FAO nhấn mạnh tiềm năng của AI và cách mạng kỹ thuật số trong nông nghiệp
Ngày 17/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương Nông LHQ ( FAO), ông Khuất Đông Ngọc (QU Dongyu), nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) và cuộc cách mạng kỹ thuật số chắc chắn sẽ làm thay đổi thế giới cũng như các hệ thống nông sản thực phẩm, qua đó giúp mang lại lợi ích cho mọi người và góp phần giải quyết những thách thức toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, phát biểu tại phiên họp nhằm vạch ra các lộ trình mới cho hợp tác xuyên biên giới do Liên đoàn doanh nghiệp của Nhóm các nền công nghiệp phát triển (G7) tổ chức ở Rome, ông Khuất Đông Ngọc cho rằng AI không chỉ là sự thay đổi công nghệ mà còn thúc đẩy chuyển đổi kinh tế và xã hội rộng rãi. FAO nhận rõ sức mạnh của AI trong việc mang lại lợi ích tiềm năng cho nhiều nhóm dân cư cũng như góp phần cải thiện hiệu quả và tính bền vững.
Ông Khuất Đông Ngọc lưu ý rằng nông nghiệp kỹ thuật số có thể cách mạng hóa cách thức sản xuất, phân phối và tiêu thụ thực phẩm, giúp cải thiện dữ liệu giá cả, giảm thiểu thất thoát và lãng phí thực phẩm, tăng cường an toàn thực phẩm và khuyến khích sử dụng hạt giống, phân bón tốt hơn…
Video đang HOT
Để thúc đẩy những điều này, FAO đang hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác, bao gồm các chính phủ, học viện, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế, qua đó thúc đẩy các chiến lược và hành động toàn diện và đồng bộ.
Tổng Giám đốc FAO cũng nêu bật vai trò trung tâm của dữ liệu trong AI và công nghệ kỹ thuật số, đồng thời lưu ý rằng dữ liệu chất lượng là cần thiết để đào tạo các công cụ đổi mới và đẩy nhanh các hành động như chuyển đổi các hệ thống thực phẩm nông nghiệp. FAO có cơ sở dữ liệu lớn và đây là trọng tâm trong Khung chiến lược 2022-2031 của tổ chức này. Một điểm rút ra từ kinh nghiệm của FAO là hệ sinh thái dữ liệu đòi hỏi sự đầu tư đáng kể và sự hợp tác hiệu quả.
Một lĩnh vực cực kỳ quan trọng khác cho sự hợp tác và hài hòa hóa các phương pháp tiếp cận là lĩnh vực năng lượng. Ông Khuất Đông Ngọc cho rằng sẽ không khử được hoàn toàn khí thải carbon vào năm 2050 nếu không giải quyết được mức tiêu thụ năng lượng trong các hệ thống thực phẩm nông nghiệp.
Liên đoàn doanh nghiệp G7 bao gồm các liên đoàn công nghiệp và kinh doanh chủ chốt của các nước thành viên G7 và Liên minh châu Âu (EU). Mỗi năm, liên đoàn này đều đưa ra các khuyến nghị của mình về các chủ đề ưu tiên được quốc gia Chủ tịch G7 lựa chọn. Năm nay, Italy là Chủ tịch G7. Cuộc họp của liên đoàn năm nay có Phó Thủ tướng Italy Antonio Tajani, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Mathias Cormann và nhiều giám đốc điều hành của các công ty tư nhân quốc tế tham dự.
FAO kêu gọi chung tay xây dựng thế giới 'không còn nạn đói'
Ngày 16/10, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) phát động tuần lễ kỷ niệm Ngày Lương thực thế giới (16/10) năm 2023 - sáng kiến nhằm tăng cường an ninh và tính bền vững của hệ thống lương thực toàn cầu.
Người dân làm mát tại đài phun nước trong ngày nắng nóng ở Băng Cốc, Thái Lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Chủ đề của Ngày Lương thực thế giới năm nay là "Nước là cuộc sống, nước là thức ăn. Không để ai bị bỏ lại phía sau", trong đó nâng cao nhận thức của người dân thế giới về vai trò của nước, trong bối cảnh tình trạng khai hiếm nước sạch đang ảnh hưởng đến 2,4 tỷ người và tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái và biến đổi khí hậu đang gây tác động nghiêm trọng tới 600 triệu người sống phụ thuộc vào thủy sản.
Buổi lễ phát động của FAO có sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, như Tổng thống Italy Sergio Mattarella, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins và Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (LHQ) Cindy McCain.
Nhấn mạnh mối liên hệ giữa nước và lương thực, Tổng giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) khẳng định: "Không có nước thì không có lương thực. Và sẽ không có an ninh lương thực nếu không có an ninh về nguồn nước".
Theo ông Khuất Đông Ngọc, sự gia tăng dân số nhanh chóng, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, phát triển kinh tế và khủng hoảng khí hậu đều gây thiệt hại cho tài nguyên nước trên toàn thế giới, trong khi lũ lụt và hạn hán ngày càng gia tăng đang ảnh hưởng đến hệ thống nông sản toàn cầu. Ông nhấn mạnh: "Cần tăng tốc hành động nếu chúng ta muốn đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của LHQ".
Trong một thông điệp video, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết Ngày Lương thực thế giới năm nay "diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng lương thực đang diễn ra trên toàn cầu và thế giới đang nỗ lực để chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng". Ông nhận định: "Việc quản lý bền vững nguồn nước cho nông nghiệp và sản xuất lương thực là điều cần thiết để chấm dứt nạn đói, đạt được SDG và bảo tồn tài nguyên nước cho các thế hệ tương lai".
Tối cùng ngày, Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF) lần thứ 3 đã được khai mạc tại thủ đô Rome của Italy, trong đó tập trung thảo luận về việc tăng cường quản lý bền vững tài nguyên nước, thúc đẩy chuyển đổi hệ thống nông nghiệp và thực phẩm, cùng xây dựng thế giới "không còn nạn đói".
Diễn đàn năm nay có chủ đề "Chuyển đổi hệ thống thực phẩm nông nghiệp thúc đẩy hành động vì khí hậu", được tổ chức theo hình thức trực tuyến tới ngày 20/10. Trong khuôn khổ WFF 2023 sẽ diễn ra Diễn đàn Thanh niên toàn cầu WFF, Diễn đàn Khoa học và đổi mới của FAO và Diễn đàn Đầu tư chung tay của FAO, quy tụ khoảng 10.000 người tham gia trên toàn thế giới để thảo luận về cách giải quyết các vấn đề cấp bách trong hệ thống nông sản và thúc đẩy hành động vì khí hậu.
FAO được thành lập ngày 16/10/1945, hiện có khoảng 183 nước thành viên. Kể từ năm 1981, ngày 16/10 đã được tổ chức này chọn làm Ngày Lương thực thế giới.
Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia: EU yêu cầu các mạng xã hội ngăn chặn thông tin sai lệch Ngày 16/5, Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu các nền tảng kỹ thuật số lớn nhất thế giới, trong đó có Facebook và TikTok, ngăn chặn mọi thông tin sai lệch xoay quanh video ghi hình vụ Thủ tướng Slovakia Robert Fico bị ám sát. Cảnh sát bắt giữ nghi phạm tấn công Thủ tướng Robert Fico. Ảnh: THX/TTXVN Thủ tướng...