F-35 chậm trễ, Hải quân Mỹ tậu thêm 16 F/A-18 Super Hornet
Hải quân Mỹ sẽ có thêm 16 tiêm kích hạm F/A18 Super Hornet để bổ sung sức mạnh trong 2 năm tài chính 2017 và 2018.
Hải quân Mỹ quyết định bổ sung thêm các tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet bằng cách tài trợ 2 máy bay trong năm tài chính 2017 để thay thế cho những chiếc đã mất và 14 chiếc khác trong năm 2018 để duy trì lực lượng cho các phi đội Hornet.
Lo ngại về sự thiếu hụt lực lượng các máy bay tiêm kích tấn công, Hải quân Mỹ đã phải tăng tốc mua sắm 64 chiến đấu cơ F-35 Lightning II để trang bị cho các tàu sân bay, nhiều hơn 8 chiếc so với kế hoạch, và tiếp tục giữ lại nhà máy sản xuất tiêm kích Super Hornet ở St Louis, Missouri.
Công ty Boeing đang thống kê các hợp đồng cung cấp máy bay cho hải quân Mỹ để duy trì việc sản xuất các biến thể Super Hornet của họ, bao gồm cả phiên bản máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler và cố gắng tập hợp đủ 24 đơn hàng mỗi năm để duy trì hoạt động cho dây chuyền sản xuất.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ tiếp tục trang bị thêm F-18 Super Hornet để bù đắp cho sự chậm trễ của chương trình F-35.
Hải quân Mỹ đã chi ra 185 triệu USD trong ngân sách hải quân của họ cho máy bay phản lực trong năm 2017 và 1,3 tỷ USD trong dự án năm 2018 cho 14 chiếc F/A-18 Super Hornet bổ sung.
“Tôi nghĩ đó là một quyết định chính xác”, chuyên gia quân sự hàng không Wayne Plucker nhận xét. “Nó mang lại cho họ một khả năng tấn công tốt trước bất kỳ máy bay nào trước khi những chiếc F-35C được đưa vào trang bị. Đó là một quyết định với chi phí hiệu quả, vì vậy, trong tất cả khả năng, đó là một quyết định tốt”, ông Plucker nói thêm.
Trái ngược với hải quân, Không quân Mỹ đã không mua bổ sung thêm các máy bay chiến đấu Boeing F-15E Strike Eagle và Lockeed F-16. Việc ngừng mua cũng đồng nghĩa với dây chuyền sản xuất các máy bay này sẽ dần bị loại bỏ.
Không quân Mỹ bắt đầu nâng cấp những chiếc F-16 của họ với radar mảng pha quét điện tử chủ động mới nhưng không mua toàn bộ khung thân của máy bay do Lockheed Martin sản xuất.
Ông Plucker tin rằng các nền tảng chiến đấu hiệu quả còn lại F-16 và F15 khi hỗ trợ bởi gói máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor và F-35 Lighting II, có thể bù trừ và hỗ trợ tốt cho sự chậm trễ của chương trình F-35.
PVD
Theo_Báo Đất Việt
Tướng Không quân Mỹ ngất xỉu khi đang nói về F-35
Một tướng Không quân Mỹ phải tới bệnh viện sau khi ông ngất xỉu ngay trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc ngày 10/2.
Khi đang đề cập tới một báo cáo về ngân sách năm tài khóa 2017 và tương lai của máy bay chiến đấu F-35, Thiếu tá James F. Martin Jr. D bị chóng mặt và đổ gục xuống bục phát biểu.
Trợ lý bộ trưởng, bà Carolyn Gleason, ngay lập tức đỡ ông Martin. "F-35 sẽ khiến bạn như vậy đó", Gleason nói đùa.
Sau đó, thiếu tá Martin được đưa tới phòng nghỉ và tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, theo RT.
Trong cuộc họp báo ngày 10/2, Lầu Năm Góc cho hay máy bay chiến đấu F-35 cần nhiều thay đổi về động cơ.
F-35 là một trong những dòng tiêm kích tiên tiến nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, hàng loạt phản hồi về điểm chưa hợp lý của nó khiến quá trình sản xuất bị trì hoãn tới 8 năm và đẩy chi phí lên tới 262 tỷ USD, vượt xa ngân sách dự kiến. Điều này khiến F-35 bị các nhà phê bình quân sự ví von là tiêm kích "nhiều tiền lắm tiếng".
Đặc tính kỹ chiến thuật của tiêm kích tàng hình F-35 trở thành chủ đề gây tranh cãi ở Mỹ. Dư luận nước này từng xôn xao về việc F-35 yếu thế khi không chiến giả định tầm gần với F-16.
Theo ZingNews
Diện mạo tiêm kích tàng hình thế hệ 6 của Mỹ Tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ được tích hợp nhiều công nghệ mới để vượt qua các hệ thống phòng không mới của đối thủ và tấn công phủ đầu bằng vũ khí siêu thanh hoặc phát động tấn công điện tử. Mẫu thiết kế tiêm kích tàng hình thế hệ 6. Ảnh: Northrop Grumman Chiến đấu cơ trong 20 năm tới...