Facebook cho đối tác đọc tin nhắn của người dùng
Sau khi tài liệu nội bộ rò rỉ, Facebook phải thừa nhận rằng họ cho các hãng như Netflix, Spotify tiếp cận thông tin người dùng dù chưa được đồng ý.
Theo New York Times, Facebook cấp những đặc quyền khác nhau cho nhiều dịch vụ trực tuyến. Ví dụ, mạng xã hội này cho phép hệ thống của Amazon thu thập tên, thông tin liên lạc của người dùng thông qua bạn bè, hay cho công cụ tìm kiếm Microsoft Bing tiếp cận tên tất cả bạn bè của người dùng mà không cần xin phép.
Nghiêm trọng hơn, Facebook còn cho các dịch vụ Netflix, Spotify đọc tin nhắn riêng tư của người dùng. Spotify được cho là can thiệp tin nhắn của hơn 70 triệu tài khoản Facebook.
“Chúng tôi bị buộc tội chia sẻ tin nhắn riêng tư cho đối tác, mà người dùng không hề hay biết. Điều đó không đúng”, Phó chủ tịch Facebook Ima Archibong nói.
Video đang HOT
(Ảnh: CNet)
Facebook giải thích, việc đọc tin nhắn chỉ là thử nghiệm và áp dụng đối với những người đăng nhập dịch vụ Netflix, Spotify bằng tài khoản Facebook và việc thử nghiệm này ngừng được gần 3 năm.
“Ví dụ, với Spotify, sau khi login bằng tài khoản Facebook trên máy tính, người dùng có thể gửi/nhận tin nhắn Messenger mà không cần rời ứng dụng Spotify. Một API sẽ cho phép Spotify quyền truy cập vào tin nhắn cho tính năng này”, Facebook nói.
Mạng xã hội khẳng định không thấy dấu hiệu các công ty bên thứ ba lạm dụng quyền hạn để làm điều xấu. Tuy nhiên, giới truyền thông cho rằng việc để bên thứ ba can thiệp sâu vào dữ liệu người dùng mà không xin phép là hành động xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư.
Sự cố mới nhất chỉ là một phần trong chuỗi bê bối liên quan đến quyền riêng tư của Facebook trong năm 2018. Scandal bắt đầu diễn ra từ tháng 3 sau khi hàng loạt báo đưa tin Facebook để cho một giảng viên thu thập dữ liệu của 87 triệu người dùng thông qua một ứng dụng trên mạng xã hội năm 2015.
Dữ liệu này sau đó được công ty Cambridge Analytica mua lại và sử dụng để tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Theo Báo Mới
WhatsApp từ chối cho Ấn Độ theo dõi tin nhắn người dùng
Nền tảng nhắn tin của Facebook cho rằng yêu cầu của Chính phủ Ấn Độ là đi ngược lại quyền riêng tư.
WhatsApp là thủ phạm gián tiếp gây ra nhiều cái chết vì tin tức giả ở Ấn Độ.
WhatsApp đã từ chối đề nghị của Ấn Độ về việc cho phép Chính phủ nước này theo dõi tin nhắn của người dùng trên nền tảng của họ.
Ứng dụng gửi tin nhắn thuộc sở hữu của Facebook nói rằng, việc tạo ra một phần mềm để theo lần theo dấu vết của tin nhắn là đi ngược lại quyền riêng tư của người dùng.
Theo NDTV, Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu WhatsApp tiếp tục tìm ra các giải pháp để theo dõi dấu vết của người gửi tin nhắn để truy ra các thông điệp khiêu khích và sai lệch đang dẫn đến tình trạng bạo lực và tội phạm thời gian qua.
WhatsApp cũng đã được yêu cầu thành lập một công ty đại diện chính thức ở Ấn Độ để có trách nhiệm tuân thủ theo luật pháp địa phương.
Những yêu cầu này được đưa ra sau khi một loạt các thông điệp mang tin tức giả lan truyền trên nền tảng này đã dẫn đến cái chết của nhiều người trên khắp đất nước.
Theo nguoiduatin
California định đánh thuế tin nhắn Ủy ban Dịch vụ công cộng California (CPUC) vừa đề xuất đánh thuế tin nhắn và dự kiến bỏ phiếu vào ngày 10-1-2019. Nếu được thông qua, người dùng có thể bị truy thu thuế tin nhắn trong 5 năm qua. Trong đề xuất, CPUC (cơ quan quản lý các dịch vụ công cộng ở bang California - Mỹ) cho hay phí tin...