Facebook chặn đăng ảnh giày có máu người
Một người dùng cho biết không thể chia sẻ hình ảnh giày chứa máu người lên trang cá nhân. Facebook cho rằng thông tin này có phần sai sự thật.
Ngày 31/3, một tài khoản có tên Bình Sói chia sẻ hình ảnh đôi giày chứa máu người lên trang Facebook cá nhân. Tuy nhiên, bài viết này nhanh chóng bị Facebook chặn.
Facebook cho rằng bài viết có phần sai sự thật. Theo thông báo gửi đến chủ tài khoản, Associated Press (AP) là đơn vị đứng ra xác minh dữ kiện trên.
Một người dùng không thể đăng hình ảnh giày chứa máu người lên Facebook.
“Các bên xác minh dữ kiện đã kiểm tra chính thông tin có phần sai sự thật này trong bài viết khác. Hai bài viết có thể khác nhau một chút. Các bên xác minh dữ kiện độc lập cho rằng thông tin này có một số chi tiết không đúng sự thật. Facebook đã cộng tác với các bên xác minh dữ kiện độc lập để ngăn chặn việc phát tán thông tin sai sự thật”, nội dung thông báo của Facebook.
Đính kèm thông báo là liên kết dẫn đến bài viết của AP với nội dung Nike không liên quan đến việc phát hành của đôi giày này.
Video đang HOT
Theo chủ nhân tài khoản, cô cho rằng hình ảnh của mình hoàn toàn không có gì sai sự thật. “Tôi biết mẫu giày này đang gây tranh cãi nhưng bài đăng của tôi không đưa ra kết luận hay thông tin gì về việc đôi giày trên là của Nike”, chủ tài khoản cho biết.
“Trong trường hợp này, có thể tài khoản trên đã bị người dùng khác report (báo cáo). Ngoài ra, cũng có thể đơn vị cộng tác với Facebook đã xác minh sai thông tin. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể kháng nghị để tiếp tục đăng tải bài viết của mình”, ông Dương Trọng Nghĩa – Giám đốc một công ty chuyên về Digital Marketing tại Việt Nam nhận định.
Trong khi đó, nhiều tài khoản khác cũng đăng tải hình ảnh trên lại không gặp bất cứ sự kiểm duyệt nào. “Tôi có cảm giác quyền tự do của mình đang bị kiểm soát một cách vô lý và không công bằng”, người này nói thêm.
Trước đó, nửa cuối năm 2020, Facebook đã ban hành hàng loạt điều khoản mới. Một trong những nội dung quan trọng nhất là Facebook giữ quyền xóa bỏ các nội dung mà mạng xã hội này cho là cần thiết.
“Chúng tôi cũng có thể xóa hoặc chặn quyền truy cập tới nội dung, dịch vụ hoặc thông tin của bạn nếu chúng tôi xác định điều đó giúp Facebook tránh được các rắc rối liên quan đến pháp luật”, Facebook thông báo về điều khoản sử dụng mới.
Điều khoản này đã bị nhiều người dùng phản đối. Trên Twitter, người dùng có tên Jordan Wildon chỉ rõ điều khoản này “không xóa bỏ thông tin sai sự thật, trái pháp luật hoặc nguy hiểm, mà chỉ giúp Facebook tránh bị phạt vì đã hiển thị những thông tin đó”.
“Đây là cách Facebook tự cho phép mình kiểm duyệt thông tin”, nhà hoạt động xã hội Ananya Ramani nhận xét.
Mặc dù Facebook không giải thích vì sao lại có sự thay đổi này, Business Insider cho rằng đây là phản ứng của Facebook trước sự đe dọa từ một sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngày 28/5, sau khi bị Twitter dán nhãn kiểm chứng thông tin lên bài đăng của mình, ông Trump đã ký sắc lệnh cho phép phạt các nền tảng mạng xã hội.
Đây được cho là quyết định loại bỏ Điều luật 230 vốn bảo vệ các công ty Internet của Mỹ, trong đó có các mạng xã hội như Facebook, Twitter… khỏi trách nhiệm pháp lý về mặt nội dung được đăng tải bởi người dùng.
Lẽ ra Facebook có thể chặn hơn 10 tỷ lượt xem tin giả bầu cử Mỹ 2020
Facebook bị tố hành động quá muộn để ngăn cản tin giả bầu cử Mỹ 2020 lan truyền, đẩy nước Mỹ vào con đường đen tối từ bầu cử tới bạo loạn.
Tổ chức vận động Avaaz cho rằng nếu Facebook không đợi tới tháng 10/2020 mới bắt đầu thay đổi thuật toán ngăn nội dung giả mạo và độc hại, công ty có thể đã chặn được khoảng 10,1 tỷ lượt xem trên 100 trang chia sẻ tin giả nổi bật nhất trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.
Mùa hè năm 2020 - "cao điểm" biểu tình chống phân biệt chủng tộc và số ca Covid-19, dữ liệu từ Avaaz chỉ ra lượt tương tác trên 100 trang này cao hơn hàng triệu so với 100 tờ báo truyền thống của Mỹ gộp lại. Theo Giám đốc chiến dịch Fadi Quran của Avaaz, điều đáng sợ là họ mới chỉ thống kê 100 trang nổi nhất, chưa phải toàn bộ "vũ trụ tin giả". Nó cũng chưa bao gồm các hội nhóm, vì vậy số lượng lớn hơn nhiều.
Các trang này chia sẻ ít nhất 3 tin giả, bao gồm 2 tin giả trong vòng 90 ngày. Trung bình, 100 trang Facebook nói trên đăng 8 tin chưa có kiểm chứng và từ chối sửa dù đã được đối tác xác minh nguồn tin của mạng xã hội gắn cờ. Lượt xem 100 nội dung phổ biến nhất bị dán nhãn sai sự thật/gây hiểu lầm là 162 triệu.
Avaaz còn tìm ra 118 trang với tổng cộng 27 triệu lượt theo dõi vẫn hoạt động tính tới ngày 19/3, chia sẻ về nội dung kích động bạo lực liên quan tới bầu cử. 58 trang có liên quan với các nhóm cực hữu như Qanon hay Boogaloo. Các bài viết kêu gọi "nổi dậy vũ trang", ảnh chế phục kích Vệ binh quốc gia để cướp đạn và những mối đe dọa bạo lực khác. Tất cả đều được Avaaz báo cáo cho Facebook trong quá trình bầu cử và Facebook xóa 18 trang.
Tuy nhiên, người phát ngôn Facebook Andy Stone phản bác lại phương thức tính toán của báo cáo và khẳng định nó bóp méo công sức của họ trong cuộc chiến chống tin giả, bạo lực trên nền tảng. Ông còn nói Facebook đã làm nhiều hơn bất kỳ công ty Internet nào khác để chống lại nội dung độc hại.
Phát hiện của Avaaz tăng thêm áp lực cho CEO Mark Zuckerberg ngay trước tuần lễ quan trọng tại Washington. Ngày 25/3, ông sẽ cùng với CEO Twitter Jack Dorsey và CEO Google Sundar Pichai điều trần trước Quốc hội Mỹ lần đầu tiên kể từ vụ bạo loạn Đồi Capitol. Hai tiểu ban của Hội đồng Thương mại và Năng lượng Hạ viện sẽ đặt câu hỏi về thuật toán khuếch trương tin giả, lan truyền các thuyết cực đoan.
Báo cáo cho thấy Qanon hay các tổ chức cực đoan đã phát triển nhanh thế nào trên môi trường mạng trước khi Facebook hành động. Thời điểm Facebook xóa một số hội nhóm Qanon lớn nhất mùa hè và thu năm ngoái, chúng đã quá lớn để bị kiềm chế. Người theo dõi cũng chỉ cần chuyển sang nền tảng khác như Parler, Telegram, Gab, nơi một số người tổ chức cuộc bạo động Đồi Capitol.
Nhiều nhà lập pháp dần mất kiên nhẫn với Facebook sau nhiều năm điều trần. Thượng Nghị sỹ Tony Cardenas nói Zuckerberg đem khuôn mặt buồn thảm với câu trả lời giả tạo ra trước hội đồng song không bắt tay vào thực hiện. Zuckerberg nhận sẽ cải thiện song không đầu tư vào nỗ lực cải thiện.
Tranh luận về trách nhiệm, quản trị nội dung, thông tin giả mạo trên mạng, quyền riêng tư chắc chắn không "nguội" trong vài tháng tới. Đảng Dân chủ báo hiệu ưu tiên hàng đầu là kiểm soát các mạng xã hội. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng gợi ý loại bỏ hoặc viết lại Điều 230 Đạo luật Chuẩn mực truyền thông, điều khoản quan trọng bảo vệ những nền tảng công nghệ trước nội dung do người dùng đăng tải. Các nhà vận động cải cách cho rằng luật cần được điều chỉnh để buộc nền tảng chịu trách nhiệm pháp ly lớn hơn với các nội dung, bao gồm tin giả, kích động bạo lực.
Theo Avaaz, Facebook chỉ đẩy mạnh hạn chế lượt tiếp cận tin giả vài tuần trước bầu cử Mỹ 2020. Mạng xã hội cấm các bài viết dùng "ngôn ngữ quân sự hóa" để kích động cử tri, hiển thị thông tin về bầu cử trên đầu Bảng tin, dán nhãn tin giả về quá trình bỏ phiếu hay tuyên bố chiến thắng vô căn cứ của các ứng cử viên. Dù vậy, chúng được áp dụng không thống nhất, khiến các bài viết sai sự thật vẫn được xem hàng triệu lần cho tới ngày bầu cử.
"Thông điệp dành cho Mark Zuckerberg của tôi là Facebook cần ngừng công bố điểm số mà họ tự chấm, cho phép chuyên gia tiến hành kiểm toán. Đã tới lúc Zuckerberg thôi nói "xin lỗi" và bắt đầu đầu tư vào giải pháp chủ động cho các vấn đề này", ông Quran chia sẻ.
Facebook không tạo được môi trường an toàn cho người dùng Tổ chức Reporters Without Borders đã đâm đơn kiện Facebook tại Pháp vì không cung cấp được môi trường "an toàn" cho người dùng, vi phạm điều khoản và điều kiện của họ. Reporters Without Borders cân nhắc khởi kiện Facebook tại các nước khác, không chỉ tại Pháp - nơi luật tiêu dùng đặc biệt phù hợp với vụ kiện. Gây nhầm...