FED để ngỏ khả năng tăng lãi suất
Dù đã nhiều lần tăng lãi suất, song lãi suất của Mỹ hiện vẫn đang ở mức thấp, do đó, không loại trừ khả năng Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ ( FED) sẽ tăng lãi suất thêm, theo lộ trình dần dần.
Trụ sở FED tại Washington DC., Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Đây là nhận định của ông John Williams, Chủ tịch FED chi nhánh New York kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của FED, đưa ra ngày 19/11.
Phát biểu tại một sự kiện ở New York, ông Williams nêu rõ sau 3 lần tăng trong năm nay, lãi suất cơ bản của Mỹ hiện vẫn ở mức thấp.
Vì vậy, nhiều khả năng FED sẽ tăng lãi suất. Theo ông, FED đã nỗ lực hết sức nhằm tìm ra lộ trình để từng bước đưa chính sách tiền tệ về mức lãi suất thông thường.
Phó Chủ tịch FOMC cho rằng việc FED tiếp tục tăng lãi suất theo lộ trình cho phép nền kinh tế Mỹ duy trì đà tăng trưởng, trong khi vẫn kiểm soát được lạm phát.
Thông tin trên được Phó Chủ tịch FOMC Williams đưa ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều đồn đoán về khả năng FED tăng lãi suất.
Mặc dù đa phần đều nhất trí cho rằng FED sẽ tăng lãi suất vào tháng 12 tới, song một số nhà kinh tế dự báo nhiều khả năng FED sẽ tăng lãi suất 4 lần trong năm tới trong khi nhiều người lại cho rằng FED sẽ dừng tăng lãi suất.
Bản thân Chủ tịch FED Jerome Powell cũng đưa ra các chỉ dấu khác nhau, theo đó, cho rằng FED vẫn còn nhiều động thái phía trước, nhưng ngân hàng này sẽ hành động một cách thận trọng, theo dõi chặt chẽ dữ liệu kinh tế.
Ngay sau khi Chủ tịch FED chi nhánh New York kiêm Phó Chủ tịch FOMC đưa ra bình luận trên, đồng USD đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong gần 2 tuần qua.
Video đang HOT
Theo đó, bất chấp bất đồng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Italy liên quan đến dự thảo ngân sách, đồng euro vẫn tăng 2% so với đồng USD trong 5 phiên giao dịch gần đây. Trong phiên giao dịch ngày 20/11 tại thị trường châu Á, 1 euro đổi được 1,1456 USD.
Nền kinh tế Mỹ đang trong năm tăng trưởng kinh tế thứ 10 liên tiếp, đánh dấu giai đoạn tăng trưởng liên tục dài thứ hai trong lịch sử.
Thị trường lao động tiếp tục khởi sắc với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,7%, mức thấp kỷ lục gần 50 năm. Ngoài ra, sau một thời gian dài tăng trưởng “ì ạch”, tiền lương đã đi lên đáng kể phù hợp với tăng trưởng sản xuất.
Với một thị trường lao động khoẻ mạnh và tỷ lệ lạm phát gần chạm ngưỡng 2%, nền kinh tế Mỹ đang tiến gần tới đáp ứng mục tiêu kép về lạm phát và việc làm mà FED đã đề ra.
Giới chuyên gia cho rằng nếu tình hình tươi sáng này tiếp diễn, một sự điều chỉnh lãi suất liên bang từ tốn là hợp lý, song chính sách tiền tệ phải được điều chỉnh phù hợp với thực tế của nền kinh tế. Điều này nhằm đảm bảo việc tăng lãi suất không diễn ra quá nhanh làm kìm hãm tăng trưởng quá mức cần thiết, hoặc quá chậm khiến nền kinh tế phát triển quá nóng, kéo theo nguy cơ lạm phát, giá cả tăng cao.
Dẫu vậy, tiến trình tăng lãi suất của FED lại đối mặt với sức ép lớn. Tổng thống Donald Trump đã công khai chỉ trích chính sách của ngân hàng trung ương, cho rằng FED đang đi ngược lại nỗ lực của ông nhằm kích thích nền kinh tế trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức quá thấp.
Động thái của ông Trump được xem là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nước Mỹ khi tính độc lập của FED lâu nay vẫn được xem là yếu tố quan trọng đối với sự ổn định của nền kinh tế.
Đỉnh điểm của sự bất mãn trên là sau phiên bán tháo cổ phiếu mạnh nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ hôm 10/10, ông chủ Nhà Trắng đã đổ lỗi cho FED gây ra thảm họa chứng khoán bằng những từ ngữ nặng nề. Gần đây nhất, Tổng thống Trump nói rằng “FED là mối đe doạ lớn nhất” khi cho rằng FED nâng lãi suất quá nhanh.
Xét ở góc độ chính trị gia, việc Tổng thống Trump chỉ trích tiến trình tăng lãi suất của FED không phải là không có lý do. Các chính khách luôn muốn nền kinh tế phát triển mạnh, thất nghiệp giảm, công ăn việc làm dồi dào.
Đặc biệt, điều này càng trở nên quan trọng khi chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ.
Với việc tăng chi phí vay mượn, FED đang khiến cho công việc kinh doanh khó khăn hơn, chứng khoán giảm điểm – chẳng khác nào một “gáo nước lạnh” đổ vào nỗ lực ca ngợi thành tựu kinh tế của ông Trump.
Mặt khác, lãi suất cao cũng sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền mua trái phiếu chính phủ Mỹ nhiều hơn, đẩy giá “đồng bạc xanh” lên cao trên thị trường quốc tế./.
Ngọc Hà/TTXVN
Phương án B cho tỉ giá
Tháng 3 đến tháng 9, FED đã nâng lãi suất tổng cộng 3 lần, từ 1,5% lên 2,25%. Lần cuối FED nâng lãi suất là đầu tháng 6.2018, biên độ vay 1,75-2%.
Tính theo thời điểm, chi tiết việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất được giản lược gồm: tháng 3 nâng lãi suất lãi suất vay từ FED (Fed Funds rates) từ 1,5-1,75%; tháng 6 nâng từ 1,75-2%; và tháng 9 lại nâng thêm từ 2-2,25%. Theo đó, có thể đoán niềm tin của ông Jerome H.Powell, Chủ tịch FED, với nền kinh tế Mỹ đang lạc quan hơn bao giờ hết. Giá trị đồng bạc xanh trên thị trường tiền tệ sẽ diễn biến như thế nào?
Theo thông lệ, Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) thuộc FED sẽ tổ chức họp khi cân nhắc việc nâng lãi suất cho vay thực tế. Như mọi khi, trong cuộc họp hạ tuần tháng 9, FOMC cũng đạt được sự đồng thuận giữa các thành viên về việc nâng lãi suất vay thực tế thêm 25 điểm cơ bản, nâng biên độ cho vay từ 2-2,25%. Lần cuối FED nâng lãi suất là đầu tháng 6.2018, với biên độ vay 1,75-2%.
Sẽ là dễ hiểu nếu việc nâng lãi suất không phải lúc nào cũng nhận được sự đồng thuận từ tất cả. Ngay cả Tổng thống Donald Trump cũng đã có những bất đồng nhất định. "Có lẽ chúng ta đã có thể làm khác với chính sách tiền tệ mới", ông Trump phát biểu tại một cuộc họp báo vào ngày thứ 4 sau khi FED quyết định nâng lãi suất.
Theo nhiều chuyên gia, lý do Tổng thống Mỹ có phần kém hài lòng có thể liên quan đến việc chính sách tài khóa của Mỹ gần đây đang có xu hướng tăng cao và việc nâng lãi suất cao đồng nghĩa Chính phủ sẽ phải trả lãi suất cao hơn.
Đó là câu chuyện bên lề của chính trường Mỹ. Trên bình diện thế giới, sự biến động của đồng bạc xanh nhiều khả năng sẽ còn mang lại ảnh hưởng địa chính trị, và đương nhiên là bất đồng, đối với nhiều quốc gia thuộc nền kinh tế thế giới.
Theo ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc khối Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ HSBC Việt Nam, sự thay đổi trong ngôn ngữ mang tính ôn hòa hơn của FOMC, song đồ thị thực tế chỉ dẫn việc một đồng USD mạnh hơn trong tương lai.
Tại Việt Nam, sau khi bán ra hơn 2 tỉ USD nhằm làm dịu sự rớt giá của tiền đồng trong tháng 7, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra khoảng 1 tỉ USD nữa. Nhờ việc bán ra này, cộng với thặng dư thương mại vọt lên 4,7 tỉ USD trong 8 tháng đầu năm, tỉ giá niêm yết được giữ tương đối ổn định. Tuy nhiên, diễn biến tỉ giá đang có những yếu tố mới khó lường trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang. Khả năng Trung Quốc can thiệp vào đồng nhân dân tệ đang được để ngỏ trong cuộc chiến thương mại mà Trung Quốc sẽ sử dụng. Giới giao dịch dự báo đồng nội tệ của Trung Quốc sẽ tiếp tục rớt giá trong thời gian còn lại của năm 2018.
"Đối với câu chuyện tỉ giá, lãi suất trong nước, áp lực vẫn còn tồn tại khi FED cho thấy lộ trình tăng lãi suất vẫn chưa kết thúc. Áp lực này sẽ bị cộng hưởng hay giảm nhẹ còn phụ thuộc nhiều vào biến động của đồng nhân dân tệ trong bối cảnh Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đồng nhân dân tệ ổn định có thể giúp neo giữ sự ổn định chung của tỉ giá trong khu vực trong đó có đồng Việt Nam, nếu ngược lại thì rủi ro tỉ giá là không thể tránh khỏi", ông Ngô Đăng Khoa chia sẻ. "Ngoài ra, với việc FED tiếp tục tăng lãi suất, rủi ro về dòng vốn đầu tư dịch chuyển, áp lực lạm phát, cơ chế điều hành chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trở nên thách thức hơn".
Trong khi đó, theo Trung tâm Nghiên cứu BIDV, ca nam 2018, dư kiên tỉ giá tang khoang 3% nêu khong co biên đọng bât thuơng nao. Đay la mưc trong tâm kiêm soat trong bôi canh gia tri đông nọi tẹ mọt sô nuơc trong khu vưc nhu peso của Philippines, rupiah cua Indonesia mât gia 9% va nhan dan tẹ mât gia 5,6% tinh đên nay.
Theo tính toán của Tiến sĩ Bùi Trinh, tiền đồng mất giá 2% sẽ khiến chi phí trung gian chung của nền kinh tế tăng lên do giá trị nhập khẩu tăng và chỉ số giá sản xuất (PPI) ở chu kỳ đầu tiên tăng lên 0,45%, chu kỳ sản xuất tiếp theo tăng lên 0,65%, tổng ảnh hưởng 1,1% và tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế có thể bị giảm 1,2-1,6%.
Tỉ giá tăng lại gây sức ép bất lợi cho doanh nghiệp nhập siêu khi nhập nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn, với một đơn hàng nhập hạt nhựa trị giá 1 triệu USD từ Thái Lan mới đây, doanh nghiệp sản xuất đồ nhựa tại Khu Công nghiệp Long An bị thiệt hơn 200 triệu đồng vì tỉ giá tăng. Đây là ví dụ điển hình cho các khoản thiệt hại đối với công ty xuất khẩu sử dụng nguyên liệu và gia công dịch vụ nước ngoài nơi USD là đồng tiền chi trả.
Trong khi đó, đại diện của Công ty Cổ phần Thép Việt - Ý cho biết, hiện nay, mỗi tháng, Công ty xuất khẩu 10.000 tấn thép nhưng phải nhập khẩu tới 30.000 tấn phế liệu, quặng. Vì vậy, giá USD tăng sẽ khó cho doanh nghiệp dựa vào nhập khẩu. Trường hợp USD tăng giá mạnh, doanh nghiệp phải tính tới phương án tăng giá thép.
Các chuyên gia tài chính HSBC cho rằng, về phía doanh nghiệp, việc FED tăng lãi suất đồng nghĩa với mặt bằng lãi suất trong đó có lãi suất cho vay tăng, kéo theo gia tăng chi phí vốn. Khi chi phí vốn tăng, lợi nhuận doanh nghiệp có thể chịu tác động trực tiếp. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất lại là phong vũ biểu chỉ dẫn nền kinh tế Mỹ đang hồi phục mạnh mẽ hơn bao giờ hết, điều kiện tiên quyết để kích cầu xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam. Nếu áp dụng các công cụ phòng vệ rủi ro tỉ giá hiệu quả, đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt gia tăng thị phần tại Mỹ
Theo nhipcaudautu.vn
Giá vàng hôm nay giảm mạnh ở thị trường thế giới Đồng USD lên mức cao nhất trong 16 tháng đã đẩy giá vàng thế giới giảm sâu, trong khi giá vàng trong nước chỉ biến động nhẹ. Sau cuộc họp kéo dài hai ngày hồi tuần trước, Cục dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) đã đánh đi tín hiệu về khả năng sẽ tiếp tục nâng lãi suất vào tháng tới và...