IMF nhận định về kinh tế Nga năm 2024
Ngày 19/4, trả lời phỏng vấn hãng thông tấn TASS, Giám đốc Bộ phận châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF), ông Alfred Kammer cho hay IMF ghi nhận sự tăng trưởng khá mạnh mẽ của nền kinh tế Nga.
Đồng ruble của Nga tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Kammer nói: “Chúng tôi dự báo nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng trong năm nay. Năm 2023 chúng tôi cũng chứng kiến mức tăng trưởng khá mạnh. Điều này là nhờ hoạt động kinh tế tích cực do xuất khẩu dầu vẫn mạnh trong bối cảnh giá cao. Chúng tôi thấy tiêu dùng phục hồi, thị trường lao động ổn định và tiền lương thực tế đang tăng lên”.
Bộ Phát triển Kinh tế Nga cùng tổ chức xã hội “Nước Nga kinh doanh” (https://deloros.ru) vừa hoàn thành một dự luật nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư từ 50 triệu ruble trở lên (khoảng 535.000 USD) sẽ được cấp thị thực nhiều lần, thời hạn 3 năm thay vì 1 năm như hiện nay. Quy định ưu đãi này dành cho nhà đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt (OEZ) và các vùng phát triển vượt trội (TOR) tại Nga.
Dự luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi và dự báo trước cho luồng đầu tư nước ngoài vào Nga. Theo giới chuyên gia, tiềm năng đầu tư vào Nga lớn đến từ châu Á, vùng Trung Đông, Mỹ Latinh. Các ngành triển vọng để đầu tư gồm hóa khí, lọc dầu, nông nghiệp, cơ khí, hạ tầng giao thông.
Trước năm 2022, chủ yếu các nước châu Âu và Mỹ đầu tư vào Nga. Sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine, nguồn đầu tư vào Nga chủ yếu đến từ Trung Quốc và các nước châu Á khác.
Tổng thống Putin đặt mục tiêu Nga vào nhóm 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2030
Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ thị nội các đảm bảo Nga đến năm 2030 sẽ nằm trong nhóm 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới dựa trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo sức mua tương đương.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo tại Moskva ngày 18/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Danh sách các chỉ thị của Tổng thống Putin đã được đăng trên trang web của Điện Kremlin, sau khi ông trình bày Thông điệp liên bang trước Quốc hội vào tháng 2.
Hãng TASS (Nga) ngày 1/4 đưa tin nội các chính phủ Nga sẽ phải báo cáo với người đứng đầu nhà nước về tiến trình thực hiện mục tiêu vào ngày 31/3/2025. Sau đó, họ sẽ thực hiện báo cáo thường niên.
Đặc biệt, Tổng thống Putin còn yêu cầu chính phủ đến năm 2030 tăng giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp sản xuất thêm tối thiểu 40% so với mức 2022. Bên cạnh đó là giảm tỷ lệ của nhập khẩu trong GDP xuống 17% đồng thời tăng cường xuất khẩu phi năng lượng và phi tài nguyên lên tối thiểu 66%. Chỉ thị yêu cầu chính phủ giảm dần số lượng các khu vực có năng lực tài khóa thấp.
Khách hàng mua sắm tại một siêu thị ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào tháng 9/2023, Tổng thống Putin tuyên bố Nga đã hoàn tất giai đoạn phục hồi nền kinh tế. Khi đó, ông Putin đánh giá nền kinh tế Nga vẫn chống chịu được áp lực trừng phạt từ các nước phương Tây.
Hãng Euronews đưa tin, bất chấp các lệnh trừng phạt, Nga vẫn là một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Ngoài ra, mức lương tại Nga đã tăng mạnh trong năm qua, với những người có thu nhập thấp nhất cũng nhận được mức tăng 20%. Nga đã đối trọng được tác động của lạm phát ở mức 7,7% trong tháng 2.
Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat) thông báo tăng trưởng nền kinh tế nước này năm 2023 là 3,6%. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính tăng trưởng kinh tế Nga năm trước vào khoảng 3%. Với bức tranh kinh tế khả quan của Nga trong năm 2023, IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2024 của nước này là 2,6%.
Điện Kremlin thừa nhận bất ngờ trước tăng trưởng kinh tế Nga Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga dự kiến tăng 2,8% trong năm nay bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây. Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết kết quả này thậm chí vượt ngoài kỳ vọng của giới chức Nga. Điện Kremlin ở Moskva, Nga ngày 18/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 4/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố...