Facebook từng có cơ hội, nhưng đã chọn cách tệ nhất
Trước khi vụ lộ dữ liệu của hơn 500 triệu người dùng xảy ra, nhiều nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện và cảnh báo lỗ hổng bảo mật của Facebook.
Trong gần một tuần, thông tin cá nhân của hơn 500 triệu tài khoản Facebook bị lan truyền công khai trên Internet. Phải mất nhiều ngày sau, mạng xã hội lớn nhất thế giới mới thừa nhận sai lầm của mình, đồng thời thông báo đã khắc phục lỗ hổng bảo mật từ năm 2019.
Thế nhưng, theo các nhà nghiên cứu, nền tảng này đã biết về những lỗ hổng bảo mật từ nhiều năm trước và đáng lẽ cần nỗ lực hơn để ngăn chặn nó.
Lỗ hổng đến từ chính tính năng
Nhập liên hệ là một tính năng giúp người dùng tìm kiếm bạn bè thông qua địa chỉ liên lạc (email, số điện thoại). Không riêng gì Facebook, nhiều mạng xã hội và ứng dụng liên lạc cũng tích hợp tính năng này. Theo Wired , đây là cách các nền tảng nâng cao tính xã hội, lôi kéo thêm người dùng.
“Tôi tin chắc rằng các công ty khác đang lo lắng đến đổ mồ hôi”, Inti De Ceukelaire, nhà nghiên cứu bảo mật người Bỉ. Vào năm 2017, Ceukelaire đã báo cáo một lỗ hổng trong tính năng nhập liên hệ của Facebook.
Facebook đã có cơ hội khắc phục sớm lỗ hổng bảo mật.
Năm 2012, mạng xã hội này từng làm lộ số điện thoại và email người dùng thông qua công cụ “Tải xuống thông tin của bạn”. Sau đó, một nhà nghiên cứu đã phản ánh tình trạng này cho Facebook vào năm 2013. Vào năm 2018, Văn phòng Cao ủy Quyền riêng tư Canada và Văn phòng Cao ủy Bảo vệ Dữ liệu Ireland chính thức tham gia điều tra vụ việc.
“Trước khi vụ lộ dữ liệu xảy ra, chúng tôi nhận thấy Facebook không có các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng và đối tượng không phải người dùng”, cuộc điều tra tuyên bố.
Ceukelaire và các nhà nghiên cứu khác đã cảnh báo Facebook về những vấn đề tương tự.
Đối với lỗ hổng gần đây, hacker nắm trong tay số điện thoại của người dùng đến từ hơn 100 quốc gia. Chỉ cần nhập dữ liệu này lên công cụ truy xuất thông tin, hacker có thể dễ dàng thu thập được Facebook ID cũng như các dữ liệu khác mà người dùng đăng trên trang cá nhân.
“Tôi phát hiện ra rằng việc tiết lộ số điện thoại riêng tư trên Facebook tương đối đơn giản, ngay cả khi đó là số của giới nổi tiếng hay chính trị gia. Dù kỹ thuật này chỉ phát huy tác dụng tại một quốc gia nhỏ như Bỉ, nhiều người dùng vẫn có khả năng trở thành nạn nhân của một vụ rò rỉ thông tin riêng tư”, Ceukelaire viết đầu năm 2017.
Tuy phương pháp lấy thông tin người dùng của Ceukelaire vẫn còn thủ công và hạn chế, song nó vẫn đem lại hiệu quả. Anh đã gửi các phát hiện của mình cho chương trình săn lỗi lấy tiền thưởng của Facebook. Mặc dù vậy, chia sẻ với Wired , Ceukelaire cho biết công ty nay từ chối thưởng tiền do những vấn đề anh đưa ra chưa đáp ứng đủ điều kiện.
Ceukelaire đã nêu 2 điểm quan trọng. Thứ nhất, những kẻ tấn công có thể vạch ra nhiều kế hoạch tấn công vào tính năng nhập liên hệ. Thời điểm đó, Facebook cho biết công ty có thể sửa giới hạn nhập liên hệ của người dùng, dẫu vậy Facebook vẫn từ chối coi vấn đề này là lỗ hổng bảo mật.
Thứ 2, các thiết lập kiểm soát quyền riêng tư trên Facebook có thể khiến người gặp nhiều bối rối. Mạng xã hội này cho phép người dùng ẩn số điện thoại và địa chỉ email ở chế độ xem “Chỉ tôi”. Tuy nhiên, nếu người dùng thiết lập quyền “Ai có thể tra cứu tôi” thành chế độ “Mọi người”, hacker vẫn có thể đoán được số điện thoại của bạn, từ đó tra cứu thêm nhiều thông tin khác.
Video đang HOT
Vào thời điểm Ceukelaire nghiên cứu, Facebook thậm chí không cung cấp chế độ “Chỉ tôi” trong quyền “Ai có thể tra cứu tôi”. Mãi đến tháng 5/2019, tính năng này mới được bổ sung và cập nhật.
Cho đến nay, Facebook vẫn chưa thể giải thích cơ chế tạo kho dữ liệu người dùng khổng lồ của hacker.
Facebook xem nhẹ các cảnh báo bảo mật?
Tháng 8/2019, nhà nghiên cứu bảo mật có nickname @ZHacker13 báo cáo lỗi liên quan đến tính năng nhập liên hệ của Instagram. Thông qua một cuộc tấn công liệt kê số điện thoại tự động và hiệu quả, hacker dễ dàng kéo dữ liệu người dùng về tay.
Ban đầu, Facebook cho rằng lỗ hổng mà @ZHacker13 tìm ra có rủi ro cực kỳ thấp. Cuối cùng, vào cuối tháng 9/2019, Facebook tuyên bố nhóm bảo mật của họ “đã biết về vấn đề này qua một nghiên cứu nội bộ”. Năm 2019, Forbes quyết định công bố câu chuyện của @ZHacker13.
Dữ liệu của người dùng Facebook lan truyền công khai trên các diễn đàn hacker.
“Lúc đầu, Facebook từ chối công nhận bản báo cáo, ngay cả khi tôi cung cấp cho họ đầy đủ bằng chứng. Sau khi tôi nói chuyện với Forbes , Facebook mới nhận ra sai lầm. Công ty đã khắc phục sự cố và trả cho tôi một khoản tiền thưởng nhỏ là 4.000 USD”, @ZHacker13 chia sẻ với Wired.
“Lỗ hổng này cho phép một số người dùng mô phỏng tính năng của Instagram và thu thập thông tin số điện thoại của người dùng khác”, Facebook thừa nhận cảnh báo của @ZHacker13.
“Chúng tôi đã thay đổi và ngăn chặn kẻ xấu sử dụng phần mềm mô phỏng ứng dụng của chúng tôi để tra cứu, thu thập số điện thoại người dùng”, Facebook đưa ra quan điểm tương tự trong thông báo xác nhận vụ lộ hơn 500 triệu dữ liệu người dùng.
Theo Wired , Facebook liên tục “xem nhẹ” vụ việc này. Công ty nhấn mạnh rằng việc ngăn chặn sự can thiệp của các hacker là trò chơi “mèo vờn chuột vô tận”. Facebook cũng lập luận rằng dữ liệu bị rò rỉ không nhạy cảm như thông tin sức khỏe hoặc tài chính. Bên cạnh đó, nền tảng phủ nhận khả năng hệ thống của công ty bị hack.
Tuy nhiên, bằng cách miễn cưỡng trao tiền thưởng cho các phát hiện lỗ hổng bảo mật trên Instagram, Facebook đã công khai thừa nhận tính năng của nền tảng có vấn đề.
Ngoài ra, vẫn còn một số điểm chưa rõ ràng trong các thông báo của Facebook. Công ty cho biết vụ lộ thông tin diễn ra trước tháng 9/2019 nhưng không thể nêu chi tiết thời điểm xảy ra, ảnh hưởng liên quan hay thời điểm nhận biết được vụ việc.
Qua quá trình phân tích tập dữ liệu, Wired cho rằng những thông tin này được thu thập ít nhất từ năm 2018 và không muộn quá tháng 6/2019.
Đặc biệt, việc Facebook đưa ra những phát ngôn cẩn trọng phản ánh nỗi lo bị cơ quan quản lý Mỹ điều tra, điển hình như Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC). Từ năm 2011, Facebook ký thỏa thuận với FTC, theo đó, thỏa thuận này yêu cầu công ty tiết lộ các phát hiện cho cơ quan quản lý Mỹ.
Bạn nên ngừng sử dụng Google Chrome trên iPhone
Công nghệ theo dõi quảng cáo mới của Google, FLoC, tưởng chừng có thể cải thiện tình trạng người dùng bị theo dõi. Thế nhưng quyền riêng tư của chúng ta vẫn bị ảnh hưởng.
Theo Business Insider, công ty truy vấn dữ liệu Internet, DuckDuckGo mới đây đã lên tiếng chỉ trích phương pháp theo dõi quảng cáo mới trên trình duyệt Chrome. Họ cho rằng những chính sách mới của Google có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng.
"Hộp cát" bảo mật (Privacy Sandbox), là một mục tiêu của Google nhằm biến Internet thành một môi trường vừa mở, vừa riêng tư.
Chính sách mới cụ thể như sau. Trước đây, khi một bên thứ 3 muốn thu thập dữ liệu người dùng, họ phải đặt cookie vào một trang web bất kỳ. Tuy nhiên hiện tại, Google đã chặn việc cài cookie này. Thay vào đó, trình duyệt Chrome sẽ trực tiếp theo dõi hoạt động trên Internet của khách hàng. Google gọi đây là công nghệ FLoC (Federated Learning of Cohorts).
FLoC sẽ thu thập lịch sử duyệt web của bạn dựa trên địa chỉ IP và phân loại chúng thành các nhóm đặc thù. Sau đó, các bên thứ 3 có thể truy cập vào những nhóm IP này mà không cần phải theo dõi người dùng như trước đây.
Google xem FLoC như một công nghệ mở đầu để đạt được mục tiêu Privacy Sandbox.
Đây tưởng chừng là cách làm hữu hiệu giúp người dùng hạn chế bị các công ty quảng cáo theo dõi. Tuy nhiên, do FLoC nằm trong chính trình duyệt Chrome, các chuyên gia bảo mật lo ngại kẻ xấu có thể dựa vào địa chỉ IP để liên kết với ID ẩn danh của bạn trên Chrome và truy vết thêm nhiều dữ liệu cá nhân. Những thông tin có thể liên quan đến các trang web hẹn hò, dịch vụ cá nhân và nhiều hơn thế.
Mặc dù FLoC chỉ theo dõi hoạt động trực tuyến trong một tuần và reset lại toàn bộ thông tin, bạn sẽ không muốn bị soi mói theo cách này. DuckDuckGo nhận định việc sử dụng web từ nay sẽ giống như "bước vào một cửa hàng nơi họ đã biết tất cả về bạn".
FLoC là giải pháp hay khó khăn mới của người dùng?
Theo EFF (Electronic Frontier Foundation), quỹ bảo vệ quyền tự do dân sự trên Internet tại Mỹ, nếu một ai đó muốn theo dõi bạn, họ chỉ cần tiếp cận với nhóm FLoC và phân biệt bạn giữa vài nghìn địa chỉ IP khác, thay vì vài trăm triệu như trước.
"Việc người dùng bị theo dấu nổi tiếng là khó ngăn chặn. Các trình duyệt như Safari và Tor đã hy sinh hàng loạt tính năng lớn để giảm thiểu điều này. FLoC có thể là một rủi ro mới. Google không nên tạo ra nó khi họ chưa tìm được cách giải quyết những khó khăn hiện tại", EFF cảnh báo.
Giải pháp mới của Google sẽ mang lại hiệu quả hay hậu quả?
Trả lời cho những ý kiến trên, Google khẳng định để FLoC thu thập dữ liệu sẽ tốt hơn việc người dùng bị theo dõi trên những trang web riêng lẻ.
"FLoC thu thấp ít dữ liệu hơn đáng kể so với cookie của bên thứ 3. Nó vốn được thiết kế để ngăn các trang web can thiệp vào hoạt động duyệt web của người dùng", Google cho biết. Ông lớn này tin rằng FLoC là bước đầu tiên và quan trọng đối với mục tiêu tạo ra một môi trường Internet vừa mở, vừa riêng tư.
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa nắm rõ dữ liệu của mình đang được sử dụng cho những mục đích gì. Vào tháng 6/2020, Google từng đối mặt với vụ kiện người dùng bị thu thập thông tin khi đang lướt web ẩn danh. Ông lớn này sau đó đã khẳng định sẽ loại bỏ cookie của bên thứ 3 để các nhà quảng cáo không thể theo dõi khách hàng của họ. Công nghệ FLoC cũng từ đây mà ra đời. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết nhiều về nó.
"Đừng thả cáo vào chuồng gà"
Theo Forbes, năm 2022 có thể là thời điểm Google thay thế hoàn toàn cookie bên thứ 3 bằng FLoC. Điều này khiến ngành quảng cáo gặp nhiều khó khăn do quyền kiểm soát thông tin lúc này nằm hầu hết trong tay Google.
Forbes cho biết trình duyệt Chrome thu thập dữ liệu nhiều hơn Safari, Edge và Firefox. Chrome còn là trình duyệt duy nhất trong 4 cái tên kể trên sẵn sàng thu thập những dữ liệu không liên quan đến danh tính người dùng. Đó là mô hình kinh doanh của họ.
Theo các chuyên gia an ninh, FLoC có thể là mối nguy âm thầm mà người dùng chưa thể lường trước.
Đây là một mối quan tâm đối với Apple. Từ lâu, công ty này đã xem bảo mật quyền riêng tư như một tôn chỉ kinh doanh. Do đó, Táo khuyết đã ở một bên cuộc chiến khi họ đưa ra các chính siết chặt việc thu thập dữ liệu của các nhà phát triển. Nếu bạn đang sử dụng hệ sinh thái Apple, bạn sẽ nhận ra chúng được tích hợp công nghệ chống theo dõi để gia tăng bảo mật.
"Mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu Apple nỗ lực xây dựng một 'khu vườn có tường bao quanh' để bảo vệ thông tin của bạn nhưng bạn lại cài đặt Chrome vào iPhone hoặc Mac của mình. Nói cách khác, đừng để cáo vào chuồng gà", DuckDuckGo chia sẻ.
Chiếc "bánh ngọt" của Google
Khi nói đến việc thu thập dữ liệu người dùng, Google và Facebook là 2 đại diện tiêu biểu. Cả 2 gã khổng lồ công nghệ đã đạt được doanh thu lớn từ quảng cáo. Con số 100 tỷ USD cho thấy đây là lĩnh vực quan trọng của Google.
Ian Thornton-Trump, Giám đốc an toàn thông tin tại Cyjax, công ty chuyên về các giải pháp an ninh mạng cho doanh nghiệp, nhận định Google không thể trở thành công ty trị giá hàng tỷ USD mà không thu thập dữ liệu.
Cookie bên thứ 3 liệu sẽ bị khai tử khi FLoC thử nghiệm thành công?
"Google không quan tâm đến quyền riêng tư của người dùng. Họ muốn bảo vệ mô hình kinh doanh giám sát của họ. Nếu họ thực sự quan tâm đến quyền riêng tư, họ sẽ ngừng theo dõi hàng tỷ người dùng", ông cho biết thêm.
CEO Google, Sundar Pichai, từng khẳng định công ty sẽ không khai thác dữ liệu người dùng tại các ứng dụng như Gmail, Drive và Ảnh cho mục đích quảng cáo. Tuy nhiên, trong số những cái tên được nêu không có trình duyệt Chrome. Do đó, người dùng cần lưu tâm đến vai trò chủ chốt của trình duyệt này.
"Nếu người dùng đã chọn chặn cookie của bên thứ 3, họ sẽ không bị đưa vào bản thử nghiệm. Trong tháng 4, chúng tôi sẽ cho người dùng quyền bật tắt tính năng FLoC và các đề xuất quyền riêng tư khác", Google khẳng định.
iOS 14.5 dự báo xấu cho Facebook và ngành quảng cáo Tỷ lệ khảo sát được đưa ra khi Apple chuẩn bị cập nhật App Tracking Transparency, một trong những tính năng quan trọng của iOS 14.5. Dựa trên phân tích của hãng nghiên cứu AppsFlyer với 300 ứng dụng được cài trên 2.000 chiếc iPhone, trung bình 32% người đồng ý cho phép ứng dụng thu thập dữ liệu, đồng nghĩa 68% còn...