nhà giao dịch dự đoán BOE sẽ giảm lãi suất lần đầu tiên vào mùa thu.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông châu Âu trong tuần này, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho rằng ngân hàng trung ương phải hành động dựa trên nền tảng khác nhau và nhiệm vụ tương ứng.
Bà Lucy Baldwin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Citigroup, đánh giá với Bloomberg: “Nếu các ngân hàng trung ương lớn chờ càng lâu để cắt giảm lãi suất thì rủi ro đối với nền kinh tế cơ sở càng lớn”.
Mức lãi suất cao hơn trong thời gian dài sẽ khiến đồng USD mạnh so với các loại tiền tệ khác, bởi lợi suất trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu kỳ hạn 10 năm sẽ gia tăng và đồng bạc xanh trở nên hấp dẫn hơn so với các loại tiền tệ khác.
Vì vậy, khi USD tăng giá, mọi thứ trở nên khó khăn hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia có khoản nợ bằng đồng USD. Thêm vào đó, việc trả nợ của họ cũng gian nan hơn khi đồng nội tệ suy yếu.
Lý do ECB đi trước Fed trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ
Trong một động thái hiếm hoi, tuần trước Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đi trước Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ khi tiến hành cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau gần 5 năm.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại sao ECB lại đi trước Fed?
ECB, Ngân hàng trung ương của 20 quốc gia sử dụng đồng euro, đã cắt giảm lãi suất tiền gửi cơ bản từ mức kỷ lục 4% xuống 3,75%, giữa bối cảnh cuộc chiến chống lạm phát đạt tiến triển khi lạm phát giảm mạnh và đang hướng tới mục tiêu 2%.
Ngân hàng trung ương Canada cũng cắt giảm lãi suất cơ bản vào tuần trước, trong khi các nhà hoạch định chính sách ở Thụy Điển và Thụy Sỹ gần đây đã bắt đầu nới lỏng chính sách. Tuy nhiên, Fed vẫn phải đối mặt với lạm phát dai dẳng trong khi thị trường lao động tương đối vững mạnh. Điều này đã đẩy lùi dự báo về thời điểm Fed sẽ bắt đầu giảm chi phí đi vay.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ dự kiến sẽ giữ lãi suất không đổi ở mức cao nhất trong 23 năm. Các nhà phân tích dự đoán họ sẽ không bắt đầu cắt giảm lãi suất trước tháng Chín.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông châu Âu trong tuần này, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho rằng ngân hàng trung ương phải hành động dựa trên nền tảng khác nhau và nhiệm vụ tương ứng.
Sau khi ECB hạ lãi suất vào tuần trước, bà Lagarde cho rằng thật khó để dự đoán con đường phía trước và có thể sẽ rất "gập ghềnh".
Các nhà phân tích dự báo về việc cắt giảm lãi suất mỗi quý một lần nhưng cũng lưu ý rằng ECB có thể tiến hành chậm hơn, tùy thuộc vào dữ liệu.
Tác động đối với đồng euro
Nếu lãi suất của Mỹ vẫn cao hơn, lợi suất trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu kỳ hạn 10 năm sẽ gia tăng và đồng USD trở nên hấp dẫn hơn so với các loại tiền tệ khác. Sau khi ECB hạ lãi suất vào tuần trước, đồng euro đã giảm xuống khoảng 1,07 USD sau nhiều tuần giao dịch ở mức khoảng 1,09 USD.
Nhà phân tích Jens-Oliver Niklasch của ngân hàng LBBW cho biết nếu Fed giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp trong hai ngày 11-12/6, đồng euro có thể suy yếu so với đồng USD.
Nhà kinh tế thuộc Hiệp hội Các phòng thương mại Đức (DIHK), Volker Treier, nhận định trong thời điểm kinh tế khó khăn này, đồng euro yếu hơn đồng USD có thể tạo động lực cho các nhà xuất khẩu.
Tuy nhiên, đồng euro yếu hơn có thể làm tăng chi phí nhập khẩu, đặc biệt là hàng nhập khẩu và làm tăng lạm phát trong Khu vực đồng euro.
Giới chức Fed nhận định về vấn đề hạ lãi suất Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng mức lãi suất cao hiện nay của Fed đang phát huy tác dụng kiềm chế lạm phát, theo đó ông cảnh báo việc hạ lãi suất quá sớm có thể gây hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế Mỹ. Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ...