Eurozone: Tăng lương không phải là yếu tố gây tăng lạm phát
Mặc dù việc điều chỉnh tăng lương theo lạm phát đã được thực hiện, nhưng quý I/2024, 16 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( OECD), trong đó có một số nước thuộc khu vực đồng euro ( Eurozone), vẫn có mức lương thực tế thấp hơn so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19, tức là vào cuối năm 2019.
Biểu tượng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ảnh: AFP/TTXVN
Báo Les Echos ( Pháp) dẫn báo cáo của OECD cho biết, 29 trong số 35 quốc gia thành viên được khảo sát trong quý I/2024 cho thấy tốc độ tăng giá hàng hóa trên thực tế đã giảm rõ rệt trong 1,5 năm qua. Nhưng những tổn thất về sức mua vẫn chưa được giải quyết triệt để tại nhiều nước.
Nguyên nhân là do, trong quý đầu năm 2024, 16 quốc gia OECD có mức lương thực tế thấp hơn mức lương trung bình ba tháng cuối năm 2019. Đặc biệt, tại Eurozone, tiền lương thực tế trong quý I/2024 đã giảm khoảng 2% so với cuối năm 2019.
Chuyên gia François Geerolf, nhà kinh tế học tại Trung tâm Quan sát Điều kiện Kinh tế Pháp (OFCE), nhận xét, tỷ lệ lợi nhuận của các doanh nghiệp trong khu vực đồng euro vào cuối năm 2023 cao hơn 2 điểm so với mức cuối năm 2019. Đáng chú ý, lạm phát không được tạo ra bởi tiền lương mà bởi lợi nhuận.
Video đang HOT
Đang có tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng tình trạng “sương mù” do lạm phát gây ra để tăng giá bán. Điều này khiến lạm phát không thể giảm và việc tăng lương chắc chắn vẫn sẽ là chủ đề được đề cập đến trong những tháng tới tại Eurozone.
Đầu tháng Bảy, trong một bài phát biểu ở Naples (Italy), nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Philip Lane, cho rằng tiền lương của người lao động châu Âu sẽ tăng khoảng 4,5% trong quý II/2024 (không bao gồm lạm phát) sau khi đã tăng 5% trong quý I/2024. Tính trung bình cả năm, tốc độ tăng lương ước tính của Eurozone vào khoảng 2,5% sức mua của người lao động.
Nhưng tốc độ tăng năng suất lại đang diễn ra rất yếu ở khu vực đồng euro. Nhà kinh tế học tại Ngân hàng Société Générale (SG), Michel Martinez, nói: “Cần phải tăng năng suất đáng kể để nhịp độ tăng lương phù hợp với lạm phát ở mức 2%, tương ứng với mục tiêu của ECB”.
Theo đánh giá của chuyên gia Martinez, thị trường lao động tại Eurozone vẫn diễn ra căng thẳng. Kết quả các cuộc khảo sát thị trường việc làm cho thấy các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phàn nàn về những khó khăn trong tuyển dụng. Trong bối cảnh khủng hoảng lạm phát và tỷ lệ lãi suất tăng cao, có thể dự đoán các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về cầu hơn là cung lao động. Tỷ lệ thất nghiệp, hiện là 6,4%, vẫn ở mức thấp lịch sử tại Eurozone.
Từ tháng 5/2019 – 5/2024, mức lương tối thiểu tại 30 quốc gia OECD đã tăng trung bình 12,8% (bao gồm cả việc tính đến lạm phát). Tuy nhiên, tác động tăng lương của mỗi quốc gia là rất khác nhau. Tại một nửa số quốc gia thành viên OECD, ở các khu vực có mức lương trung bình thấp, tiền lương thực tế phát huy hiệu quả tương đối tốt hơn so với những khu vực có mức lương trung bình tương đối và cao”.
EC công bố dự báo tăng trưởng mới nhất của Eurozone năm 2024
Ủy ban châu Âu (EC) hôm 15/5 đã xác nhận dự báo tăng trưởng kinh tế cho Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong năm 2024, đồng thời điều chỉnh nhẹ mức tăng trưởng dự kiến cho năm 2025.
Biểu tượng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn dự báo báo mùa xuân của EC do Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế, Paolo Gentiloni công bố cho biết nền kinh tế của 19 quốc gia sử dụng đồng euro sẽ tăng trưởng 0,8% vào năm 2024, tương tự dự báo được đưa ra hồi tháng 2/2024.
Tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ tăng lên 1,4% vào năm 2025, so với mức dự đoán trước đó là 1,5%.
Số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy, GDP của Eurozone đã tăng 0,3% trong quý I/2024, đà tăng trưởng diễn ra ở hầu hết quốc gia thành viên và đánh dấu sự kết thúc giai đoạn trì trệ bắt đầu từ quý IV/2022.
Phát biểu với báo giới, ông Paolo Gentiloni nhấn mạnh, sau giai đoạn trì trệ kinh tế trên diện rộng vào năm 2023, đà tăng trưởng vượt mong đợi vào đầu năm 2024 và lạm phát tiếp tục giảm đã tạo tiền đề cho hoạt động kinh tế khởi sắc dần dần trong giai đoạn dự báo.
Về mặt lạm phát, EC dự kiến chỉ số giá tiêu dùng hài hòa (HICP) của Eurozone sẽ giảm từ 5,4% vào năm 2023 xuống 2,5% vào năm 2024 và 2,1% vào năm 2025, so với dự báo trước đây lần lượt là 2,7% và 2,2%.
Ông Paolo Gentiloni cho biết thêm, lạm phát của Eurozone dự kiến sẽ tiếp tục giảm và đạt mục tiêu sớm hơn một chút trong năm 2025.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đang hướng tới mục tiêu lạm phát 2% cho Eurozone.
Nhìn chung, dự báo của EC cho thấy một bức tranh kinh tế tương đối tích cực cho Eurozone trong năm 2024 và 2025. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến triển vọng này, đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh chính sách linh hoạt.
Triển vọng lãi suất của ECB khi đồng euro mạnh lên Đồng euro đã tránh được việc giảm xuống ngang giá với đồng USD nhờ tình hình kinh tế khả quan hơn. Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN Điều này giúp các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảm thấy nhẹ nhõm hơn trong bối cảnh họ đang gặp khó khăn trong việc tách...