Facebook ‘đọc’ được những gì bạn viết
Đầu tháng 7, Anne Borden King chia sẻ lên Facebook việc cô bị ung thư vú. Từ đó, Anma liên tục nhận quảng cáo về các dịch vụ chữa trị ung thư.
“Quảng cáo xuất hiện trên dòng thời gian của tôi bất kể khi nào. Chúng đề xuất mọi thứ, từ hạt thì là ngăn ngừa ung thư đến những loại thuốc đặc trị. Một số còn gợi ý các phòng khám sang trọng để khám và điều trị, thậm chí có cả ‘liệu pháp không độc hại’ trên bãi biển Mexico”, Anna kể lại.
Người dùng cần cân nhắc khi đăng tải thông tin quan trọng lên Facebook. Ảnh: Pinterest.
Là một chuyên gia của tổ chức giám sát khoa học Bad Science Watch và đồng sáng lập Chiến dịch Chống sự tự kỷ giả mạo (CAPAC), Anna dễ dàng nhận ra đa phần quảng cáo này không có giá trị. Thậm chí, một số còn phản khoa học.
“Khi quảng cáo về ung thư xuất hiện trên dòng thời gian, tôi biết rằng mình đã bị Facebook ‘gắn thẻ’ vào danh mục những người bị ung thư hoặc quan tâm đến ung thư và tìm cách tiếp cận quảng cáo”, cô nói. “Có lẽ, thuật toán của Facebook đã ghi lại mọi thao tác của người dùng, tạo hồ sơ riêng, rồi dùng nó để quảng cáo hướng đối tượng”.
Anna sau đó giả làm nhà quảng cáo, đăng ký hợp tác với Facebook. Tức là, cô đang đứng với tư cách là một khách hàng của mạng xã hội này thay vì một người dùng thông thường. “Những gì bạn thấy là một hệ thống tuyệt vời. Nó tự động hoàn toàn, từ khâu tạo đối tượng, tùy chỉnh, đến gửi thông điệp quảng cáo”, cô nói. “Khi thực hiện, hệ thống của Facebook còn đưa ra các ý tưởng về người dùng cần tiếp cận mà bạn thậm chí chưa từng nghĩ đến”.
Chẳng hạn, sau khi Anna đăng bài viết về bệnh của mình, đã có đề xuất quảng cáo hạt thì là chữa ung thư vú. Để quảng bá được nội dung này, người triển khai quảng cáo trên Facebook có thể đã được gợi ý rằng: Có muốn đưa tệp người dùng gần đây bị chẩn đoán mắc ung thư vú, hoặc những người bị ung thư vú muốn điều trị bằng liệu pháp an toàn vào đối tượng tùy chỉnh hay không.
“Mối quan tâm của nhà quảng cáo là ai sẽ dùng dịch vụ của họ. Còn mối quan tâm của Facebook là làm thế nào để đối tác đổ nhiều tiền vào quảng cáo trên nền tảng này. Đây là kịch bản đôi bên cùng có lợi”, Anna giải thích.
Video đang HOT
Bộ máy quảng cáo của Facebook hoàn hảo. Tuy nhiên, nó chỉ quan tâm đến mối tương quan giữa yêu cầu của nhà quảng cáo và thu thập hồ sơ người dùng mà không biết và cũng không kiểm soát nội dung bên trong.
Vấn đề này đã được chứng minh thông qua thử nghiệm của một nhóm gồm các phóng viên, nhà nghiên cứu từ tổ chức ProPublica. Tháng 9/2017, nhóm này đã thử nghiệm xem công cụ quảng cáo của Facebook có giúp họ quảng bá sản phẩm tới những người chống Do Thái hay không. Đây chính là một trong những nội dung bị cấm quảng cáo trên Facebook do thuộc “hành vi phân biệt đối xử”.
Nhóm nghiên cứu thấy rằng, tại những thời điểm nhất định, hệ thống của Facebook đã tập hợp các yêu cầu đề ra với các yếu tố ít liên quan nhất, như “lịch sử về người Do Thái”, “các yếu tố chinh phục người Do Thái”, “những thứ người Do Thái ghét”… Kết quả, công cụ quảng cáo này đã tập hợp được 108.000 khách hàng tiềm năng. Điều đáng ngạc nhiên hơn là toàn bộ quá trình này chỉ mất phí 30 USD.
ProPublic sau đó đã liên hệ với Facebook. Nền tảng này cho biết đã xóa các quảng cáo hướng đến người chống Do Thái, đồng thời hứa sẽ khắc phục vấn đề. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng sẽ còn những hạng mục khác nghiêm trọng hơn mà mạng xã hội lớn nhất thế giới chưa thể giải quyết.
“Facebook rõ ràng không điều hành trực tiếp nội dung họ đang làm. Nhưng các kỹ sư phần mềm của họ đã tạo được một cỗ máy hoàn hảo để nhà quảng cáo tiếp cận được những người có nhu cầu”, một chuyên gia thuộc ProPublica nhận xét. “Các nhà quảng cáo thích Facebook bởi nó mang lại cho họ cảm giác tiếp cận được đúng người với chi phí rẻ, thay vì chi tiền cho các biển quảng cáo khổng lồ ngoài đường hay trên truyền hình”.
Các công ty sẽ vẫn chi tiền cho quảng cáo trên Facebook bởi hiệu quả của nó. Thuật toán thu thập dữ liệu từ người dùng của Facebook ngày càng được cải tiến để có thể lấy được những thông tin dù là nhỏ nhất. Do đó, “người dùng cần hiểu rằng, mọi thứ họ đăng trên Facebook hay các mạng xã hội tương tự đều bị thu thập. Do vậy, cần chuẩn bị trước những hậu quả mà họ có thể phải chịu trong tương lai khi chia sẻ vấn đề cá nhân”, ProPublica khuyến cáo.
Facebook chia sẻ 10 cách nhận biết tin giả trong đại dịch virus corona
10 bí kíp sau của Facebook sẽ giúp người dùng có những kỹ năng căn bản để nhận biết các tin tức giả được chia sẻ trên mạng xã hội.
Dịch Covid-19 đã và đang lan rộng trên khắp thế giới và thông tin sai lệch về nó cũng lan rộng tương tự. Dù nhiều ông lớn mạng xã hội như Facebook, Twitter và Google cho biết đã nỗ lực xóa những tin giả về virus corona khỏi nền tảng của mình, nhưng hàng loạt các bài viết, ảnh và video đưa thông tin sai lệch về dịch bệnh vẫn xuất hiện hàng loạt.
Trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý, mỗi thông tin về dịch bệnh đều được dư luận quan tâm và dễ bị kẻ gian lợi dụng.
Nhằm kêu gọi người dùng có thể chung tay đẩy lùi 'đại dịch Fake News', Facebook đã chia sẻ 10 bí kíp để mọi người có thể phát hiện tin tức sai lệch, tin giả một cách dễ dàng:
1. Xem xét kỹ các tiêu đề: Những thông tin sai sự thật thường có tiêu đề hấp dẫn. Đặc biệt, nếu những thông tin trong tiêu đề nghe có vẻ khó tin hoặc gây sốc thì nhiều khả năng đó chính là tin giả.
2. Hãy chú ý tới các đường dẫn/liên kết: Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo về tin giả khi bạn phát hiện đường dẫn tới trang web giả mạo hoặc trông gần giống với địa chỉ/đường dẫn của một trang web chính thống. Thực tế, nhiều trang tin giả tạo nên một liên kết gần giống với nguồn tin gốc, chỉ khác biệt ở một số thay đổi nhỏ nhằm "giả dạng" hoặc mô phỏng lại nguồn tin gốc đó. Bạn có thể truy cập vào trang web và đưa ra so sánh với các nguồn tin cậy được xác nhận.
3. Tìm hiểu kỹ lưỡng nguồn thông tin: Hãy đảm bảo rằng câu chuyện đến từ một nguồn chính xác, tin cậy mà bạn đã được biết đến hoặc xác thực về danh tiếng. Nếu đó là một tổ chức xa lạ, hãy tìm đọc và kiểm tra kỹ lưỡng phần "Giới thiệu" để có cái nhìn rõ ràng về thông tin mà nguồn đó đưa ra.
10 bí kíp của Facebook sẽ giúp người dùng có những kỹ năng căn bản để nhận biết các tin tức giả được chia sẻ trên mạng xã hội.
4. Cảnh giác với định dạng bất thường: Nhiều trang lan truyền tin tức sai cũng sẽ mắc những lỗi về định dạng ví dụ như lỗi chính tả hoặc bố cục trang lộn xộn. Cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin liên quan nếu bạn bắt gặp dấu hiệu kể trên.
5. Cân nhắc về hình ảnh: Những câu chuyện đưa tin sai lệch thường chứa hình ảnh hoặc video bị chỉnh sửa. Đôi khi bức ảnh được xác thực nhưng người đăng tải thông tin đưa nó ra khỏi bối cảnh gốc, dẫn đến việc gây nhầm lẫn cho người xem. Để đối phó với tình trạng này, bạn có thể sử dụng tính năng tìm kiếm ảnh, xác minh nguồn ảnh gốc cũng như hiểu bối cảnh một cách chính xác.
6. Kiểm tra ngày tháng: Những câu chuyện đưa thông tin sai lệch có thể chứa các mốc thời gian không có ý nghĩa hoặc ngày sự kiện đã bị thay đổi.
7. Rà soát bằng chứng: Kiểm tra nguồn của tác giả để xác nhận rằng chúng là chính xác. Việc thiếu bằng chứng xác thực hoặc chỉ đưa ra thông tin từ các chuyên gia không rõ tên họ là một dấu hiệu nhận biết tin giả.
Theo Facebook, nếu những thông tin trong tiêu đề nghe có vẻ khó tin hoặc gây sốc thì nhiều khả năng đó chính là tin giả.
8. Đối chiếu với các báo cáo khác: Nếu không có nguồn tin, đặc biệt là các nguồn chính thống, đang tường thuật cùng một chủ đề thì nhiều khả năng đó là tin giả. Hoặc ngược lại, nếu câu chuyện được thảo luận bởi nhiều nguồn mà bạn tin tưởng, khả năng cao nguồn tin đó là sự thật.
9. Phân biệt rõ tin tức thật với những câu nói đùa?: Đôi khi tin giả có thể bị nhầm lẫn với những câu nói đùa, những câu nói hài hước, châm biếm. Vì vậy, hãy đọc kỹ và cẩn thận đánh giá xem nguồn được biết đến có phải một kênh hài hay không, liệu các chi tiết và giọng điệu của câu chuyện có ngụ ý châm biếm khiến người đọc cười hay không.
10. Một số tin giả được tung ra có chủ đích: Vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ lưỡng về những điều bạn được đọc và chỉ chia sẻ tin tức mà bạn ý thức được nó là đáng tin cậy.
Duy Huỳnh
Trong nguy có cơ: Niềm tin vào Facebook hồi sinh giữa đại dịch COVID-19 Với những phản ứng đầy sự chủ động trước đại dịch, đã lâu lắm rồi hình ảnh Facebook mới trở nên tích cực trong mắt người dùng đến vậy. Vài tuần trở lại đây, Facebook tỏ ra khá nhạy bén trong việc triển khai các nỗ lực để giúp hạn chế sự lây lan của virus corona chủng mới. Điều này khiến hình...