Facebook trả 4,9 tỷ USD để bao che cho Mark Zuckerberg
Một nhóm cổ đông không hài lòng về quyết định này của hội đồng quản trị và quyết định khởi kiện.
Vào tháng 7/2019, Facebook đã bị Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) phạt 5 tỷ USD vì rắc rối lộ dữ liệu người dùng trong vụ Cambridge Analytica. Tuy nhiên, một nhóm cổ đông vừa kiện công ty, cho rằng khoản phạt này đúng ra chỉ là 106 triệu USD.
Theo đơn kiện, Facebook đã chấp nhận bị phạt thêm 4,9 tỷ USD để bao che cho Mark Zuckerberg và Giám đốc Vận hành Sheryl Sandberg khỏi các cáo buộc trực tiếp về vấn đề rò rỉ thông tin người dùng.
Mark Zuckerberg phải điều trần sau rắc rối Cambridge Analytica.
Video đang HOT
Đơn kiện được gửi đi từ tháng 8, nhưng vừa được công bố ngày 21/9. Trong vụ kiện tại Tòa án bang Delaware, 2 nhóm cổ đông tiết lộ một số thảo luận nội bộ của Facebook về việc ban quản trị đồng ý chi 4,9 tỷ USD nhằm bảo vệ cho Zuckerberg (đồng sáng lập kiêm CEO) và bà Sheryl Sandberg.
“Zuckerberg, Sandberg và một số thành viên của ban quản trị đã đồng ý một vụ dàn xếp tỷ USD để tránh việc Zuckerberg bị nêu tên trong bản cáo trạng từ FTC, điều có thể khiến Mark bị cáo buộc cá nhân hoặc phế truất khỏi vị trí hiện tại”, Politico trích một bản cáo trạng.
FTC đã điều tra Facebook từ năm 2018 sau vụ việc rò rỉ thông tin của hơn 87 triệu người dùng cho công ty môi giới dữ liệu Cambridge Analytica. FTC muốn biết xem liệu công ty này có vi phạm các điều khoản bảo mật thông tin người dùng của chính phủ Mỹ hay không.
Theo đơn kiện vừa được tiết lộ, FTC đã liệt kê cả công ty Facebook lẫn cá nhân Mark Zuckerberg là bị cáo trong bản cáo trạng ban đầu năm 2019. Các luật sư Facebook tính toán công ty này sẽ chỉ bị phạt khoảng 106 triệu USD theo các quy định. Tuy nhiên, Facebook đã chấp nhận trả gần 5 tỷ USD để giúp Zuckerberg và Sandberg không bị nêu tên.
“Ban quản trị chưa bao giờ thật sự cân nhắc đến quyền lực tuyệt đối của Zuckerberg. Thay vào đó, họ để anh ta mặc sức hành động và còn chi hàng tỷ USD tiền công ty để bao che cho các sai lầm đó”, các cổ đông chia sẻ trong bản cáo trạng.
Facebook và FTC vẫn chưa có phát ngôn chính thức về vụ việc.
Mark Zuckerberg từng từ chối bán Facebook cho Yahoo vì 'chẳng biết làm gì với 1 tỷ USD'
Khi Yahoo đề nghị mua Facebook với giá 1 tỷ USD năm 2006, nhà sáng lập Mark Zuckerberg nói ông không biết sẽ làm gì với số tiền này, có thể sẽ lại xây dựng một Facebook khác.
Yahoo từng đề nghị mua Facebook năm 2006 với giá 1 tỷ USD. Theo cuốn sách mới xuất bản về Facebook mang tên "An Ugly Truth" (Một sự thật xấu xí), hai tác giả Sheera Frenkel và Cecillia Kang viết Ban quản trị và các cố vấn Facebook nói ông Zuckerberg có thể ra đi với nửa tỷ USD và làm bất kỳ điều gì mình muốn.
Tuy nhiên, một tháng sau, ông trả lời thành viên Ban quản trị Peter Thiel và nhà đầu tư mạo hiểm Jim Breyer rằng mình không biết sẽ làm gì với số tiền ấy. Nếu chấp nhận, ông có thể lại xây dựng một nền tảng mạng xã hội khác tương tự Facebook.
Trên hết, lý do khiến ông từ chối Yahoo là tự tin Facebook có thể lớn mạnh hơn nữa.
Theo CNN, hai tác giả "An Ugly Truth" đã thực hiện hơn 1.000 giờ phỏng vấn với các lãnh đạo, nhân viên cũ và mới, các cố vấn... của Facebook.
Từ năm 2004 tới 2007, nhiều công ty ngỏ ý muốn mua lại Facebook, chẳng hạn Friendster, Google, Viacom, MySpace, News Corp. Tuy nhiên, lời đề nghị của Yahoo năm 2006 là béo bở nhất. Theo cuốn sách, nhân viên Facebook nói với ông chủ nên đồng ý bán mình cho Yahoo.
Sau khi ông Zuckerberg từ chối, toàn bộ nhóm quản lý đã nghỉ việc để phản đối. "Điều đau lòng không phải là bác bỏ đề nghị mà là phần lớn công ty bỏ đi vì họ không tin vào những gì chúng tôi đang làm", người sáng lập Facebook đã nói như vậy, vẫn theo cuốn "An Ugly Truth".
Thực tế cho thấy ông chủ Facebook đã đúng. Từ một startup nhỏ bé, Facebook đã trở thành nền tảng mạng xã hội lớn nhất hành tinh với giá trị thị trường gần 1.000 tỷ USD, trong khi Yahoo từ một gã khổng lồ Internet đã bị Verizon "bán tháo" cho một công ty tư nhân với giá vỏn vẹn 5 tỷ USD.
Facebook chi 13 tỷ USD cho bảo mật Facebook cho biết đã chi hơn 13 tỷ USD cho các biện pháp an toàn và bảo mật kể từ năm 2016. "Trước đây, trong quá trình phát triển sản phẩm, chúng tôi không thể giải quyết các thách thức về an toàn và bảo mật đủ sớm", Facebook viết trên blog. "Nhưng về cơ bản chúng tôi đã thay đổi cách tiếp...