Fed dự báo năm 2024 có 3 đợt cắt giảm lãi suất, GDP của Mỹ tăng mạnh
Theo các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed), năm 2024 có 3 đợt cắt giảm lãi suất và tăng trưởng kinh tế nước này sẽ đạt mức 2,1%, tăng so với ước tính 1,4% trong tháng 12 năm ngoái.
Bên ngoài trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, D.C. Ảnh: TTX/TTXVN
Sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, vào hôm 20/3, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) thuộc Fed quyết định giữ nguyên lãi suất tham chiếu trong khoảng 5,25% – 5,5%, mức cao nhất trong vòng 23 năm.
Quyết định này tương tự với 4 phiên họp gần đây sau khi Fed đã tăng lãi suất 11 lần từ tháng 3/2022 để kiềm chế lạm phát.
Lạm phát Mỹ hiện cũng chậm lại đáng kể so với đỉnh 40 năm vào mùa hè năm ngoái. Số liệu do Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) công bố hôm 12/3 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 0,4% so với tháng trước đó và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng của tháng 2 đúng như kỳ vọng trước đó, nhưng tỷ lệ lạm phát tính theo năm thì cao hơn một chút so với mức dự báo 3,1% từ một cuộc thăm dò ý kiến của Dow Jones.
Cùng với quyết định hôm 20/3, các quan chức Fed cũng giữ nguyên dự kiến có 3 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm.
Video đang HOT
Một khi Fed thực hiện động thái này, đây sẽ là lần cắt giảm đầu tiên kể từ thời điểm bùng phát đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
Cũng trong cuộc họp chính sách lần này, Fed kỳ vọng đưa lãi suất tham chiếu về mức 3,9% trong năm 2025 và sẽ có thêm 3 lần giảm nữa vào năm 2026 và sau đó là 2 lần giảm nữa trong tương lai cho đến khi lãi suất tham chiếu ổn định ở mức khoảng 2,6%.
Về kinh tế, các quan chức Fed đã nâng dự báo tăng trưởng GDP trong năm nay, dự kiến đạt mức 2,1%, tăng so với ước tính 1,4% trong tháng 12/2023.
Fed dự báo tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ so với ước tính trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp ghi nhận trong tháng 2 là 3,9%.
Trong khi đó, lạm phát lõi được đo bằng chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) dự kiến tăng lên 2,6%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với trước đó, nhưng thấp hơn một chút so với mức 2,8% gần đây nhất.
Nền kinh tế Mỹ đối mặt với loạt thách thức trước cuộc bầu cử 2024
Trong khi một số chuyên gia cho rằng nền kinh tế Mỹ có thể chứng kiến "cú hạ cánh nhẹ nhàng" vào năm tới, tờ The Epoch Times lại dự đoán người Mỹ nên chuẩn bị cho năm 2024 gập ghềnh.
Hầu hết các phương tiện truyền thông Mỹ đều nhận định rằng quốc gia này đã tránh được cuộc suy thoái trong năm 2023. Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 4,9% trong quý 3 năm 2023 nhờ chi tiêu mạnh mẽ của chính phủ và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, tờThe Epoch Times dự đoán nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ suy giảm đáng kể trong những tháng tới. Thậm chí một số chuyên gia còn ám chỉ về nguy cơ suy thoái trước cuộc bầu cử năm 2024.
Theo Conference Board, tổ chức tư vấn kinh doanh phi lợi nhuận, cuộc suy thoái này có thể đến sớm nhất là vào nửa đầu năm 2024.
Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase Jamie Dimon cảnh báo nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng nhờ động thái kích thích tiền tệ và các biện pháp nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trước đó.
Nhiều nhà phân tích dự đoán cuộc bầu cử sắp tới sẽ là nguyên nhân gây bất ổn và lo lắng đáng kể cho nền kinh tế.
Về vấn đề lạm phát, các nhà phân tích cho rằng lạm phát có thể tiếp tục giảm vào năm 2024 nhưng con đường đạt ngưỡng 2% có thể sẽ rất gập ghềnh. Trong khi đó, người tiêu dùng Mỹ vẫn phải trả thêm 18% đến 20% cho hầu hết các khoản chi tiêu. Theo khảo sát mới nhất của Bankrate, 63% người Mỹ cho rằng sẽ tình hình tài chính sẽ không cải thiện vào năm 2024.
Ngoài ra, không còn tâm lý lạc quan thận trọng về thị trường việc làm vào năm 2024 do có dự báo tuyển dụng có thể chậm lại đáng kể so với 2 năm trước. Vấn đề này có thể dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng vào cuối năm nay. Có thể thấy, việc tuyển dụng đã "nguội dần" kể từ đầu năm 2023.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP
Theo các nhà quan sát, kinh tế Mỹ phần lớn phụ thuộc vào chiến thuật của Cục Dự trữ Liên bang trong năm 2024. Trong cuộc họp chính sách của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) hồi tháng 12/2023, Fed đã báo hiệu 3 lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024. Tuy nhiên, tốc độ, thời gian và quy mô cắt giảm vẫn chưa rõ ràng.
Fed đã phải tăng lãi suất 11 lần kể từ tháng 3/2022. Theo JPMorgan, Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào nửa cuối năm 2024.
Ông Stoyan Panayotov, cố vấn tài chính và nhà sáng lập Babylon Wealth Management, đã đưa ra cảnh báo về 2 rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế Mỹ.
Ông Panayotov nói: "Một là sự kiện địa chính trị bất ngờ có thể khiến lạm phát tái diễn và bất ổn toàn cầu. Còn rủi ro thứ hai là Fed chờ quá lâu để cắt giảm lãi suất".
Việc cắt giảm lãi suất của Fed có thể giảm bớt áp lực lên lãi suất vay và tăng trưởng kinh tế. Các phương tiện truyền thông chỉ ra rằng thẻ tín dụng và hạn mức tín dụng thế chấp nhà đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại. Hơn nữa, lãi suất thế chấp tăng lên mức cao nhất trong 23 năm, trong khi lãi suất cho vay mua ô tô mới đạt mức kỷ lục trong 16 năm.
Tuy nhiên, theo các phương tiện truyền thông, không nên kỳ vọng việc cắt giảm lãi suất dự kiến của Fed sẽ đồng nghĩa với việc quay trở lại mức gần bằng 0 sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Điều đó chứng tỏ rằng lãi suất sẽ vẫn tương đối cao trong tương lai gần.
Ông Panayotov dự đoán thị trường chứng khoán sẽ có nhiều biến động trước ngày bầu cử, tình hình đặc biệt nhạy cảm vì năm 2024 là năm bầu cử.
"Dự báo của tôi là thị trường chứng khoán sẽ đạt mức tăng trưởng 8% đến 12% vào năm 2024 và chúng ta sẽ có một chặng đường gập ghềnh", ông Panayotov nhận định.
Thị trường lao động Mỹ tiếp tục được nới lỏng Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 16/11, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần trước tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tháng, dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang dần hạ nhiệt. Người dân tham gia hội chợ việc làm tại Arlington, Virginia, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN...