Facebook tăng cường chống tin giả cho cuộc bầu cử lớn nhất thế giới
Facebook đã thiết lập năm quan hệ đối tác mới ở Ấn Độ để mở rộng chương trình kiểm tra thực tế (fact-checking) trước cuộc tổng tuyển cử của nước này vào tháng 5.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)
Gã khổng lồ công nghệ tuyên bố đã hợp tác với India Today Group, Vishvas.news, Factly, Newsmobile và Fact Crescendo. Tất cả đều được chứng nhận thông qua mạng lưới kiểm tra thực tế quốc tế. Các đối tác sẽ xem xét các tin tức được đăng trên Facebook để biết sự thật và đánh giá độ chính xác của chúng. Các bài viết được đánh giá là sai dự kiến sẽ giảm tỷ lệ phát tán xuống khoảng 80%.
Facebook cũng tuyên bố rằng các quan hệ đối tác mới sẽ mở rộng khả năng kiểm tra thực tế sang ba ngôn ngữ mới, cho phép họ theo dõi tin tức bằng tiếng Anh, tiếng Hindi, tiếng Bengali, tiếng Telugu, tiếng Malayalam và tiếng Marathi.
Những bài viết, tin tức được gắn cờ là sai sẽ được chuyển xuống cuối Nguồn cấp tin tức (News Feeds) của người dùng, điều mà Facebook cho biết sẽ làm giảm đáng kể việc phát tán các tin tức này. Các trang và trang web liên tục chia sẻ tin tức sai lệch sẽ có khả năng loại bỏ quảng cáo và kiếm tiền.
Video đang HOT
“Chúng tôi cam kết chống lại sự lan truyền của tin tức giả trên Facebook, đặc biệt là trước mùa chiến dịch Tổng tuyển cử 2019. Và một cách để làm điều đó là tăng cường hợp tác với các công cụ kiểm tra thực tế của bên thứ ba,” Manish Khanduri, người đứng đầu đối tác tin tức của Facebook tại Ấn Độ cho biết.
Các đối tác kiểm tra thực tế sẽ có thể viết các bài báo cung cấp cho người dùng nhiều thông tin hơn về các bài đăng riêng lẻ, sẽ xuất hiện bên dưới các bài viết, tin tức sai lệch trong nguồn cấp tin tức. Facebook cho biết họ sẽ bổ sung điều này bằng cách thông báo cho người dùng khi họ chia sẻ tin tức sai lệch.
Theo The Guardian, cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ năm 2019 được cho là cuộc bầu cử lớn nhất thế giới. Ước tính 850 triệu người sẽ đi bỏ bỏ phiếu.
Thời gian qua, Facebook đã bị chỉ trích gay gắt ở Ấn Độ khi dịch vụ nhắn tin Whatsapp bị lợi dụng để phát tán các tin đồn thất thiệt, tin giả gây ra các vụ việc bất ổn trong dư luận quốc gia đông dân thứ hai thế giới./.
Theo viet nam plus
Facebook xóa hàng trăm tài khoản loan tin giả tại Indonesia
Facebook đã xóa bỏ khoảng 800 tài khoản Facebook, 207 fanpage, 446 nhóm Facebook và 208 tài khoản Instagram liên quan tới Saracen - một tổ chức bị cáo buộc cố ý phát tán các thông tin sai lệch.
(Nguồn: techcrunch.com)
Facebook ngày 1/2 thông báo đã "xóa sổ" hàng trăm tài khoản và trang cộng đồng (fanpage) liên quan tới Saracen, một tổ chức Indonesia bị cáo buộc tuyên truyền các thông điệp thù địch và tin tức giả.
Tuyên bố của Giám đốc phụ trách chính sách an ninh mạng của Facebook, ông Nathaniel Gleicher, cho biết nhóm Saracen đã có các hành vi "lạm dụng nền tảng Facebook" thông qua việc điều hành một mạng lưới các tài khoản ảo chuyên phát tán thông tin sai lệch.
Cụ thể, Facebook đã xóa bỏ khoảng 800 tài khoản Facebook, 207 fanpage, 446 nhóm Facebook và 208 tài khoản Instagram liên quan tới Saracen.
Saracen trở thành một cái tên gây chú ý tại Indonesia từ 2 năm trước sau khi cảnh sát nước này cáo buộc Saracen cố ý phát tán các nội dung sai lệch thông qua các mạng xã hội.
Ít nhất một thành viên của tổ chức này đã bị bắt giam sau cuộc điều tra diện rộng của cảnh sát Indonesia.
Vài tuần trở lại đây, Facebook liên tục công bố các chiến dịch rầm rộ nhằm chống nạn tin giả trên mạng xã hội này.
Ngày 31/1, Facebook tuyên bố sẽ cấm các quảng cáo chứa nội dung chính trị trên nền tảng của mạng xã hội lớn nhất thế giới này tại Thái Lan trong thời gian diễn ra cuộc tổng tuyển cử tại "xứ Chùa vàng" dự kiến diễn ra vào tháng Ba tới.
Trước đó, ngày 29/1, Liên minh châu Âu (EU) cũng hối thúc Facebook đẩy mạnh cuộc chiến chống các chiến dịch gieo rắc thông tin giả, vào thời điểm EU đang bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bầu cử nghị viện, dự kiến diễn ra trong các ngày từ 23-26/5 tới./.
Theo viet nam plus
Nhật Bản sẽ hack điện thoại để bảo vệ người dân trước tin tặc Theo Tech Radar, Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt một đạo luật cho phép các chuyên gia chính phủ bẻ khóa, truy cập (hack) vào các thiết bị thông minh không bảo mật. Ảnh minh họa. (Nguồn: Mashable) Một vụ xâm nhập sẽ được thực hiện bởi Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Quốc gia (NICT) dưới sự giám sát...