F0 tăng cao, Cần Thơ nâng cơ sở cách ly tập trung thành bệnh viện dã chiến
Lãnh đạo UBND TP Cần Thơ cho biết trước tình hình F0 tăng cao trong những ngày qua, thành phố đang mở rộng thêm các bệnh viện dã chiến từ các khu cách ly tập trung trước đây.
Ông Dương Tấn Hiển chia sẻ về các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 của thành phố từ điểm cầu hội trường UBND TP Cần Thơ chiều 7-12 – Ảnh: CHÍ QUỐC
Phát biểu cuối phiên họp HĐND TP cần Thơ chiều 7-12, ông Dương Tấn Hiển – phó chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ – dành nhiều thời gian chia sẻ những giải pháp mà thành phố thực hiện trong bối cảnh số lượng F0 những ngày qua tăng rất nhanh.
Ông Hiển cho biết sau khi kết thúc giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, 16 và chuyển sang thực hiện Nghị quyết 128 thích ứng với dịch COVID-19, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như số lượng người dân các địa phương khác tới Cần Thơ chữa bệnh, học tập, giao lưu, kinh mua bán tăng nhiều.
Thêm vào đó, phần đông người dân đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 nên có sự ỷ lại, thực hiện 5K chưa tốt. Do đó, trong 14 ngày qua, dịch tại thành phố bùng phát với số ca ghi nhận khoảng hơn 1.000 ca mỗi ngày, cá biệt hôm qua (6-12), Cần Thơ đứng nhất cả nước với 1.152 ca mới.
Theo ông Hiển, số cơ sở để quản lý, thu dung, điều trị tập trung cho bệnh nhân COVID-19 của thành phố hiện chỉ hơn 3.000. Vì vậy, thành phố đang mở rộng thêm các bệnh viện dã chiến trên cơ sở nâng từ cơ sở cách ly tập trung F1 trước đây ở các quận, huyện. Các bệnh viện dã chiến này sẽ là nơi cách ly điều trị F0 không triệu chứng đối với F0 không đủ điều kiện điều trị tại nhà. Còn F0 đủ điều kiện thì được cách ly điều trị tại nhà, không phải tập trung.
Ông Hiển cho rằng việc cách ly điều trị tại nhà giúp F0 có tinh thần tốt vì được gần gũi gia đình, quen với điều kiện sinh hoạt. “Hiện thành phố quản lý gần 20.000 F0 tại nhà. Việc quản lý thường do các trạm y tế (83 trạm y tế), ngoài ra còn có các tổ lưu động hỗ trợ trạm y tế cơ sở, chúng tôi tổ chức được 62 tổ và thêm 5 tổ của quân đội nữa là được 67 tổ để xử lý F0 tại nhà.
Trước tiên là chúng ta xem xét đủ điều kiện cách ly tại nhà, giao nhiệm vụ cho y tế cơ sở quan tâm hàng ngày, cho thuốc, thường xuyên đo nồng độ ôxy trong máu, trường hợp có bệnh phát sinh thì chuyển vào tầng 2, tầng 3. Do số người nhiễm đông nên không còn giải pháp nào hơn là kết hợp vừa cách ly tại nhà điều trị, vừa thu dung điều trị ở cơ sở tập trung. Như thế mới quản lý được F0″, ông Hiển chia sẻ.
Cũng theo ông Hiển, hiện nay thành phố đã được Bộ Y tế cấp hơn 2.000 liều thuốc Molupiravir, rất có hiệu quả đối với người dương tính với virus SARS-CoV-2 từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5, sử dụng 3-5 ngày sẽ khỏi bệnh hoặc không chuyển nặng.
Video đang HOT
“Với các giải pháp chúng ta có thuốc, người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và thực hiện các giải pháp, có sự hỗ trợ của trung ương cùng sự nỗ lực của địa phương thì sớm kiểm soát được dịch COVID-19 trên địa bàn”, ông Hiển nói.
F0 tăng nhanh, Cần Thơ họp trong đêm, kích hoạt lại bệnh viện dã chiến
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, F0 tăng nhanh Cần Thơ họp khẩn trong đêm, Sở Y tế Cần Thơ đã có văn bản khẩn về việc kích hoạt lại 5 bệnh viện dã chiến.
Phát hiện hàng loạt F0 ở các Công ty thủy sản
Sau khi trở về trạng thái "bình thường mới", tại Cần Thơ F0 tăng nhanh, có nhiều công ty ghi nhận hàng trăm ca nhiễm, bên cạnh đó, các ca nhiễm mới cũng xuất hiện nhiều ở các quận, huyện trong thành phố. Trước tình hình trên, đêm 2/11 Sở Chỉ huy Phòng, chống dịch Covid-19 TP Cần Thơ họp trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.
Ông Trần Việt Trường- Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp (Ảnh: HT).
Ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế cho biết nguy cơ dịch bệnh tiếp tục gia tăng và bùng phát trở lại là rất lớn do khi "trở về trạng thái bình thường mới" nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào thông qua nhóm lái xe, người về từ vùng dịch, tình trạng lơ là, chủ quan của người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh.
"Đặc biệt, môi trường phòng máy lạnh nên việc lây nhiễm rất nhanh. Mặt khác, công nhân tại đây thực hiện mô hình "2 cung đường, 1 điểm đến", chỗ ở công nhân rải rác các quận huyện lân cận nên dịch tiếp tục lây ra cộng đồng ở các địa phương", ông Giang cho biết.
Tính từ ngày 8/8 đến 2/11-2021, thành phố ghi nhận 8.379 F0. Trong đó, cộng đồng chiếm tỷ lệ 24%. Đặc biệt, trong 14 ngày qua (từ 19/10 đến 1/11), Cần Thơ ghi nhận 2081 F0, tăng 2,7 lần so với 14 ngày trước.
Qua xét nghiệm, hiện có 8 công ty phát hiện F0; trong đó có 4 công ty thủy sản có công nhân đông, môi trường sản xuất khép kín, lạnh... nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, trong 2 tuần gần đây, số F0 ghi nhận tăng vọt bất thường. Trước đó, dao động vài chục ca/ngày, còn 2 tuần gần đây, có ngày ghi nhận lên đến 434 ca. Dịch xâm nhập các bệnh viện lớn của thành phố, công ty thủy sản trong khu công nghiệp...
Bệnh nhân đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ (Ảnh: Kim Điều).
Chủ tịch thành phố yêu cầu cần nỗ lực xây dựng pháo đài vững chắc ở xã, phường, thị trấn. Nâng cao năng lực, trang bị phương tiện cho trạm y tế để trạm y tế theo dõi, điều trị F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ.
Tập trung đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine cho người dân, để giảm bệnh nặng và tử vong. Ngành y tế, quận, huyện... chuẩn bị sẵn sàng khi có vaccine tiêm ngay cho trẻ em. Tiêm xong ít nhất một mũi, có thời gian tạo kháng thể thì nghĩ đến việc cho trẻ đi học.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ giao Thanh tra Sở Y tế, chủ tịch UBND quận, huyện kiểm tra không để "cò" vaccine xảy ra. Địa phương tiếp tục duy trì xét nghiệm trọng tâm, trọng điểm. Nơi nào nguy cơ, tổ chức xét nghiệm ngay. Thực hiện khoanh vùng nhanh, gọn, triệt để, truy vết thần tốc, giảm nguy cơ lây lan. Lưu ý các công ty thủy sản, khu vực đông dân cư.
Kích hoạt lại hàng loạt bệnh viện dã chiến
Chiều 2/11, Sở Y tế TP Cần Thơ vừa có công văn khẩn gửi các bệnh viện (BV) về việc phối hợp tiếp nhận và chuyển tuyến điều trị bệnh nhân Covid-19
Theo Sở Y tế Cần Thơ, nhằm kịp thời điều trị, tránh quá tải cục bộ một số tầng điều trị, Sở Y tế đề nghị Giám đốc BV đa khoa TP Cần Thơ tiếp tục tập trung tiếp nhận điều trị người bệnh mức độ nặng và nguy kịch, nếu vượt khả năng hay quá tải thì nhờ sự hỗ trợ của BV đa khoa Trung ương Cần Thơ.
BV đa khoa TP Cần Thơ tiếp tục tập trung tiếp nhận điều trị người bệnh mức độ nặng nhưng vẫn duy trì khám bệnh ngoại trú (Ảnh: HT).
Đơn vị khẩn trương kích hoạt lại chức năng chuyển đổi một phần công năng của BV Đa khoa thành phố để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19 thành phố, song song đó duy trì chức năng khám, chữa bệnh cho người dân.
Đồng thời Sở Y tế giao Giám đốc BV Ung bướu thành phố phối hợp với Công an thành phố, BV Phụ Sản và BV Nhi đồng khẩn trương kích hoạt thành lập BV Dã chiến số 6, tại trụ sở của Trung tâm Huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ Công an thành phố, quy mô 600 giường.
Tiếp tục trình UBND thành phố chuyển đổi công năng thành BV điều trị Covid-19 tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền quy mô 150 giường, đồng thời duy trì hoạt động khám, chữa bệnh ngoại trú cho nhân dân.
Đối với BV Lao và Bệnh phổi thì chuyển bệnh nhân không phải Covid-19 về BV đa khoa quận Ô Môn và các BV khác trên địa bàn thành phố để đảm bảo khả năng thu dung điều trị người bệnh Covid-19 theo phân tầng.
Thời gian thực hiện và gửi về Sở Y tế trước ngày 4/11.
Theo Sở Y tế TP Cần Thơ, tổng số giường các tầng điều trị dự kiến điều trị Covid-19 là 3.470 giường, trong đó tầng 1 là 2.350 giường, tầng 2 là 920 giường và tầng 3 là 200 giường.
Sở Y tế sẽ hướng dẫn và hỗ trợ các bệnh viện bố trí nhân lực, phương tiện và trang thiết bị đảm bảo hoạt động điều trị ở mỗi tầng điều trị, thực hiện đánh giá nguy cơ người bệnh theo tầng điều trị phù hợp, theo dõi quản lý người bệnh cụ thể riêng cho mỗi tầng và thực hiện báo cáo theo quy định.
Ngày 3/11, bác sĩ Trần Quốc Luận- Giám đốc bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, theo chỉ đạo của Sở y tế, Bệnh viện sẽ chuyển đổi công năng, tiếp nhận điều trị 400 giường bệnh Covid-19.
Bên cạnh đó, Bệnh viện vẫn duy trì khám bệnh ngoại trú cho bệnh nhân chứ không đóng cửa hoàn toàn. Tuy nhiên khám có sàng lọc, phân luồng, phân tuyến; Bệnh viện triển khai một số tiểu phẫu và thủ thuật nhỏ, bệnh nhân về trong ngày, sau đó nâng lên từng bước.
"Lần này bệnh viện chuyển đổi công năng nhưng trong tình huống là thích ứng tốt hơn để giúp bệnh nhân thăm khám, điều trị bệnh được thuận lợi hơn", ông Luận chia sẻ.
Cần tạo điều kiện lưu thông hàng hóa Dù Thủ tướng, Phó thủ tướng đã có những chỉ đạo quán triệt về việc lưu thông hàng hóa, nhưng không ít địa phương vẫn viện lý do an toàn phòng dịch đặt ra các quy định gây khó cho người dân, doanh nghiệp. Kiểm tra xe tải thông chốt qua app khai báo y tế từ Long An vào TP.HCM tại chốt...