FDA yêu cầu cập nhật cảnh báo nguy hiểm trên bao bì thuốc Benzodiazepine
Mặc dù benzodiazepine là liệu pháp tốt đối với nhiều người bệnh. Tuy nhiên, ngay cả khi dùng ở liều lượng khuyến cáo, việc sử dụng chúng có thể dẫn đến lạm dụng và gây nghiện…
Benzodiazepine được dùng như thế nào?
Benzodiazepine là một nhóm thuốc được phê duyệt để điều trị rối loạn lo âu tổng quát, mất ngủ, co giật, ám ảnh sợ xã hội và rối loạn hoảng sợ. Hầu hết các thuốc benzodiazepine được khuyên dùng trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng để điều trị những rối loạn này.
Tuy nhiên, số lượng, tần suất và thời gian điều trị khác nhau tùy thuộc vào bệnh nhân, loại thuốc được kê đơn và tình trạng bệnh lý đang được sử dụng để điều trị. Benzodiazepine cũng được sử dụng như thuốc tiền mê trước một số thủ thuật y tế.
Một số thuốc trong nhóm như: alprazolam, chlordiazepoxide, diazepam, clorazepate, triazolam, clonazepam, alprazolam, lorazepam… Các loại thuốc này khác nhau về thời gian bắt đầu có tác dụng và thời gian tác dụng kéo dài, nhưng chúng đều có tác dụng làm chậm hoạt động của não bằng cách liên kết với các thụ thể gamma-aminobutyric acid (GABA) trong não, gây buồn ngủ hoặc tác dụng làm dịu, trấn tĩnh…
Vào năm 2019, ước tính tại Hoa Kỳ có khoảng 92 triệu đơn thuốc benzodiazepine được kê cho bệnh nhân ngoại trú, trong đó phổ biến nhất là alprazolam (38%), tiếp theo là clonazepam (24%) và lorazepam (20%). Vào năm 2018, ước tính có khoảng 50% bệnh nhân được cấp phát thuốc benzodiazepine uống trong 2 tháng hoặc lâu hơn. Hầu hết các thuốc benzodiazepine được khuyến cáo sử dụng trong vài tuần hoặc vài tháng.
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc benzodiazepine bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, suy nhược và thở chậm…
Benzodiazepine là nhóm thuốc được phê duyệt để điều trị rối loạn lo âu tổng quát, mất ngủ, co giật, ám ảnh…
Cảnh báo nguy cơ lạm dụng, nghiện thuốc
Trong một thông báo an toàn thuốc mới đây của FDA cho biết, cơ quan này yêu cầu cập nhật cảnh báo nguy hiểm trên bao bì các thuốc benzodiazepine để giúp người bệnh dùng thuốc an toàn hơn. Các nguy cơ này bao gồm lạm dụng, dùng sai thuốc, nghiện thuốc, phụ thuộc vào thuốc và các triệu chứng cai thuốc…
Video đang HOT
Lạm dụng có thể dẫn đến quá liều hoặc tử vong, đặc biệt khi benzodiazepine được kết hợp với các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc giảm đau opioid, rượu hoặc các loại ma túy bất hợp pháp. Sự phụ thuộc về thể chất có thể xảy ra khi dùng thuốc benzodiazepine đều đặn trong vài ngày đến vài tuần, ngay cả khi được kê đơn. Ngừng thuốc đột ngột hoặc giảm liều lượng quá nhanh có thể dẫn đến các phản ứng cai nghiện, bao gồm cả co giật, có thể đe dọa tính mạng.
Thông tin kê đơn hiện tại cho các thuốc benzodiazepine không cung cấp cảnh báo đầy đủ về những rủi ro và tác hại nghiêm trọng liên quan đến các loại thuốc này nên chúng có thể được kê đơn và sử dụng không phù hợp. Điều này làm tăng những rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt là khi sử dụng benzodiazepine với một số loại thuốc và chất khác.
Ngoài việc cập nhật cảnh báo nguy hiểm trên bao bì thuốc, FDA cũng yêu cầu thay đổi một số điểm khác trong phần Thông tin tham khảo cho bệnh nhân về lạm dụng và lệ thuộc thuốc; yêu cầu sửa đổi một số hướng dẫn dùng thuốc để giúp người bệnh và người chăm sóc hiểu rõ hơn về các nguy cơ… Theo đó:
Đối với bác sĩ, cần xem lợi ích của việc kê đơn benzodiazepine có lớn hơn rủi ro hay không, xem xét tình trạng của bệnh nhân và các loại thuốc khác đang được sử dụng, đồng thời đánh giá nguy cơ lạm dụng và nghiện thuốc. Cần đặc biệt thận trọng khi kê đơn benzodiazepine với opoid và các loại thuốc khác làm suy giảm hệ thần kinh trung ương (CNS), dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm suy hô hấp nghiêm trọng và tử vong. Khuyên bệnh nhân đi khám ngay lập tức nếu họ gặp các triệu chứng, chẳng hạn như khó thở.
Hạn chế liều lượng và thời gian dùng của mỗi loại thuốc đến mức tối thiểu cần thiết để đạt được hiệu quả lâm sàng mong muốn khi kê đơn benzodiazepine, một mình hoặc kết hợp với các thuốc khác. Trong suốt quá trình điều trị, hãy theo dõi bệnh nhân để biết các dấu hiệu và triệu chứng của việc có thể lạm dụng, lạm dụng hoặc nghiện.
Nếu nghi ngờ có rối loạn do sử dụng chất gây nghiện, hãy đánh giá bệnh nhân và nhập viện, hoặc giới thiệu họ để điều trị lạm dụng chất gây nghiện sớm nếu thích hợp.
Để giảm nguy cơ xảy ra các phản ứng cai nghiện cấp tính, cần giảm liều dần dần trước khi ngừng thuốc. Không có lịch trình giảm dần benzodiazepine tiêu chuẩn phù hợp cho tất cả bệnh nhân; do đó, lập một kế hoạch cụ thể cho từng bệnh nhân để giảm dần liều lượng và đảm bảo theo dõi, hỗ trợ liên tục khi cần thiết để tránh các triệu chứng cai nghiện nghiêm trọng hoặc tình trạng bệnh của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn.
Đối với người bệnh khi được kê đơn dùng benzodiazepine:
Không được uống rượu với benzodiazepine vì rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
Luôn thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm thuốc theo toa và thuốc OTC và các chất khác.
Hãy dùng thuốc benzodiazepine và tất cả các loại thuốc đúng chỉ định của bác sĩ.
Ngay cả khi giảm dần liều lượng benzodiazepine, người dùng có thể gặp phải các triệu chứng cai như cử động bất thường không tự chủ, lo lắng, mờ mắt, các vấn đề về trí nhớ, khó chịu, mất ngủ, đau và cứng cơ, các cơn hoảng loạn và run.
Liên hệ với bác sĩ nếu gặp các triệu chứng cai nghiện nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như: Hội chứng căng trương lực (người bệnh không thể di chuyển, nói chuyện hoặc phản ứng với kích thích), co giật, mê sảng (run rẩy, rùng mình, nhịp tim không đều, đổ mồ hôi), phiền muộn, ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy những thứ mà người khác không nhìn thấy hoặc nghe thấy), rối loạn tâm thần…
Lo âu thái quá: Đừng chủ quan, hãy gặp bác sĩ
Không ít người mắc chứng lo âu thái quá nhưng luôn tìm cách né tránh việc đi khám chuyên khoa vì họ sợ bị người khác cho là người 'hèn yếu' hoặc 'điên'...
Lo âu thái quá, đừng chủ quan...hãy gặp bác sĩ
Lúc nào cũng sợ có người 'tranh chỗ'
TS Trần Thị Hồng Thu (PGĐ BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương) cho biết, bình thường ai cũng có lúc cảm thấy lo lắng, đặc biệt lo âu thường xuất hiện ở giai đoạn cuộc sống căng thẳng.
Tuy nhiên, lo lắng trở nên nghiêm trọng, liên tục gây trở ngại các hoạt động hàng ngày thì đây có thể là một dấu hiệu của chứng bệnh rối loạn lo âu. Chứng bệnh này có thể gặp ở cả người lớn cũng như trẻ em.
Theo đó, trẻ có thể rơi vào tình cảnh này khi quá sợ hãi đến trường, sợ hãi bị gọi lên bảng, sợ hãi khi bị bắt nạt ở lớp học... Còn người lớn thì cuộc sống càng nhiều áp lực thì càng dễ xảy ra tình trạng này.
Anh Nguyễn Minh Chiến (Hoàng Mai, Hà Nội) là trường hợp điển hình. Theo học một trường ĐH chuyên ngành kỹ thuật top đầu của Hà Nội, nhưng do chểnh mảng, nhà trường buộc anh thôi học. Anh gia nhập đội quân bán bảo hiểm. Từ nhân viên, anh phấn đấu trở thành trưởng nhóm... Công việc áp lực, luôn đòi hỏi tháng sau cao hơn tháng trước, nếu không vị trí ấy sẽ được nhường cho người khác, doanh thu sẽ tụt giảm...
Điều này khiến anh lo sợ - có người sẽ ngồi vào vị trí của mình, lúc nào cũng sợ có người rình cướp hợp đồng... Anh trở nên thủ thế, không giao tiếp với ai, ăn không ngon, ngủ không yên... Thấy bất thường, người thân bắt anh đi viện khám, nhưng chàng trai trẻ nhất quyết không đi vì sợ mọi người nghĩ mình "điên". Mới đây, anh còn quyết định viết đơn xin nghỉ việc.
Đừng tự dằn vặt mình
TS Trần Thị Hồng Thu (PGĐ BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương) cho biết thêm, rối loạn lo âu có các triệu chứng tương tự như rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các loại khác của sự lo âu, nhưng có những điểm khác nhau nhất định.
Theo đó, các triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát có thể khác nhau, có thể bao gồm: Liên tục lo lắng, ám ảnh về mối quan tâm nhỏ hay lớn; Bồn chồn; Mệt mỏi; Khó tập trung tâm trí; Khó chịu; Cơ bắp căng thẳng hoặc đau nhức bắp thịt; Run rẩy, cảm thấy bối rối hoặc dễ dàng bị giật mình; Khó ngủ; Ra mồ hôi, buồn nôn hoặc tiêu chảy; Khó thở hoặc nhịp tim nhanh.
Có thể có lần khi lo lắng không hoàn toàn biến mất, nhưng vẫn cảm thấy lo lắng ngay cả khi không có lý do rõ ràng. Ví dụ, có thể cảm thấy lo lắng căng thẳng về sự an toàn hoặc của những người thân yêu, hoặc có thể có một cảm giác chung là một cái gì đó tồi tệ sắp xảy ra. Thậm chí có những người còn xuất hiện ý nghĩ tử tự, hoặc hành vi tìm kiếm sự điều trị khẩn cấp ngay lập tức.
Đáng lưu ý, nếu không được tư vấn hỗ trợ kịp thời, rối loạn lo âu dẫn đến lo lắng, hoặc tồi tệ hơn là dẫn đến bệnh về tinh thần và thể chất khác bao gồm: Trầm cảm; Lạm dụng thuốc; Khó ngủ (mất ngủ); Các vấn đề về tiêu hóa hay đường ruột; Nhức đầu; Nghiến răng (bệnh nghiến răng).
Để chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu, các tiêu chí nêu ra trong hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM). Hướng dẫn này được Hiệp hội Tâm thần Mỹ công bố và được các chuyên gia sức khỏe tâm thần sử dụng. Nếu bác sĩ nghi ngờ lo lắng có thể có một nguyên nhân y tế, họ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu hoặc xét nghiệm khác để tìm dấu hiệu của một vấn đề vật lý.
TS Trần Thị Hồng Thu cũng nhấn mạnh, trong khi hầu hết mọi người mắc chứng rối loạn lo âu cần trị liệu tâm lý hoặc thuốc để có được sự lo lắng dưới sự kiểm soát, tuy nhiên, thay đổi lối sống cũng có thể tạo sự khác biệt.
Đầu tiên, người mắc chứng này cần tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục làm giảm căng thẳng mạnh mẽ, có thể cải thiện tâm trạng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
Người mắc chứng rối loạn lo âu cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh chất béo, thức ăn có đường... tăng cường thức ăn giàu axit béo omega-3 và các vitamin B.
Đặc biệt người mắc chứng này cần tránh uống rượu và thuốc an thần khác, điều này theo TS Hồng Thu "có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng". Do đó, người bệnh cần ngủ đủ giấc, nếu không ngủ, khó ngủ nên gặp bác sĩ.
Để đối phó với chứng rối loạn lo âu, TS Hồng Thu đưa ra một số điều mà người bệnh có thể làm: Tham gia một nhóm hỗ trợ lo lắng, có thể tìm thấy sự thông cảm, sự hiểu biết và kinh nghiệm chia sẻ...
"Đừng tự mình dày vò, dằn vặt, sống trong lo âu sợ hãi, đừng bám víu vào mối quan tâm trong quá khứ...hãy tìm gặp bác sĩ tâm thần để tìm ra những gì đang làm cho bạn lo lắng và giải quyết nó...", TS Hồng Thu khuyến cáo.
"Chuyện ấy" là thần dược cho vấn đề gây phiền toái này Các nhà khoa học Ý khuyên bạn đừng bao giờ bỏ qua "chuyện ấy" trong những giai đoạn bị căng thẳng, nếu không sẽ bị tăng 32% nguy cơ lo lắng, rối loạn lo âu! Nghiên cứu của Đại học Rome Tor Vergata đã (Ý) đã tận dụng chính quãng thời gian căng thẳng do đại dịch Covid-19 để nghiên cứu về tác...